Các ưu và nhược điểm của WQI và phân vùng chất lượng nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 31 - 34)

 Ưu điểm:

Chỉ số chất lượng nước là biện pháp lượng hoá dễ hiểu về mức độ ô nhiễm nước tại vị trí cụ thể, thời điểm cụ thể. Dựa vào đó người dân có thể biết được nguồn nước mà mình đang sử dụng đạt loại gì (rất tốt - không ô nhiễm, tốt - ô nhiễm nhẹ, trung bình - ô nhiễm trung bình, xấu - ô nhiễm nặng hoặc rất xấu - ô nhiễm nghiêm trọng) và sử dụng có an toàn cho mục đích mong muốn hay không? Bằng cách đánh giá mức độ ô nhiễm nước bằng số học (cho điểm từ 0 đến 100) qua WQI ta có thể hiểu chất lượng nước tại từng điểm trên dòng sông vào từng thời điểm.

Phương pháp WQI tương đối đơn giản, ít tốn kém so với việc phải phân tích toàn bộ các thông số ô nhiễm có trong các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường nước (ví dụ theo TCVN 5942-1995phải phân tích 37 thông số).

WQI có thể khái quát chất lượng nước cho một lưu vực sông hoặc một vùng cụ thể nên đây là công cụ rất hiệu quả trong quản lý môi trường, quan trắc ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý ô nhiễm, đánh giá sơ bộ khả năng sử dụng nước. Nếu áp dụng theo hệ thống WQI tại khu vực TP.HCM và các lưu vực trong cả nước chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả BVMT, tiết kiệm đáng kể nguồn chi phí về tiền của và nhân lực cho các địa phương.

Qua hệ thống WQI chúng ta sẽ quản lý được chất lượng nước tại từng thời điểm, từng khu vực cụ thể, các cơ quan chức năng có thể dựa vào đó để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục chất lượng nước cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia hệ thống này được đánh giá là có hiệu quả cao trong bảo vệ tài nguyên nước.

Tóm lại ưu điểm là:

- Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát

- Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân

vùng chất lượng nước

- Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ

hiểu, trực quan.

- Nâng cao nhận thức về môi trường.

 Nhược điểm:

Trước tiên, cần phải khằng định rằng, hệ thống WQI này không thể thay thế cho các Tiêu chuẩn chất lượng nước chuyên ngành (TCVN về nước cấp cho sinh hoạt, thủy sản, thủy lợi…).WQI chỉ đánh giá một cách khái quát chất lượng nước cho một lưu vực, một dòng sông, một hồ nước cụ thể, WQI không phải là tiêu chuẩn, hoặc quy chuẩn kỹ thuật.

Các bất cập khi tính toán chỉ số WQI cuối cùng:

 Tính che khuất : Một chỉ số phụ thể hiện chất lượng nước xấu nhưng có

thể chỉ số cuối cùng lại thể hiện chất lượng tốt

 Tính mơ hồ : Điều này xảy ra khi chất lượng nước chấp nhận được nhưng

chỉ số WQI lại thể hiện ngược lại

 Tính không mềm dẻo : Khi một thông số có thể bổ xung vàoviệc đánh giá

chất lượng nước nhưng lại không được tínhvào WQI do phương pháp đã được cố định.

Để thực hiện được, các cơ quan chức năng (Sở TNMT hoặc Bộ TNMT) cần phải có các điều kiện sau:

 Thiết lập và hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường nước với nhiều

điểm thu mẫu và phân tích trên các dòng sông chính theo tần suất tuương đối dày, với nhiều thông số quan trắc, ít nhất phải có các thông số trong công thức WQI đà được lập.

 Tính toán các giá trị WQI và công khai thông tin cho lãnh đạo và công

chúng theo định kỳ.

 Diễn giải cách phân loại chất lượng nước theo WQI một cách dễ hiểu: Chỉ

số WQI là gì? Qui định chất lượng nước theo điểm số: bao nhiêu điểm là loại tốt, bao nhiêu điểm là loại xấu v.v…Loại nước nào có thể sử dụng cho sinh hoạt, loại nào sử dụng an toàn cho nuôi thủy sản, loại nào không nên sử dụng mà phải xử lý

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)