1.8.2.1. Phương pháp giản đơn (trực tiếp):
- Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp loại hình
sản xuất giản đơn, quy trình công nghệ đơn giản, khép kín, chu kỳ ngắn, số lượng
mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn.
- Sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể.
- Đối tượng tập hợp chi phí: sản phẩm, phân xưởng…
- Đối tượng tính giá thành: sản phẩm.
Tổng giá thành CPSX DD CPSX PS CPSX DD Các khoản giảm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ chi phí (nếu có)
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
1.8.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí:
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình
sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ khác
nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc các
giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản xuất được tính bằng cách
tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn bộ phận sản xuất chi tiết, bộ phận sản
phẩm theo công thức:
Zsp = Z1 + Z2 + Z3 + ... + Zn
Trong đó : Z1, Z2, ...Zn là chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản
phẩm, hoặc các giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
1.8.2.3. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ:
= + -
=
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp, trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ chi phí sản xuất ra sản phẩm phụ.
Bước 1: Xác định tổng giá thành thực tế sản phẩm chính và phụ.
Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm phụ là giá định mức, giá nguyên liệu ban đầu, giá bán…
- Nếu giá trị sản phẩm phụ lớn phải tính giá trị sản phẩm phụ từng khoản mục chi phí để loại trừ.
Xác định tỷ lệ giá trị SP phụ/ giá thành SP chính và phụ: Giá trị SP phụ
Giá thành SP chính và phụ Pi = Ci x T
Pi: Giá trị của sản phẩm phụ – khoản mục chi phí i.
Ci: Chi phí sản xuất SP chính và phụ – khoản mục chi phí i.
- Nếu giá trị SP phụ bé thì tính toàn bộ giá trị SP phụ là chi phí NVL trực tiếp để loại trừ.
Bước 3: Xác định tổng giá thành sản phẩm chính. Z = Dđk + C - Dck - G - P
Bước 4: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chính. 1.8.2.4. Phương pháp hệ số:
Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng quá trình sản xuất nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau, đối tượng
tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm như doanh nghiệp hoá dầu, giá thành các loại
sản phẩm khác nhau được tính trên cơ sở hệ số quy đổi của các loại sản phẩm khác
nhau về sản phẩm chuẩn. Phương pháp này gồm 4 bước:
Bước 1: Quy đổi các sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn theo hệ số
quy đổi đã được xây dựng, trong đó sản phẩm có hệ số bằng 1 được chọn làm sản
phẩm chuẩn.
SLSPQĐ = SLSPHTi x Hi
= T
Trong đó: _Hi: Là hệ số quy đổi.
Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế cho toàn bộ quy trình, toàn bộ nhóm sản phẩm đó.
Tổng giá thành CPSX DD CPSX PS CPSX DD Các khoản giảm sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ chi phí (nếu có)
Bước 3: Tính giá thành đơn vị sản phẩm của 1 sản phẩm quy đổi.
Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm thực tế của 1 SP quy đổi Tổng số lượng sản phẩm quy đổi
Bước 4: Tính giá thành thực tế của 1 sản phẩm quy đổi. Giá thành thực tế Giá thành đơn vị Hệ số của 1 SP quy đổi của 1 SP quy đổi quy đổi
1.8.2.5. Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này cũng được áp dụng trong điều kiện cùng một quy trình sản
xuất kết quả có các sản phẩm cùng loại, khác quy cách, phẩm cấp…, công việc tổ
chức hạch toán không thể theo dõi chi tiết cho từng loại. Đồng thời giữa các loại sản
phẩm không xác lập được hệ số quy đổi. Để xác định tỷ lệ người ta có thể sử dụng
nhiều tiêu thức khác nhau như: giá thành kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
trọng lượng sản phẩm. Thông thường người ta sử dụng giá thành kế hoạch.
Bước 1: Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
Bước 2: Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm.
ZKH = (ZKHi x SLSPHTi)
Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành.
ZTT nhóm
ZKH nhóm
Bước 4: Tính giá thành từng loại SP i.
ZTTi = ZKHi x T 1.8.2.6. Phương pháp liên hợp: = + - - = = x T = x 100%
Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện trong cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra nhiều sản phẩm chính vừa tạo ra nhiều sản phẩm phụ, quá trình sản
xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ phức tạp, nên phải kết hợp nhiều phương
pháp tính giá thành khác nhau mới có thể xác định được giá thành của từng loại sản phẩm.