2.1.5.1. Phân tích kết quả hoạt động của công ty:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh tình hình SXKD của công ty trong thời gian qua
(Xem phụ lục 1)
Qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh tình hình SXKD của công ty trong thời gian qua, ta thấy rằng:
Tất cả các chỉ tiêu qua 3 năm đều tăng thể hiện qua tốc độ tăng bình quân.
Cụ thể:
- Doanh thu của công ty tăng dần qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân 23,27%. Công ty có thêm nhiều sản phẩm mới có khả năng tiêu thụ cao cũng góp phần làm tăng doanh thu. Tốc độ tăng này là rất tốt cho thấy sự nỗ lực của bộ phận bán hàng và công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm của công ty được chú trọng.
- Doanh thu tăng cũng góp một phần đẩy lợi nhuận trước thuế qua 3 năm tăng 19,51% và lợi nhuận sau thuế tăng 18,8%.
- Tổng vốn kinh doanh bình quân và tổng vốn chủ sở hữu bình quân cũng có
tốc độ tăng bình quân qua 3 năm lần lượt là 4,61% và 6,23%.
- Tổng số lao động của công ty khoảng hơn 300 người, cụ thể năm 2008 là
308 người, năm 2009 là 307 người và năm 2010 là 308 người. Đây là số lao động
chính thức, có ký hợp đồng với công ty. Ngoài ra, công ty còn có thuê thêm một số ít lao động thời vụ, làm việc trong thời gian ngắn khi cần thiết.
- Thu nhập người lao động cũng tăng lên qua 3 năm. Đến năm 2010, thu nhập bình quân của người lao động là 2.750.000đ. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 10,5%.
- Công ty cũng rất tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước nên qua 3 năm tốc độ tăng bình quân là 28,55%, một tốc độ khá cao. Điều này cho thấy kết quả
hoạt động SXKD của công ty càng ngày càng đi lên, kinh doanh có hiệu quả. Nhờ
đó mà ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể.
- Công ty hiện có hơn 20 sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ nhiều, mang lại doanh thu lớn là những sản phẩm truyền thống như nước khoáng ngọt, lạt, nước khoáng bình Vikoda với nhiều thể tích khác nhau 0,5lít; 1,5lít; 5lít; 20lít, trà xanh Vikoda 500ml, sumo pet 220ml.
2.1.5.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty:
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính trong 3 năm
(Xem phụ lục 2)
Qua bảng tổng hợp các tỷ số tài chính trong 3 năm ta nhận thấy:
- Khả năng thanh toán hiện hành năm 2009 là 1,97, giảm 0,05 lần so với năm
2008, tương ứng với mức giảm 2,48%. Đến năm 2010, tỷ số này đã tăng lên 0,1 lần
so với năm 2009, tương ứng với mức tăng 5,08%. Các tỷ số này đều lớn hơn 1 cho
thấy công ty có đủ tài sản để đảm bảo cho phần nợ phải trả, có khả năng thanh toán hiện thời tốt và tốt nhất ở năm 2010.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn cũng giảm ở năm 2009 nhưng với mức
không đáng kể. Đến năm 2010 tỷ số này đã tăng lên 17,48%. Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của công ty là tốt, công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo nợ vay.
- Khả năng thanh toán nhanh năm 2009 của công ty là 1,02, tăng 0,38 lần so
với năm 2008, tương ứng với mức tăng 59,38%. Đây là một tỷ lệ tăng đáng kể, nhưng điều đó cũng chứng tỏ công ty đang giữ quá nhiều tiền, có thể gây ứ động
vốn.Tuy nhiên năm 2010 tỷ số này lại giảm đi 15,69% so với năm 2009, còn 0,86
lần. Tỷ số thanh toán nhanh ở mức này là tốt.
- Khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty năm 2009 và 2010 đều giảm.
- Khả năng thanh toán lãi vay năm 2009 là 6,95 lần, tăng 2,53 lần so với năm 2008, tương ứng với mức tăng 57,24%. Năm 2010, tỷ số này là 5,42 lần, giảm 22,01% so với năm 2009. Tuy có giảm nhưng tỷ số này của công ty là tốt, công ty
đã sử dụng vốn vay có hiệu quả và đảm bảo được khả năng thanh toán đối với nhà
cung cấp tín dụng.
- Năm 2008, cứ 100đ doanh thu và thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty thì có 8,3đ là lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, tỷ suất này giảm xuống chỉ còn 7,44đ và đến năm 2010 lại tăng lên là 7,77đ.
