Xuất các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 70 - 89)

3.4.3.1. Đề xuất giải pháp:

Các điểm thuộc nhóm 3, chủ yếu là thuộc xã Ninh Xuân, Xã Ninh Xuân hiện có khoảng 2000 hộ, với 11000 nhân khẩu. Toàn xã có 100 hộ sản xuất gạch ngói thủ công với khoảng 200 lò gạch, trong đó có 3 nhà máy sản xuất gạch với công suất 65 triệu viên/năm, dọc theo quốc lộ 26 có một hệ thống trường học với mật độ học sinh từ độ tuổi mẫu giáo đến cấp một rất đông các nhà máy đường, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn thải các chất độc hại xuống con sông Cái Ninh Hòa khiến cho cá chết hàng loạt. Đã vậy, Ninh Xuân còn là một trong những xã bị thiếu nước sạch trầm trọng. [19]

Các điểm thuộc nhóm 4 (Khu vực từ Cầu Dinh đi xuống hạ lưu), hàm lượng Coliform cao dần do lượng dân cư tập trung với mật độ cao, bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng ô nhiễm bởi các nguồn rác thải bừa bãi từ các hộ dân ven sông (rác nổi),

đồng thời do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp gây ra, chủ yếu là Coliform, TSS, dầu mỡ cao hơn quy chuẩn do ảnh hưởng của rác thải được thải vào ven sông và các cống thoát nước đô thị của thị xã Ninh Hòa và lượng TSS cao do hoạt động khai thác cát trên lưu vực sông Cái gây ra, chủ yếu là hoạt động khai thác trái phép của người dân dọc hai bờ sông. Tại đây, các thành phần nước thải từ nguồn nước mặt chảy tràn cuốn theo các rác bẩn và nước thải từ các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thải vào hệ thống cống đô thị được dẫn ra sông, gây nên tình trạng ô nhiễm.

Cần có các biện pháp để ngăn ngừa sự xấu thêm của môi trường nước sông Dinh và các vực nước lân cận phải giảm bớt hoặc duy trì chất lượng nước như hiện nay, biện pháp để giải quyết vấn đề là:

 GP1: Quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất có nước thải

đổ vào sông Dinh theo sức tải của sông và của Đầm Nha Phu. Duyệt xét thận trọng báo cáo ĐTM của các dự án có chất thải mang chất rắn lơ lững, các yếu tố dinh dưỡng, các kim loại Fe, Zn, Cu, As và Coliform.

 GP2: Giám sát chặt chẽ các biện pháp Bảo vệ môi trường của các nhà máy.

 GP3: Tăng cường việc tập trung và xử lý chất thải sinh hoạt của các khu

đông dân cư. Vì theo sự phát triển kinh tế nhu cầu của người dân ngày một tăng và rác thải cũng tăng theo. Các nguồn thải sinh hoạt hiện nay đều được thải thẳng vào

môi trường chung quanh mặc dù chất lơ lửng (TSS) cao hơn giá trị B1, Coliform

nhiều điểm vượt cả 10000 MPN/100ml.

 GP4: Kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV có hàm lượng kim loại nặng

đưa vào nước, cần hướng dẫn nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV không chứa hoặc chứa ít kim loại nặng như khuyến khích nông dân áp dụng chương trình IPM, là chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp . Trọng tâm chương trình là các cách thức kiểm soát các loài sâu bọ ăn lúa bằng các loài thiên địch thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật liều cao. Những lợi ích của phương thức tiếp cận này là hiện hữu: nó đem lại lợi nhuận cao hơn và tập quán canh tác bền vững hơn.

 GP5: Kiểm soát việc sử dụng các hợp chất chứa P trong sinh hoạt (chủ yếu trong các chất tẩy rửa) để giữ cho hàm lượng phosphate trong nước luôn ở dưới mức cho phép như hiện nay, tránh hiện tượng ưu dưỡng nghiêm trọng.

 GP6: Ngăn chặn việc phá rừng và trồng rừng mới. Hằng năm trong toàn

tỉnh Khánh Hòa có khoảng 3000 ha rừng bị phá hoại trong lúc diện tích trồng mới chưa đáng kể.

 GP7: Giáo dục cộng đồng về vệ sinh môi trường, môi đe dọa lớn nhất của

tập quán đổ rác và các chất thải sinh hoạt khác vào sông là khiến các mầm bệnh trong nước sông (và cả nước giếng) tăng cao, nhất là trong những tháng mùa kiệt quệ dòng chảy. Cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng và hổ trợ nhân dân xây dựng các hố xí tự hoại.

