Xuất giải pháp khai thác hợp lí nguồn tài nguyên nước sông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 64 - 70)

Sông Cái Ninh Hòa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, cho lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nước sinh hoạt của thị trấn Ninh Hòa trước kia (nay là phường Ninh Hiệp). Tuy nhiên, tài nguyên nước trên lưu vực đang được sử dụng một cách riêng rẽ, lãng phí và có dấu

hiệu suy thoái. Để phục vụ việc quy hoạch khai thác sử dụng tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực thì việc tính toán nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực là rất quantrọng.

Mặc dù dòng chảy của sông tương đối lớn (trung bình 697 triệu m3/năm)

nhưng tài nguyên này chưa phải là dư thừa đối với nhu cầu phát triển kinh tếThị xã Ninh Hòa. Kết quả tính toán tổng nhu cầu nước cho sinh hoạt và kinh tế của lưu vực

là 23.08 triệu m3. Trong đó: Nhu cầu đảm bảo môi trường sinh thái là lớn nhất

chiếm 63% trong tổng nhu cầu nước của lưu vực. Nông nghiệp chiếm 15 % nhu cầu nước, nhỏ nhất là du lịch chiếm 1%. Tháng sử dụng nước lớn nhất là tháng 8, chiếm 10% và ít nhất vào tháng 10, chiếm khoảng 6%. [3]

Cơ cấu dùng nước của lưu vực chưa hợp lý, giá trị sản xuất của công nghiệp đóng góp lớn hơn nông nghiệp nhưng nhu cầu nước của nông nghiệp lại lớn hơn công nghiệp và trong thực tiễn nhu cầu nước đảm bảo môi trường sinh thái chưa được sử dụng.[3]

 Vấn đề thứ nhất: việc thiếu nước phục vụ sản xuất, là hiện có nhiều cơ sở

công nghiệp hoạt động với nguồn nước chính là nước sông Dinh. Vào mùa kiệt lưu

lượng nước trung bình ở nhánh sông chỉ vào khoảng 2.1 m3/s. Chỉ riêng với nhà

máy đường Ninh Hòa đã sử dụng đến 20% lượng nước này (với công suất 2000 tấn mía/ ngày tỉ lệ này sẽ tăng lên đến khoảng 32 %). Hiện nay, trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 đã có khoảng 300 – 400 ha/1050 ha đất canh tác bị thiếu nước tưới.Nếu có thêm các hoạt động tiêu thụ nhiều nước thì việc thiếu nước cho sinh hoạt và nông nghiệp sẽ trầm trọng hơn. Do đó giải pháp đặt ra là:

 Khi duyệt xét các dự án kinh tế cần khuyến khích các dự án có phương

hướng khai thác thêm các nguồn nước khác nếu có thể tăng cường việc xử lý và tái sử dụng nước thải đã xử lý và chỉ đạo các ngành địa phương áp dụng công nghệ sản xuất mới, sử dụng nước khép kín, hạn chế tiêu thụ nước, tập trung nghiên cứu, áp dụng phương pháp bổ sung nhân tạo trữ lượng nhân tạo.

 Vấn đề thứ hai: trên cùng một con sông chất lượng nước ở mỗi đoạn lại

 Có qui hoạch sử dụng hợp lý nước sông phù hợp với đặc điểm của nó tại các khu vực khác nhau, cụ thể:

Việc sử dụng nước tại các vị trí ở nhóm 1, nhóm 2 (nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm và nước ô nhiễm nhẹ) cho mục đích sinh hoạt là tương đối thích hợp, vì các

yếu tố hàm lượng chất rắn lơ lững, As thấp; BOD5, COD, Coliform đứng hàng thứ

hai, mặc dù yếu tố coliform có cao hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt nhưng mức ô nhiễm không cao, cần kiểm soát chất lơ lửng vào mùa mưa và coliform vào mùa cạn để có các biện pháp xử lý thích hợp, đặc biệt là các điểm ở nhóm thứ 2.

Nhóm 1(nước chưa có dấu hiệu ô nhiễm): các chỉ tiêu chất lượng nước đều đạt tiêu chuẩn dành cho nguồn cấp nước, một số chỉ tiêu còn đạt cả chất lượng nước vệ sinh ăn uống của Bộ Y tế. Nước còn mang bản chất tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng bởi tác động của con người. Nguồn nước như vậy có thể dùng làm nước cấp mà không cần xử lý hoặc phải xử lý chỉ cần khử trùng đơn giản.

Nhóm 2 (nước ô nhiễm nhẹ): nguồn nước này được sử dụng cho mục đích ưu tiên là cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ (sau khi xử lý đơn giản bằng lắng lọc và khử trùng) và kết hợp sử dụng để nuôi thủy sản, du lịch – giải trí, bơi lội, bảo vệ hệ sinh thái nước.