- Năm 2008, cứ bình quân 100đ vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh
thì thu được 10,86đ lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này tiếp tục tăng dần qua năm 2009 và 2010.Năm 2009 là 11,95đ, tăng 1,09đ so với năm 2008, tức là tăng 10,04%. Năm 2010 là 14đ, tăng 2,05đ so với năm 2009,tức là tăng 17,15%. Tỷ số này có xu
hướng tăng dần chứng tỏ công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả.
- Năm 2008, bình quân cứ 100đ vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 22,49đ lợi
nhuận sau thuế. Năm 2009 tỷ số này là 24đ và năm 2010 là 28,13đ. Tỷ số này liên
tục tăng là rất tốt, chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả.
- Năm 2008, bình quân 1đ tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra 1,28đ doanh thu.
Năm 2009, bình quân 1đ tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra 1,58đ doanh thu, tăng
tổng tài sản càng tăng cho thấy khả năng đưa tài sản của công ty vào sản xuất càng nhiều càng tốt.
- Vòng quay hàng tồn kho liên tục tăng qua 3 năm: năm 2010 là 13,08 vòng. Như vậy để hàng tồn kho quay được 1 vòng thì cần 28 ngày.
- Năm 2008, vòng quay các khoản phải thu là 20,71 vòng. Năm 2009 là 24,64 vòng, tăng 18,98% so với năm 2008. Năm 2010 chỉ còn 17,99 vòng, giảm 6,65 vòng so với năm 2009. Như vậy, vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là cao nhất tương ứng với kỳ thu tiền bình quân là 14 ngày, cho thấy dể thu được các khoản phải thu trong kỳ thì cần một khoản thời gian bình quân là 14 ngày, công ty ít
bị chiếm dụng vốn.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua 3 năm đều tăng, năm 2010 là 6,88 lần, có nghĩa là bình quân 1đ tài sản cố định đưa vào kinh doanh tạo ra được 6,88đ doanh thu.
- Năm 2008, công ty sử dụng nợ huy động được để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty là 49,55%, tài sản được tài trợ từ vốn chủ sở hữu là 50,45%. Năm 2009, công ty sử dụng nợ huy động được để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty là 50,80%, tài sản được tài trợ từ vốn chủ sở hữu là 49,20%. Tỷ số nợ tăng, tỷ số tự tài
trợ giảm, điều này là không tốt. Nhưng đến năm 2010, công ty sử dụng nợ huy động
được để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty là 48,41%, còn lại 51,59% là vốn chủ sở hữu tài trợ. Tỷ số tự tài trợ năm 2010 tăng lên chứng tỏ công ty đã có khả năng tự chủ về mặt tài chính, uy tín được nâng cao là cơ sở cho các chủ nợ tin tưởng vào
khả năng thanh toán của công ty.
- Công ty cổ phần nước khoáng Khánh Hòa là 1 công ty cổ phần làm ăn ngày càng có hiệu quả. Điều đó thể hiện qua thu nhập cổ phần (EPS). Công ty không phát hành cổ phiếu ưu đãi. Năm 2008 thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 2.518đ, năm 2009 là 2.747đ, tăng 229đ so với năm 2008. Năm 2010 thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 3.553đ, tăng 806đ so với năm 2009.
- Hàng năm, tại cuộc họp hội đồng cổ đông sẽ thống nhất và quyết định tỷ lệ
ty chi trả thu nhập cho cổ đông bằng 80% lợi nhuận sau thuế và giữ lại 20% để tái đầu tư.
2.1.6. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới:
Phát huy năng lực hiện có của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm bằng cách
mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm đối tác
mới, thị trường mới.
Tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm giá thành đến mức hợp lý nhất để sản phẩm vẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tạo ra lợi nhuận.
Ngày càng đa dạng hóa sản phẩm có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Lấy “chất lượng cuộc sống” làm nền tảng, giảm đến mức thấp nhất hàng
kém chất lượng để tăng uy tín của sản phẩm nước khoáng trong công tác tiêu thụ.
Về xuất khẩu, công ty đang từng bước xâm nhập và mở rộng thị trường,
tích cực tìm kiếm các thị trường mới.
Bổ sung và hoàn thiện dây chuyền sản xuất, trang thiết bị hiện có, đầu tư mới dây chuyền hiện đại, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã bao bì, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhằm giảm giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cạnh tranh.
Xây dựng nhà máy nước khoáng tại khu công nghiệp Suối Dầu - Diên Khánh (nay thuộc huyện Cam Lâm).
Xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ khách sạn, nhà hàng số 10
Phương Câu - Nha Trang.
Xây dựng Chung cư cao cấp ở 28 đường 2/4 – Vĩnh Hải – Nha Trang. Khai thác các dịch vụ sinh thái và tắm bùn Đảnh Thạnh- Diên Tân. Ổn định sản xuất, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân tăng 10% so với năm trước.