3.4.3.2. Dùng phương pháp đánh giá trọng số để lựa chọn giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề: giải quyết các vấn đề:

Dựa trên bảy giải pháp đã đưa ra ở trên, sử dụng phương pháp đánh giá trọng số đã được đề cập trong chương 2 để xác định thứ tự ưu tiên các giải pháp qua việc đánh giá cho điểm khách quan theo thang điểm 10, ta có bảng đánh giá sau:

Bảng 3.7: Lựa chọn phương pháp ưu tiên

Tính khả thi Trọng số

Kinh tế Môi trường Kỹ thuật

Các giải pháp 50% 20% 30% Tổng số Xếp hạng GP1 6 3 8 1.6 4 1.2 5.8 5 GP2 5 2.5 8 1.6 5 1.5 5.6 6 GP3 6 3 9 1.8 7 2.1 6.9 3 GP4 8 4 8 1.6 6 1.8 7.4 2 GP5 5 2.5 8 1.6 5 1.5 5.6 7 GP6 6 3 9 1.8 6 1.8 6.6 4 GP7 8 4 8 1.6 8 2.4 8 1

Cách cho điểm dựa trên ba yếu tố:

 Tính khả thi về kinh tế

 Tính khả thi về môi trường

 Tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ

Dựa vào bảng trên ta có thể xác định được tính khả thi của giải pháp từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai thực hiện sao cho hiệu quả nhất, ba vị trí đấu là: GP7, GP4 và GP3.

Đối với GP7, việc giáo dục cộng đồng có thể được thực hiện dễ dàng thông qua nhiều cách, vì phương pháp này đã được áp dụng ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương nên việc tiến hành là khá dễ dàng, cũng không tốn kém. Đồng thời, việc ý thức kém của người dân cộng với các hộ dân không có các hố xí tự hoại cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xấu của môi trường sông Dinh.

Đối với GP4, xét về mặt kinh tế việc áp dụng chương trình IPM, là chương trình Quản lý dịch hại tổng hợp Những lợi ích của phương thức tiếp cận này là hiện hữu: nó đem lại lợi nhuận cao hơn và tập quán canh tác bền vững hơn, do việc sử dụng phương pháp tự nhiên. Mặt khác như vậy môi trường nước sẽ được cải thiện đối với các hàm lượng kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV có hại. Xét về mặt kỹ thuật, giải pháp này khó áp dụng, vì tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi kỹ thuật, nhưng phương pháp này đã thành công ở rất nhiều nơi, mang lại hiệu quả tích cực, điển hình là áp dụng đối với lưu vực sông Cái Nha Trang có thể là tác nhân chính làm giảm hàm lượng Cu trong nước vịnh Nha Trang đến < 10 µg/l trong vài năm trước.

Đối với GP3, tuy giải pháp này tốn nhiều kinh phí vì yêu cầu một vị trí phù hợp, yêu cầu nhân công, nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ trong quá trình tiến hành nhưng góp phần đáng kể vào cải thiện chất lượng môi trường nước sông Dinh khi đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xấu của môi trường.

Các vấn đề, xếp ở vị trí đầu cần giải quyết trước và hoàn thành nhanh chóng.Với các giải pháp còn lại, cần có một kế hoạch thực hiện một cách có hệ thống, để tránh việc lãng phí thời gian và tiền bạc.

KẾT LUẬN

Báo cáo kết quả thực hiện: “Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước,

đề xuất khả năng sư dụng nước hợp lý, đánh giá chất lượng nước dựa trên chỉ số chất lượng nước (WQI) trên sông Dinh Ninh Hòa” được thành lập trên cơ sở kết quả thu

thập số liệu, tài liệu sau đó phân tích và tính toán số liệu có liên quan đến đề tài Nội dung báo cáo tổng kết đã bám sát việc giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ đề tài ra ban đầu.

Về chất lượng nước mặt, đánh giá theo chỉ số chất lượng nước WQI (đối với

các thông số pH, DO, TSS, BOD5, COD, PO4-P, NH3-N, Coliform) cho thấy chất

lượng nước đa số các trạm đang ở khoảng tốt (mục đích sử dụng cho sinh hoạt) và trung bình (mục đích cho tưới tiêu). Chất lượng nước tại các điểm: Núi Đeo, Thôn Phước Lâm, Đập Bảy Xã, Cầu Dinh, Hội Phú Nam, Hội Thành 2, Hội Thành 3 đánh giá với mức ô nhiễm nặng trong đợt phân tích mẫu, tất cả đều không đạt mức chất lượng cho mục đích sinh hoạt

Theo kết quả báo cáo thì nước sông Dinh đang bị nhiểm bẩn một số yếu tố. Đối với mục đích sử dụng làm nước sinh hoạt đó là các yếu tố đó là vật lơ lửng, COD, Fe và coliform. Đối với mục đích nuôi trồng thủy sản đó là nitrate, Fe, As và coliform. Chưa có hiện tượng nhiễm dầu và lượng thuốc trừ sâu trong nước chưa, các thuốc bảo vệ thực vật nhóm chlor hữu cơ, DDT không có trong nước.

