KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG tác kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG KHÁNH hòa (Trang 37 - 140)

1.9.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng:

1.9.1.1. Khái niệm:

Sản phẩm hỏng: Là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra nhưng

không đủ tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật cho nên không thể sử dụng ngay được

hoặc nếu muốn sử dụng thì phải tốn thêm chi phí sửa chữa.

1.9.1.2. Phân loại:

Xét về mặt kinh tế và về mặt kỹ thuật:

- Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt

kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về

mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có

lợi về mặt kinh tế.

Xét về phương diện kế hoạch:

- Sản phẩm hỏng trong định mức: Là một tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định được chấp nhận, do không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất.

- Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là các sản phẩm hỏng khi có điều kiện bất

thường, ngoài tỷ lệ sản phẩm hỏng nhất định được chấp nhận, do nguyên liệu chất

lượng kém, máy móc hư, chủ quan của công nhân.

Sở dĩ một số doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản phẩm hỏng bởi vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém hơn việc chấp nhận tỷ lệ tối thiểu về sản phẩm hỏng.

 Sản phẩm hỏng trong định mức: Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định

mức bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phần chi phí sửa chữa

sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). Toàn bộ chi phí thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm và được hạch toán như đối với sản phẩm chính.

 Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Tùy theo quy định và tình hình cụ thể,

chi phí sản phẩm hỏng có thể được người sản xuất ra bồi thường một phần hay toàn bộ. Khoản thiệt hại còn lại sau khi trừ đi phế liệu thu hồi sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Để theo dõi và phản ánh các chi phí phát sinh khi có sản phẩm hỏng, kế toán

sử dụng các TK 621, 622, 627, …

- Đối với các sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, khi phát hiện nhân viên

kiểm tra kỹ thuật cần lập “Giấy báo sản phẩm hỏng” để xác định số lượng, nguyên

nhân và đề ra các bước sửa chữa. Căn cứ vào các chứng từ liên quan đến chi phí sửa

chữa sản phẩm hỏng, các khoản thiệt hại thực tế, kế toán ghi:

Nợ TK 621, 622, 627

Có TK 152, 334, 111 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuối kỳ kết chuyển chi phí này sang TK 154 hoặc 631

Nợ TK 154 (631)

Có TK 621, 622, 627

- Đối với các sản phẩm hỏng không sửa chữa được, nhân viên kiểm tra kỹ

thuật cũng lập “Giấy báo sản phẩm hỏng” để xác định rõ số lượng, nguyên nhân ,

người làm ra sản phẩm hỏng. Kế toán có trách nhiệm xác định giá thành sản phẩm

hỏng không sửa chữa được, đánh giá phế liệu thu hồi và tính khoản thiệt hại thực tế. Sau đó căn cứ vào quyết định xử lý để ghi:

Nợ 152 _ Phế liệu thu hồi

Nợ 138 _ Bắt bồi thường

Nợ 811 _ Chi phí khác

1.9.2. Thiệt hại về ngưng sản xuất:

Nguyên nhân:

- Về mặt khách quan: Do thiên tai, mưa bão lũ lụt, mất điện, ngưng sản xuất

với tính chất vụ mùa…

- Về mặt chủ quan: Thiếu nguyên vật liệu, mất điện, nhưng do doanh nghiệp Thiệt hại về sản xuất:

- Nếu biết trước thì kế toán phải lập kế hoạch trích trước những thiệt hại này. - Nếu không biết trước thì sau khi trừ phần bồi thường vật chất sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình tự hạch toán:

- Nếu thiệt hại đã biết trước, căn cứ vào kế hoạch trích trước hàng tháng kế toán ghi:

Nợ 621, 622, 627

Có 335

Khi thực tế phát sinh trong thời gian ngưng sản xuất:

Nợ 335

Có 111, 112, 338, 214 Có 152, 153( 611)

Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước, kế toán được phép ghi giảm chi phí trong kỳ.