Còn đối với các điểm ở nhóm thứ 3, và nhóm thứ 4 nuồn nước bị ô nhiễm có thể sử dụng để nuôi thử cá nước ngọt theo phương pháp quản canh vì thành phần dinh dưỡng tự nhiên khá phong phú. Không nên nuôi thâm canh vì cách này sẽ làm cho nước sông bị nhiễm bẩn thêm các chất hữu cơ. Ngoài ra cũng cần tránh nuôi vào các tháng có mật độ Colifom cao và tránh các vùng có chất thải công nghiệp.

Nhóm 3 (nước ô nhiễm trung bình): có thể sử dụng làm đầu vào của nhà máy xử lý nước cấp, nhưng đòi hỏi phải xử lý kỹ bằng các phương pháp vật lý, hóa học và khử trùng. Nguồn nước này còn có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, sử dụng cho thủy lợi và cấp nước cho công nghiệp (làm mát, nước vệ sinh thiết bị…).

Nhóm 4 (nước ô nhiễm rất nặng): Nguồn nước này chỉ dụng cho giao thông thủy vì đã ô nhiễm rất nặng. Nước này cần biện pháp xử lý và quản lý triệt để.

 Vấn đề thứ ba: cần bảo vệ sức khỏe người dân đối với những hộ dùng nước giếng đào.

Cũng như đã trình bày ở bảng 1.5, chương 1 thì các giếng đào đa số đều bị nhiễm Fluor, chưa qua xủ lý như đối với cư dân các xã Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Thượng, Ninh Phụng, Ninh Thân, Ninh Trung, Ninh Hưng, Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Hiệp. Nhiễm độc fluor gây ra bệnh chết răng hoàn toàn do đặc điểm địa chất quyết định. Vì vậy, không thể có một biện pháp hoàn hảo nào để chống trả điều kiện tự nhiên vốn có, mà phải tìm kiếm các giải pháp đáp ứng với các điều kiện đó để giảm thiểu tác hại. Có nhiều giải pháp để hạn chế và phòng tránh, đó là:

 Nâng cao nhận thức cộng đồng,tuyên truyền, giải thích cho người dân

trong vùng nhận rõ được mức độ nguy hại của của nguốn nước nhiễm fluor, rằng nó không gây ra chết người tức khắc, mà chỉ diễn biến từ từ với biểu hiện của bệnh

chết răng.

 Lọc khử fluor,dùng bộ lọc kiểu Thái Lan để khử fluor trong nước giếng

đào có thể là biện pháp tốt, nhưng chi phí quá đắt. Có thể nghiên cứu bình lọc khử fluor bằng oxit nhôm hoạt tính. Có thể điều chế oxit nhôm từ quặng bauxit là loại nguyên liệu có rất nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên.

 Sử dụng nước mưa, dùng các vại to, hoặc xây các bể dung tích 4-6 m3

hứng nước mưa để ăn uống thay cho nước giếng nhiễm fluor, nhưng gặp khó khăn là thiếu nước dùng vào mùa khô. Đi kèm với xử lý đơn giản như:Phương pháp phơi nắng nước chứa trong chai nhựa PET (Xử lý vi sinh vật bằng tia cực tím), phương pháplọc thẩm thấu để loại bỏ các anion có trong nước; Lọc ngược để loại bỏ các cation.

 Hình thành dịch vụ cung cấp nước sạch, cách tốt nhất và chắc chắn nhất

để tránh bệnh chết răng là không dùng nước giếng bị nhiễm fluor cho việc ăn uống ngay từ lúc trẻ sơ sinh. Cần tìm nguồn nước không nhiễm fluor để cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân. Ninh Hòa là vùng vừa có vùng đồng bằng, vừa có vùng đồi núi,mạng lưới thủy văn thường xuyên có nước, bao gồm nhiều sông, suối, hồ chứa:

sông Cái, sông Lốt, hồ Đá Bàn v.v.. Nước mặt trong các thủy vực ở vùng Ninh Hòa, với hàm lượng fluor (Phụ lục 4) rất thấp so với tiêu chuẩn Việt Nam, nên có thể sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, thay thế nguồn nước từ các giếng đào lấy nước dưới đất tầng nông và nước trong vỏ phong hoá vốn đã bị ô nhiễm do fluor.

 Vấn đề thứ tư: việc ô nhiễm nguồn nước các điểm ở nhóm thứ 3 và

nhóm thứ 4, điều này do ảnh hưởng từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của các khu dân cư. Cần có biên pháp xử lý thích hợp trước khi sử dụng.