Các nguồn thải sinh hoạt và công nghiệp đều có mật độ coliform rất cao,ngoại trừ các yếu tố chất rắn lơ lửng, BOD5, COD, kim loại nặng… đều dưới mức cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT.

Ngoài ra, kết quả báo cáo cũng cho thấy được chất lượng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn Thị xã Ninh Hòa chưa được phù hợp với nhu cầu sử dụng

của người dân, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn (ăn uống).

Việc điều tra mới ở mức sơ bộ, vì hiện nay cũng chưa có đầy đủ thông tin, bộ dữ liệu về hiên trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xã nước thải vào nguồn nước và chất lượng nước trên sông Cái Ninh Hòa.

Tuy nhiên, việc phân tích đánh giá này đã được xây dựng được nguồn tài liệu về nước mặt và hệ thống chỉ số chất lượng nước (WQI), phân vùng chất lượng nước dọc lưu vực sông Dinh.

KIẾN NGHỊ

Một số kiến nghị: trước mắt cần thực hiện các việc sau:

1. Để bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển bền vũng cho lưu vực sông

Dinh cần phải chú ý thực hiện các vấn đề sau:

- Có quy hoạch phát triển kinh tế phù hợp với sức tải của sông Dinh. Xem

xét thận trọng các dự án có chất thải đổ vào sông có mang nhiều chất rắn lơ lửng, các yếu tố dinh dưỡng, Fe, As và Coliform hay không.

- Có kế hoạch giám sát thường xuyên và chặt chẽ các biện pháp bảo vệ môi

trường của các nhà máy. Tập trung xử lý chất thải sinh hoạt và tăng cường giáo dục cộng đồng về vệ sinh môi trường.

- Ngăn chặn phá rừng và trồng rừng mới.

- Khuyến khích nông dân áp dụng chương trình IPM, hạn chế sử dụng các

thuốc bảo vệ thực vật có chứa kim loại nặng.

- Có kế hoạch tổng thể hợp lý về việc sử dụng tài nguyên nước sông Dinh

vào các mục tiêu khác nhau để tránh nạn thiếu nước dung cho sinh hoạt và nông nghiệp. việc phát triển nuôi trồng thủy sản phải quan tâm đến yếu tố sức tải của các vực nước liên quan.

- Có qui hoạch trữ nước ở thượng lưu và xã lũ ở phía hạ lưu.

2. Tiếp tục theo dõi thành phần nước sông tại các điểm quan trắc để biết

chính xác hóa thêm lượng chất thải từ sông Dinh.

3. Thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ và đột xuất nước thải của các nhà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên & Môi trường- Tổng cục môi trường (2011), Sổ tay hướng

dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên & Môi trường (2008),Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất

lượng nước mặt, Hà Nội.

3. Bùi Thị Hạnh (2010),Tínhtoán nhu cầu nước trên lưu vực sông Cái Ninh

Hòa, Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành thủy văn, Trường Đại Học Khoa Học

Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Đặng Trung Thuận (Chủ biên)(2000), Điều tra địa hóa môi trường vùng

Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo đề tài khoa học, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

5. Hội đồng nhân dân huyện Ninh Hòa (2010),đánh giá tình hình thực hiện

nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Ninh Hòa.

6. Lê Trình và ctv (6/2008), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo chỉ số

chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học tại Sở KH&CN TP.HCM.

7. Nguyễn Thế Lộc (2008), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước mặt sông,

kênh rạch khu vực TP.HCM trên cơ sở hệ thống chỉ số chất lượng nước (WQI), đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên nước, Luận án thạc sỹ quản lý môi trường,

trường ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Thị Vân Hà (2006),Giáo trình quản lý chất

lượng môi trường, NXB Xây dựng.

9. Sở Khoa học và Công Nghệ và Môi Trường (1998), Báo cáo hiện trạng môi

trường nước sông Dinh Ninh Hòa và các biện pháp bảo vệ theo nguyên tắc bền vững, , Khánh Hòa.

