Thu mẫu ấu trùng tô m tôm con

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài, phân bố và đề xuất giải pháp bảo vệ ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ đông tây nam bộ (Trang 25 - 26)

b. Ở miền Nam Việt Nam

2.2.3 Thu mẫu ấu trùng tô m tôm con

- Lưới kéo tầng mặt: Lưới được thả cách mạn tàu khoảng 50m và cố định vào mạn tàu. Cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/ giờ. Thời gian vớt mẫu tính từ khi lưới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên là 5-10 phút.

- Lưới kéo thẳng đứng (xiên): Khi thu mẫu lưới được thả theo phương thẳng đứng, sao cho miệng lưới vừa chạm đáy.

- Lượng nước qua lưới được xác định bằng máy flowmetter đo gắn ở miệng lưới (H.2).

- Mẫu được rửa sạch, chuyển toàn bộ mẫu vào lọ nhựa có dung tích 1 lít và bảo quản trong dung dịch formaldehyd 5-7% và mang về phòng thí nghiệm phân tích.

2.2.4 Phân tích mẫu ATT-TC

Phân tích tại phòng thí nghiệm - Phòng nghiên cứu nguồn lợi hải sản, Viện nghiên cứu Hải sản.

- Trang thiết bị phân tích mẫu bao gồm: Kính giải phẫu Nikon SWZ1000, KRUSS (Đức), kính hiển vi Nikon E200 dùng để xác định mẫu…

- Tài liệu phân loại ATT-TC dựa vào tài liệu của các tác giả hiện có:

Nguyễn Văn Chung, Đặng Ngọc Thanh, Phạm Thị Dự (2000) [5], Thái Thanh Dương, Phạm Thị Dự, Trần Mạnh Tuấn, Nguyễn Kim Phúc (2002) [7], Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Văn Chung (2001) [10], Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Chung, Phạm Ngọc Đẳng, Nguyễn Công Con (1996) [19], Baez, P. (1985) [27], Chae, F.A.,Jr. (1976) [29], Chaitiamvong, S. And T. Ratana-Ananta. (1974) [30], Chaitiamvong, S. (1980) [31], Cook, H.L. (1996) [32], FAO (2005) [36], Kubo, I., (1949) [42], Lindley.J.A, (2001) [46].

- ATT-TC được nhặt ra khỏi các sinh vật phù du và rác bẩn khác, cho vào ống nghiệm nút bằng bông thấm nước và lưu giữ trong một bình có chứa formaldehyd 5- 7% (bảo đảm mẫu không bị khô và hư hỏng).

- Mẫu ATT-TC được xác định theo phương pháp của CMFRI - Central Marine Fisheries Research Institute, India (1978) và Liu Heng & Liu J.U (1999):

• Giai đoạn Nauplius (N): Khi ấu trùng vừa nở khỏi phôi, cơ thể chưa phân đốt (chưa có chân bụng), chia làm 3 phần: đầu ngực, bụng và đuôi.

• Giai đoạn Zoea (Z): Phần đầu ngực rộng và ngắn; phần thân nhỏ và dài; phần đuôi ngắn và xoè rộng. Đã xuất hiện chuỳ và các bộ phận khác của cơ thể. Các đốt trên cơ thể chưa rõ ràng.

• Giai đoạn Mysis (M): Bắt đầu có hình dạng giống tôm trưởng thành, các đốt phân biệt rõ ràng. Phần đầu ngực vẫn lớn hơn phần thân.

• Giai đoạn Postlarva (PL): Xuất hiện cặp lông dạng lông chim ở 5 đôi chân bụng (chân bơi). Phần thân phát triển nhanh hơn so với phần đầu ngực, cơ thể trở lên cân đối hơn.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài, phân bố và đề xuất giải pháp bảo vệ ấu trùng tôm, tôm con ở vùng biển ven bờ đông tây nam bộ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)