Nợ 335

Có 621, 622, 627

-Nếu thiệt hại nằm ngoài kế hoạch, khi thực tế phát sinh kế toán ghi:

Nợ 142 (242)

Có 111, 112, 334, 338, 152, 153 (611) Sau đó tùy quyết định xử lý kế toán ghi:

CHƯƠNG 2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY: 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty:

2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty:

Tên đầy đủ : CÔNG TY CP NƯỚC KHOÁNG KHÁNH HÒA

Tên giao dịch : Khanh Hoa Mineral Joint Stock Company

Giám đốc : Phạm Đình Khương

Vốn pháp định : 17.353.053.000 đồng

Địa chỉ : Diên Tân – Diên Khánh –Khánh Hòa

Số ĐT : (058) 3783359 – 3783797

Số Fax : (057) 3783572

Email : danhthanh@dng.vnn.vn

Website : www.danhthanh.com.vn

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa trước đây là Xí Nghiệp Nước

Khoáng Đảnh Thạnh, được thành lập vào ngày 19/01/1990.

Các sản phẩm chính của công ty được khai thác và đóng chai tại nguồn mỏ khoáng Đảnh Thạnh ở độ sâu 220m, nhiệt độ 720c, nằm giữa thảm bùn khoáng nguyên sinh rộng 30ha, ngay dưới chân núi Hòn Chuông, thôn Đảnh Thạnh, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Từ năm 1977, mạch nước khoáng này đã được Sở Y Tế Phú Khánh (nay là

Sở Y Tế Khánh Hòa), Viện Pasteur Nha Trang, Đoàn Địa Chất Thủy Văn 703

(thuộc Tổng Cục Địa Chất), Viện Nakovakara Cpraha – Tiệp Khắc nghiên cứu và

phân tích toàn diện.

Tháng 11/1985 tại Hội nghị khoa học về nước khoáng toàn quốc, nước

khoáng Đảnh Thạnh được coi là 1 trong 12 mạch nước trong toàn quốc được phép

khai thác và sử dụng để giải khát và chữa bệnh. Trong những năm 1980 nước khoáng và bùn khoáng Đảnh Thạnh đã được Bệnh Viện Khánh Hòa, Viện Điều Dưỡng sử dụng để chữa bệnh.

Năm 1984 mỏ khoáng đầu tiên được khai thác bởi Đoàn Địa Chất 703. Tháng 11/1986, UBND Tỉnh cho phép Sở Y Tế Phú Khánh triển khai xây dựng và khai thác nhưng do thiếu kinh phí nên đã dừng lại. Tháng 11/1987, UBND Tỉnh Khánh Hòa cho phép Công Ty Ngoại Thương Diên Khánh hợp tác với Công Ty Dịch Vụ Đầu Tư Dầu Khí Vũng Tàu (OSC) xây dựng phân xưởng nước khoáng

đóng chai tại huyện. Về phía huyện Diên Khánh xây dựng nhà xưởng, hệ thống điện

và con đường vào nhà máy. Về phía Công Ty OSC chịu trách nhiệm đầu tư máy móc thiết bị sản xuất nước khoáng.

Tháng 11/1988, công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành nhưng máy móc

thiết bị do OSC lắp đặt chưa phù hợp với quy mô công nghệ nên Công Ty Ngoại

Thương Diên Khánh phải lắp đặt lại cho phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 6/1989, thiết bị được nghiệm thu và đưa vào sản xuất thử, tình hình tiêu thụ chỉ được 300.000lit/năm, dây chuyền sản xuất còn thủ công, cơ sở nhà

xưởng khoảng chừng 500m2, toàn bộ xí nghiệp không quá 30 người, sản phẩm tiêu

thụ chủ yếu là trong tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ngày 19/01/1990, UBND Tỉnh ra nghị quyết số 94/UB, tách Phân Xưởng Đóng Chai Nước Khoáng Đảnh Thạnh thuộc Công Ty Ngoại Thương Diên Khánh Thành Xí Nghiệp Nước Khoáng Diên Khánh; năm 1992, xí nghiệp được đổi tên thành Xí Nghiệp Nước Khoáng Đảnh Thạnh.