 Vấn đề thứ năm: nạn lụt đe dọa, ngoài ảnh hưởng của việc phá rừng và

chế độ triều, các nguyên nhân sau đây có thể góp phần vào việc gây ra lụt:

 Mặt cắt ngang sông Dinh (tại Ninh Hiệp) chỉ có thể tải được lưu lượng

khoảng 100 m3/s trong lúc dòng chảy sông sau các trận mưa lớn hằng năm có giá trị

cực đại lên đến khoảng 300 – 2000 m3/s. [9]

 Khu vực phường Ninh Hiệp (thị trấn Ninh Hòa trước đây) bị chia ô, cống

thoát nước có khẩu độ nhỏ, năng lực tiêu thấp. [9]

 Các đập Chị Trừ và Bến Bắp có lợi về tưới tiêu và ngăn mặn nhưng

không có lợi để thoát lũ. [9]

 Hiện chưa có hệ thống tiêu nước riêng, toàn bộ hệ thống tiêu nước đều đổ

vào sông Dinh.

Giải pháp đề ra: cần có những nghiên cứu đầy đủ để đề xuất các qui hoạch đô thị và thủy lợi hợp lý và khoa học. Việc thiết kế thêm các hồ chứa nước ở khu vực thượng lưu sông và các nhánh xã lũ (chỉ mở lúc có lũ) ở các đập khu vực hạ lưu sông có thể mang lại lợi ích lớn. Tuy nhiên cần xem xét cẩn thận bởi các chuyên gia về thủy lợi.

Hiện nay, để góp phần giảm nhẹ thiên tai cho nhân dân sinh sống dọc bờ Sông Dinh, trong năm 2012, Thị xã Ninh Hòa đã đầu tư 29.2 tỷ đồng xây dựng gần 2000 mét tuyến kè theo hướng kiên cố trên bờ Sông Dinh, khu vực bờ hữu qua phường Ninh Hiệp.

Hình 3.17: Xây dựng kè phòng chống thiên tai trên bờ Sông Dinh – Thị xã Ninh Hòa

 Vấn đề thứ sáu: các nghiên cứu tài nguyên nước trước đây mới tập trung

vào việc giải quyết nước tưới cho cây lương thực là chính (cây lúa), chưa quan tâm nhiều đến việc cấp nước phục vụ các ngành kinh tế khác như cấp nước khu đô thị, du lịch, khu kinh tế, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp… đang được hình thành. Bên cạnh đó, việc đề xuất những giải pháp khai thác nguồn nước các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn riêng rẽ nên việc quản lý và thực hiện quy hoạch các ngành trên địa bàn gặp khó khăn và chồng chéo. Cùng với đó, các công trình hồ, đập, trạm bơm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phần lớn đã được xây dựng từ 15 - 20 năm và quy mô nhỏ, nhiều công trình đã xuống cấp, hiệu quả phục vụ tưới thấp và chưa phải là công trình đa mục tiêu. Như vậy, so với yêu cầu hiện tại, các hệ thống công trình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Mặt khác, hầu hết các công trình đập dâng, trạm bơm đều căn cứ vào dòng chảy cơ bản của sông, suối để điều tiết, nhưng dòng chảy cơ bản này hầu như chưa được điều tra, đánh giá, vì vậy luôn xảy ra tình trạng khô hạn, không đủ nguồn nước tưới trong mùa khô. Việc thiếu nước sản xuất cho các xã

Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Lộc (Thị xã Ninh Hoà) là do hệ thống kênh mương đến các vùng này chưa đảm bảo. Giải pháp đặt ra là:

 Cần tiến hành xây dựng một nguồn tài liệu đầy đủ cơ sở khoa học và pháp

lý về TNN của địa phương để phục vụ cho công tác quản lý, từ đó có cơ sở khai thác sử dụng hợp lý TNN, khai thác nguồn nước một cách hiệu quả. Mở rộng mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

 Vấn đề thứ bảy: Chọn mục đích sử dụng cho khu vực hợp lý là đoạn

sông dài 8.5 km từ đập Bến Bắp (phường Ninh Giang) đến Đầm Nha Phu.

Sử dụng nước cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Khu vực này hầu như ngọt

hoàn toàn trong mùa mưa lũ và có độ muối thay đổi từ 3.01 đến 29.2 trong các

tháng còn lại. Nơi này có thể sử dụng vào việc nuôi trồng tủy sản. Vào mùa khô việc cấp nước ngọt cho các ao nuôi có thể thực hiện với hệ thống thủy lợi của đập Bến Bắp. Một số các yếu tố ô nhiễm như Fe, Coliform có thể loại bỏ qua các biện pháp xử lý nước thích hợp, ngoài ra cần quan tâm đến các yếu tố Nitrate, Zn, As và sức tải của bản thân đoạn sông này cũng như cưa đầm Nha Phu và vịnh Bình Cang là những nơi đang chịu nhiều sức ép của hoạt động con người.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)