Đánh giá chất lượng nước sông Dinhtheo chỉ số chất lượng nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 60 - 63)

Sau khi tính toán được kết quả cho từng điểm quan trắc sẽ đối chiếu với thang điểm giá trị WQI để xác định mức đánh giá chất lượng nước, tương ứng với 5 màu (xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, da cam và đỏ) thể hiện mức chất lượng nước từ cao đến thấp.

Kết quả đánh giá chất lượng nước sông Dinh cho các điểm quan trắc qua bảng 4.3 bên dưới.

Bảng 3.6: Chất lượng nước trên các điểm quan trắc thuộc sông Dinh

Mức đánh giá chất lượng nước

Trạm Màu

Rất tốt Thôn Vân Thạch Xanh nước biển

Tốt

Cầu Dục Mỹ, NMĐ Ninh Hòa, Cầu Bến Gành, Bình Thành, Cầu Mới, Cầu Tiên Du

Xanh lá cây

Trung bình

Thôn Tân Mỹ 1, Thôn Tân Mỹ 2, Cầu Khẩu, Thôn Xuân Hòa, Hội Phú Bắc, Hội Thành 1

Vàng

Rất xấu

Núi Đeo, Thôn Phước Lâm, Đập Bảy Xã, Cầu Dinh,

Hội Phú Nam, Hội Thành 2, Hội Thành 3

Đỏ

Nhìn chung, chất lượng nước sông Dinh Ninh Hòa đã bị ô nhiễm ở hai mức là trung bình và rất xấu, do chủ yếu hai yếu tố chất rắn lơ lửng và coliform. Chất lượng nước có xu hướng giảm trong những năm gần đây, cần có những biện pháp cải thiện thích hợp để nâng cao chất lượng nước tại những điểm ô nhiễm, từ đó đề xuất khả năng sử dụng nguồn nước trên lưu vực sông Dinh.

Dưới đây là hình vẽ minh họa các điểm thu mẫu sau khi đã đánh giá và phân loại theo màu sắc:

Hình 3.16: Sơ đồ minh họa phân vùng chất lượng nước theo màu

3.3.4. Ưu điểm khi đánh giá chất lượng nước bắng chỉ số chất lượng nước (WQI) so với các QCVN, TCVN:

Để đánh giá chất lượng nước, ô nhiễm nước sông, kênh rạch, ao đầm, nước biển, hiện nay ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, người ta thường dựa vào việc phân tích các thông số (parameter) CLN riêng biệt, rồi so sánh từng thông số đó với giá trị giới hạn được quy định trong Tiêu chuẩn Quy chuẩn Quốc gia hoặc Tiêu chuẩn Quốc tế. Cách làm “truyền thống” này gặp phải một số hạn chế:

 Khó phân loại CLN cho một mục đích sử dụng nào đó, chẳng hạn, TCVN

5942-1995 quy định CLN sông (loại A - đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) và cột B (loại B - không đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt), chỉ có thể dùng cho các mục đích khác, đối với oxy hoà tan (DO), chất rắn lơ lửng (SS) và tổng coliform

1 2 NM Gạch Bệnh viện 3 4 NMĐ 5 6 NM Gạch NM Đá Trường học 7 8 9 10 11 12 13 Chợ 14 15 16 NinhPhú 17 18 19 20 Ninh Sim Ninh

Xuân Ninh Thân Ninh

Đông Ninh Phụng Ninh Bình Ninh Hiệp Ninh Đa Ninh Giang Ninh Hà Ninh Quang

(TC) tương ứng như sau: DO = 6 mg/L và 4 mg/L; SS = 20 mg/L và 80 mg/L; TC = 5000 MPN/100mL và 10.000 MPN/100mL. Tuy nhiên trong thực tế, con sông này (hoặc đoạn sông này) đạt yêu cầu loại A về DO, nhưng không đạt loại A về SS và TC, còn con sông khác (hoặc đoạn sông khác) đạt yêu cầu loại A về SS, nhưng không đạt loại A về DO và TC, hoặc cũng có thể đạt loại A về DO và SS, nhưng TC không đạt cả loại A và B…

Mặt khác, đối với một mục đích sử dụng, mỗi thông số có tầm quan trọng khác nhau, chẳng hạn: độ đục và TC rất quan trọng cho mục đích tiếp xúc trực tiếp (tắm, bơi lội), nhưng lại không quan trọng cho mục đích cấp nước chonông nghiệp,

nhiệt độ, độ mặn, NH4

+

không quan trọng lắm với nước bãi tắm nhưng rất quan trọng với nước nuôi thủy sản v.v…Rõ ràng, trong những trường hợp trên, rất khó kết luận CLN của một con sông (hay đoạn sông) đạt loại A hay B và CLN đạt yêu cầu cho mục đích này, nhưng lại không đạt yêu cầu cho mục đích khác. Những điều đó dẫn đến rất khó phân vùng và phân loại CLN sông, khó quyết định về khả năng khai thác sông (hoặc đoạn sông) cho một hoặc một số mục đích sử dụng nào đó… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khi đánh giá CLN qua nhiều thông số riêng biệt, sẽ không thể nói đến diễn

biến CLN tổng quát của một con sông (hay đoạn sông) và do vậy, khó so sánh CLN từng vùng của một con sông, so sánh CLN sông này với sông khác, CLN thời gian này với thời gian khác (theo tháng, mùa), CLN hiện tại so với tương lai… Như vậy, sẽ khó khăn cho công tác giám sát diễn biến CLN, khó đánh giá hiệu quả đầu tư để bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước… Mặt khác, khi đánh giá qua các thông số CLN riêng biệt, chỉ các nhà khoa học hoặc nhà chuyên môn mới hiểu được và như vậy, khó thông tin về CLN cho cộng đồng và các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà lãnh đạo để ra các quyết định phù hợp về bảo vệ và khai thác nguồn nước…

Để khắc phục những khó khăn trên, cần phải dựa trên hệ thống chỉ sốcho phép lượng hoá được CLN (tức là biểu diễn CLN theo một thang điểm thống nhất), có khả năng mô tả tác động tổng hợp của nồng độ nhiều thành phần hóa – lý – sinh trong nguồn nước và tầm quan trọng của mỗi thông số CLN đối với một mục đích sử

Index - WQI). WQI là một chỉ số được tính toán từ nhiều thông số CLN riêng biệt theo một phương pháp xác định (hay theo một công thức toán học xác định).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng hợp lý (Trang 60 - 63)