Với nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng, quy mô sản xuất ngày càng

được mở rộng, ngày 07/09/1995, UBND Tỉnh Khánh Hòa ra quyết định số 2393/qđ-

ub, đổi tên Xí Nghiệp Nước Khoáng Đảnh Thạnh thành Công Ty Nước Khoáng Khánh Hòa.

Nhằm thực hiện và tuân thủ theo xu thế chung của nền kinh tế đất nước cũng như bắt kịp nền kinh tế thế giới, ngày 27/01/2006, theo nghị quyết số 190/qđ-

UBND, Công Ty Nước Khoáng Khánh Hòa đã cổ phần hóa và đổi tên thành Công

MINERAL JOINT STOCK COMPANY, viết tắt là VIKODA, hoạt động với tên

mới từ ngày 01/06/2006 và thực hiện theo giấy phép số 3703000207.

2.1.1.3. Những thành tích mà công ty đã đạt được:

Sản phẩm của công ty đã đạt được nhiều huy chương vàng và bằng khen của

Hội chợ quốc tế tại Giảng Võ (Hà Nội), Quang Trung (TPHCM).

- Năm 1990: Huy chương Bạc Hội chợ triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật

Việt Nam.

- Năm 1992: Huy chương Bạc Hội chợ xuân Quang Trung

- Năm 1993: Huy chương Vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam.

- Năm 1995: Huy chương Bạc Hội chợ thương mại quốc tế Quang Trung.

- Năm 1996: Huy chương Hội chợ thương mại quốc tế hàng công nghiệp

Việt Nam, Huy chương vàng Hội chợ nông nghiệp quốc tế.

- Năm 1997: Sản phẩm của công ty đã được giải thưởng hàng Việt Nam chất

lượng cao do Bộ khoa học- Công nghệ-Môi trường tổ chức trao tặng. Ngoài ra, sản

phẩm của công ty còn đạt được giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao do người

tiêu dùng bình chọn (do Báo Sài Gòn Tiếp Thị Tổ Chức).

- Trong suốt 3 năm 1997, 1998, 1999: Sản phẩm của công ty liên tục được lọt vào top 100 sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất trong cả nước, được công nhận đạt chất lượng cao, đoạt Huy chương bạc về chất lượng và được Chính

Phủ trao tặng Huân chương lao động hạng ba vào tháng 9/1997.

- Năm 1998: + Huy chương vàng Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt

Nam, huy chương vàng Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ, Cúp vàng đơn vị toàn

diện vì người tiêu dùng đồng bằng Sông Cửu Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giấy khen triển lãm hội chợ triển vọng Việt Nam 2001-2010

do Bộ VHTT cấp.

- Năm 2000: Được tổ chức QMS chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002.

+ Tháng 1: “Thương hiệu vàng” cho 2 thương hiệu Đảnh Thạnh và Vikoda do mạng thông tin thương mại Việt Nam thuộc Bộ thương mại cấp.

+ Tháng 6: Bằng khen thành tích xuất sắc tại Hội chợ triển lãm Festival Huế do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.

+ Tháng 8: Bằng khen danh hiệu “Phát triển sản phẩm và thương hiệu tham gia hội nhập” do Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế, giải thưởng “ Sao vàng

đất Việt” do Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam thuộc Ủy ban TW và Ủy ban quốc gia

về hợp tác kinh tế quốc tế cấp, giải thưởng “Tinh hoa đất Việt” tại Khánh Hòa do

Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.

+ Tháng 9 : Huy chương vàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu

chuẩn do Bộ công nghiệp cấp.

+ Tháng 12 : Đạt cúp vàng, huy chương vàng thương hiệu an toàn vệ sinh thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng do Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ y tế cấp.