10. Sở Tài Nguyên và Môi Trường(2006 – 2010),Báo cáo Hiện trạng môi

trường 5 năm tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

11. Sở Tài nguyên Môi trường– Trạm Quan trắc Môi trường (2009-2010), Số

12. Sở Tài Nguyên và Môi trường- Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi

trường(2011), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường quý IV, Khánh Hòa.

13. Bhargava D.S (6/1983), Use of WQI for River Classificaton and Zoning of

the Gange River, Envir.Poll.(SerieB).

14. Department of Environment, WQI Applied to the Exploits River Watershed, 2007

15. Gartner Lee Ltd (2006), A Sensitive Analysis of the Canadian Water Quality

Index, prepared for CCME.

16. Middle States Geographer (1995), Application of Water Quality Index in

Cazenovia Creek.

17. NSF Consumer Information, Water Quality Index.

18. Wilkes University, Calculating NSF Water Quality Index, http://www.water-

research.net/watrqualindex/index.htm

19. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=24&id=1447

5&code=9FUEM14475

PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MỰC NƯỚC THỰC ĐO TẠI TRẠM NINH HÒA TỪ NĂM 1995 – 2008. [11]

Năm Bình quân

năm Lớn nhất

Ngày xuất

hiện Nhỏ nhất Ngày xuất hiện

1995 287 449 23/IX 198 22/VI 1996 315 554 01/XII 208 15/X 1997 291 538 02/XI 183 16/X 1998 298 628 20/XI 210 19/X 1999 316 615 3/XII 199 18/X 2000 311 574 24/XI 213 1/X 2001 288 524 22/X 182 7/X 2002 248 582 4/XI 75 15/VIII 2003 292 529 19/X 188 12/X 2004 288 417 9/VI 168 11/X 2005 269 588 23/X 183 20/V 2006 291 457 28/IX 184 4/XI 2007 299 612 4/XI 217 2/XII 2008 297 649 15/XI 191 25/IX

PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THÔ VỀ CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC ĐIỂM THU MẪU. [11]

pH DO BOD5 COD TSS NH3-

N NO2-N NO3-N PO4-P

Điểm thu mẫu

- mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Cầu Dục Mỹ 6.78 8.50 0.98 9.0 30 0.045 0.005 0.210 0.0128 Thôn Tân Mỹ 1 6.88 8.36 0.84 9.5 32.6 0.046 0.0054 0.144 0.0122 Thôn Tân Mỹ 2 6.98 8.12 1.39 10.0 30.3 0.040 0.0056 0.127 0.0116 Cầu Khẩu 7.00 7.99 1.17 10.1 57.3 0.044 0.0065 0.153 0.0125 Núi Đeo 6.95 7.81 1.25 9.1 32.6 0.034 0.0072 0.160 0.0150 NMĐ Ninh Hòa 6.99 7.53 1.05 8.5 36.7 0.055 0.0075 0.150 0.0144

Thôn Phước Lâm 6.97 7.33 1.06 8.0 28.3 0.046 0.008 0.294 0.0141

Đập Bảy Xã 7.03 7.23 0.81 10.5 26 0.053 0.0081 0.226 0.0166

Thôn Vân Thạch 7.02 7.57 1.22 9.6 28.3 0.039 0.0082 0.131 0.0163

Thôn Xuân Hòa 7.10 7.55 0.98 12.5 29.5 0.047 0.0085 0.276 0.0153

Cầu Bến Gành 7.04 7.28 0.72 8.6 31.7 0.041 0.0081 0.173 0.0159 Bình Thành 7.04 7.68 1.72 8.7 44.5 0.045 0.0087 0.278 0.0156 Cầu Dinh 6.71 7.61 1.35 8.1 32.8 0.043 0.007 0.145 0.0169 Cầu Mới 6.80 7.81 2.10 8.7 32.5 0.034 0.0072 0.273 0.0156 Hội Phú Nam 6.70 7.66 1.15 9.2 31.7 0.039 0.006 0.139 0.0138 Hội Phú Bắc 6.65 7.37 1.85 8.6 30.7 0.057 0.0061 0.188 0.0175 Cầu Tiên Du 6.74 6.23 3.29 13.5 30.4 0.140 0.0166 0.167 0.0178 Hội Thành 1 6.91 6.87 5.89 10.1 28.9 0.038 0.0081 0.094 0.0163 Hội Thành 2 6.87 6.91 2.90 8.7 40 0.059 0.0102 0.206 0.0150 Hội Thành 3 6.80 6.91 3.07 9.2 29.1 0.058 0.0073 0.207 0.0166

PHỤ LỤC 3: SỐ LIỆU THÔ VỀ CÁC YẾU TỐ KIM LOẠI TẠI CÁC ĐIỂM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 70 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)