b. Ở miền Nam Việt Nam
3.1.1 Thành phần loài
Trong tổng số 28 họ, 37 giống và 45 loài tôm đã xác định được có 4 họ chiếm ưu thế cả về số lượng và tần suất xuất hiện, chiếm trên 80% so với tổng số (Bảng 2). Trong 4 họ có số lượng ATT-TC thu được cao nhất, thì hai họ có giá trị kinh tế là họ tôm He- Penaeidae (nhưng lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, từ 4,61-5,49%) và họ tôm Moi- Sergestidae. Các họ tôm khác, tuy số lượng cá thể thu được nhiều nhưng hầu hết là các họ tôm không có giá trị kinh tế và kích thước cơ thể trưởng thành khá nhỏ. Riêng họ tôm Hùm-Palinuridae chỉ bắt gặp 3 cá thể. Điều đó cũng phản ánh sự khó khăn trong phân loại họ tôm này vì các giai đoạn phát triển của tôm Hùm trải qua rất nhiều quá trình biến thái phức tạp trong thời gian rất dài và khu vực nghiên cứu cũng không phải là ngư trường phân bố chính của nhóm tôm này.
Đối với họ tôm He đã xác định được 5 giống trong tổng số 8 giống tôm He phân bố ở vùng biển Việt Nam bao gồm giống tôm He – Penaeus, giống tôm He mắt dài – Atypopenaeus, giống tôm Rảo – Metapenaeus, giống tôm Vỏ đỏ - Metapenaeopsis và giống tôm Sắt – Parapenaeopsis. Trong 5 giống tôm thì các giống tôm Vỏ đỏ và tôm Sắt thu được số lượng nhiều nhất, điều này phù hợp với với đặc điểm phân bố của chúng.
Họ tôm Moi chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 16,15-24,75%. Đây là họ phân bố chủ yếu ở vùng nước ven bờ, đặc biệt tập trung cao ở vùng cửa sông ven biển.
Họ tôm Gõ mõ và họ Alpheidae có tỷ lệ % dao đông từ 9,80-48,68% tổng số
Bảng 2. Tỷ lệ % một số họ tôm chiếm ưu thế ở vùng biển Đông Tây Nam Bộ Mùa gió
STT Tên khoa học
Đông bắc(%) Tây nam(%)
1 Penaeidae 5,49 4,61
2 Alpheidae 9,80 21,04
3 Sergestidae 16,15 24,75
4 Pasiphaeidae 48,68 34,07