- Tháng 3/2005 : Bằng khen đạt thành tích xuất sắc tại hội chợ triển lãm Festival Tây Nguyên do UBND tỉnh Đắc Lắc cấp.

- Mới đây, công ty cũng đã nhận được Huy chương vàng, Huy chương Bạc

và bằng khen chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.

2.1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ:

Chức năng:

Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa là 1 doanh nghiệp nhà nước

cổ phần có chức năng sản xuất các loại nước giải khát không cồn phục vụ nhu cầu

của người tiêu dùng.

Nhiệm vụ:

Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất nước giải khát không cồn, nghiên cứu và

tổ chức sản xuất các loại nước khoáng mang bản quyền của đơn vị, sản xuất đúng

Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hóa, dịch vụ xã hội, nâng cao năng suất

lao động, tạo công ăn việc làm giúp công nhân có thu nhập ổn định.

Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ nhân viên toàn công ty.

Bảo vệ doanh nghiệp và sản xuất, bảo vệ môi trường an ninh chính trị, trật tự xã hội và giữ vững quốc phòng.

Thực hiện hạch tốn kế hoạch kinh tế, báo cáo thường xuyên và trung

thực theo quy định của nhà nước về tài chính.

Thực hiện các nguyên tắc phân bổ nguồn lực giữa cá nhân đơn vị sao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho hợp lý.

Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất:

2.1.2.1. Cơ cấu quản lý tại công ty:

Bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa được tổ

Sơ đồ bộ máy quản lý:

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng : Quan hệ trực tuyến chức năng :

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần nước khoáng Khánh Hòa

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ P.KẾ TOÁN P.TỔ CHỨC P.KH & ĐT BAN QLSX PHÒNG KỸ THUẬT P.KCS PHÒNG MARKETING G PHÒNG TIÊU THỤ CÁC CHI NHÁNH BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PT SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC PT KINH DOANH ĐD LÃNH DẠO

 Chức năng của các bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông: cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong mọi vấn đề

của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm 1lần theo quyết định của hội

đồng quản trị, theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần phổ thông của công ty trong 6 tháng liên tiếp, và tại hội nghị này tất cả các cổ đông đều có quyền tham gia biểu quyết.

Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên, trong đó 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch do hội đồng quản trị bầu ra bằng cách bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị đưa ra các

quyết định quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chấp hành

các điều lệ của công ty và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.

Ban kiểm soát: có 3 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có trình độ chuyên môn về tài chính, kế toán do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc bãi nhiệm với hình thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát thay mặt hội đồng cổ đông, hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của giám đốc, kiểm soát mọi hoạt

động và chịu trách nhiệm về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thực hiện

nhiệm vụ.

Giám đốc: có trách nhiệm điều hành công ty, thay mặt công ty ký kết, giao

dịch với cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.

Đại diện lãnh đạo: quản lý về tất cả các mặt của công ty.

Phó giám đốc:

o Phó giám đốc sản xuất:

- Giúp giám đốc về mặt kỹ thuật và sản xuất.

- Trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật, phòng KCS và ban QLPX.

- Hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động liên quan về thiết bị kỹ thuật và

chất lượng sản phẩm.

- Chỉ đạo, đôn đốc phòng tổ chức thực hiện các công tác bồi dưỡng, đào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo nâng cao tay nghề cho công nhân thuộc quyền quản lý.

o Phó giám đốc kinh doanh:

- Chỉ đạo phòng tiêu thụ xây dựng kế hoạch hàng tháng, quý, năm theo

kế hoạch nhà nước giao, đảm bảo doanh số và thị phần tăng trưởng,

bảo toàn vốn của công ty.

- Nghiên cứu chính sách tiếp thị, phát huy ưu thế cạnh tranh, thường

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG tác kế TOÁN tập hợp CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sản PHẨM tại CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG KHÁNH hòa (Trang 37 - 140)