Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghiệp hải phòng (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hả

2.2.3.3 Hoạt động dạy học

Nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo,

với phương thức dạy nghề dài hạn tập trung, ngắn hạn, đào tạo theo địa chỉ ở

các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của người học, người sử dụng lao động. Trong quá trình đào tạo nhà trường cũng đã quan hệ với các doanh nghiệp cho học sinh tham quan công nghệ sản xuất, gửi HSSV đi thực tập tốt nghiệp đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, qua đó các doanh nghiệp có thể nhận HSSV vào làm việc sau khi ra trường.

Trong quá trình thực tập, các giáo viên ngồi việc kiểm tra q trình thực tập

của học sinh, cịn tiếp cận cơng nghệ sản xuất hiện đại, cách thức quản lý để

có những đề xuất điều chỉnh, cập nhật, thay đổi nội dung chương trình, bổ

sung môn học, trang bị kỹ năng mềm cho học sinh.

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đến liên hệ nhà trường để thơng báo tuyển dụng, phịng đào tạo kết hợp với phịng Cơng tác

HSSV để giới thiệu các HSSV đúng chuyên ngành cho doanh nghiệp.

Định kỳ, trường đã tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp nhận học sinh thực tập tốt nghiệp, các giáo viên hướng dẫn thực tập tiếp xúc trực

tiếp cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp, ghi nhận ý kiến đánh giá chất lượng giảng dạy, thông qua phiếu khảo sát để đánh giá cán bộ quản lý, giáo

viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo.

Thông qua mối quan hệ các doanh nghiệp, hội cựu học sinh trường,

các trung tâm giới thiệu việc làm, người sử dụng lao động, là điều kiện thuận

lợi thực hiện đa dạng hóa các phương thức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu người học, người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó nhà trường tổ chức đối thoại trực tiếp với học sinh, sinh

viên. Thông qua đối thoại nhà trường nắm bắt được các luồng thơng tin hữu

ích giúp nhà trường điều chỉnh hoạt động dạy và học, các dịch vụ phục vụ người học ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, một số nghề như quản trị kinh doanh, cơng nghệ thơng tin... cịn hạn chế trong công tác phối hợp cùng với doanh nghiệp trong đào tạo cũng như giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Việc

thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng của

các phương thức đào tạo so với mục tiêu đề ra chưa được quan tâm thỏa đáng, chưa có giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo. Trong những năm tới, nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp doanh nghiệp trong đào tạo nghề. Định kỳ lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV tốt nghiệp ra trường về phương thức đào tạo của nhà trường ứng với thực tế sản xuất.

Để đảm bảo kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng

và hiệu quả, Phịng đào tạo và các khoa, tổ bộ mơn chịu trách nhiệm theo dõi

tiến độ giảng dạy, giám sát kế hoạch và nội dung giảng dạy theo đúng chương trình đào tạo của từng nghề. Việc kiểm tra giám sát được thực hiện định kỳ hằng tháng và đột xuất qua các biện pháp như: kiểm tra kế hoạch

giáo viên, lịch trình giảng dạy, giáo án, giáo trình, sổ gọi tên lên lớp, dự giờ

giáo viên…

Tuy nhiên, trình độ đầu vào của học sinh còn nhiều hạn chế nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó,

cơng tác giám sát giảng dạy thực hiện chưa nghiêm túc.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề công nghiệp hải phòng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)