2.2.3.1 Giai đoạn xoát xét và hoàn tất
Đây là giai đoạn do nhóm trưởng, Manager, bộ phận soát xét độc lập và Partner thực hiện.Nhóm trưởng có trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong nhóm hoàn tất hồ sơ làm việc theo quy định của công ty, soát xét công việc của các trợ lý, tổng hợp các bút toán điều chỉnh, xem xét các ghi chú của các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng cần lập Bảng tóm tắt các vấn đề tồn tại, các sai sót không được điều chỉnh, xem xét ảnh hưởng của các sai sót này có trọng yếu hay không. Lập dự thảo các điểm lưu ý cho Partner, các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm toán năm sau. Lập dự thảo Thư quản lý và đảm bảo các vấn đề liên quan đến soát xét đã được làm rõ và các bằng chứng đã được thu thập. Xem xét BCTC có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và các qui định pháp lý có liên quan.
Sau khi nhóm trưởng đã hoàn tất Hồ sơ, chuyển cho Trưởng phòng rà soát. Trách nhiệm của Trưởng phòng:
-51-
Đánh giá kết quả của việc phân tích trong giai đoạn lấp kế hoạch, thực hiện kiểm toán,soát xét.
Xem xét các bút toán điều chỉnh.Đảm bảo các vấn đề chính đã được xử lý thỏa đáng.
Đảm bảo hồ sơ kiểm toán lưu giữ đầy đủ các bằng chứng kiểm toán.
Xem xét và đưa ra các điểm cần lưu ý cho Partner, Thư quản lý, Thư giải trình, các bản tóm lược kiểm toán, phí kiểm toán. Xem xét giâý tờ làm việc của nhóm trưởng, đảm bảo nhóm trưởng đã soát xét giấy tờ làm việc của các trợ lý.
Đảm bảo các điểm nêu trong quá trình soát xét đã được làm rõ.
Sau đó, Hồ sơ kiểm toán sẽ được Bộ phận soát xét độc lập xem xét.
Cuối cùng Hồ sơ sẽ được trình cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ (hoặc Giám đốc chi nhánh), không cần soát xét tất cả các giấy tờ làm việc và các tài liệu mà chỉ cần soát xét các chỉ tiêu trọng yếu. Cụ thể là:
Xem xét các vấn đề lưu ý cho Partner và đảm bảo các vấn đề này đã được xử lý thỏa đáng.
Xem xét các bút toán không điều chỉnh và đảm bảo từng sai sót hoặc tổng hợp các sai sót này không có ảnh hưởng trọng yếu.
Xem xét các tờ tổng hợp và các kết luận cho từng chỉ tiêu trọng yếu và khi cần thiết có thể xem xét chi tiết hơn các giấy tờ làm việc.
Xem xét chiến lược, kế hoạch kiểm toán để đảm bảo kế hoạch ban đầu vẫn còn phù hợp và cân nhắc các kiểm tra bổ sung để thu thập thêm bằng chứng.Xem xét thời gian dự kiến với thời gian thực tế.
Xem xét sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán và sự phù hợp của các giải trình từ Ban lãnh đạo doanh nghiêp.
Xem xét tổng thể BCTC.
Xem xét BCKT, dự thảo Thư giải trình,Thư quản lý.
Trao đổi với nhóm kiểm toán, yêu cầu KTV giải trình nếu cần thiết.
Sau khi các bản dự thảo đã được Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ (hoặc Giám đốc chi nhánh) xem xét, phê duyệt sẽ được gửi tới
-52-
khách hàng, các bản dự thảo sẽ được gửi tới khách hàng. Sau khi đã nhận được phản hồi từ khách hàng, các bản dự thảo sẽ được KTV chính hoàn chỉnh và được ký duyệt bởi Trưởng phòng và Tổng giám đốc ( hoặc giám đốc chi nhánh).
2.2.3.2 Lập BCKT
Sau khi khách hàng hoàn toàn đồng ý với các bản dự thảo, BCKT chính thức sẽ được in ấn và ký để chuyển cho khách hàng. Các báo cáo phải được các KTV chính ký tên và được duyệt bởi Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc chi nhánh). Và phải đóng dấu giáp lai trước khi gửi đi cho khách hàng.Một bộ Báo cáo được khách hàng ký và đóng dấu chuyển lại cho FAC để lưu lại Bộ phận hành chính - quản trị.
Mẫu BCKT của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn FAC:
BCKT chấp nhận toàn phần: BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
BCKT chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ): Ngoại trừ những ảnh hư- ởng đến BCTC, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý.
BCKT có ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): Vì một số lý do, KTV không thể đưa ra ý kiến.
BCKT có ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược): BCTC đã phản ánh không trung thực và không hợp lý.
Mẫu báo cáo kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán FAC (xem phụ lục 1)
2.3 Quy trình kiểm toán Tiền và các khoản tương đương tiền2.3.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị 2.3.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị
Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết
Sổ quỹ tiền mặt
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
Bản sao kê ngân hàng
-53-
2.3.2 Các thủ tục kiểm toán
Các chính sách kế toán
Xem xét xem chính sánh kế toán áp dụng cho tiền và các khoản tương đương tiền có nhất quán với các năm trước và có phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam không
Lập biểu tổng hợp
Lập Biểu tổng hợp về tiền và các khoản tương đương tiền.
Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái, sổ chi tiết với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có).
Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết.
Kiểm tra hệ thống kiểm soát
Kiểm tra các hoạt động kiểm soát thu chi tiền
Thủ tục phân tích
So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ với cuối năm trước, tìm hiểu nguyên nhân các biến động.
Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường.
Kiểm tra chi tiết
Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên, xem hồ sơ kiểm toán năm trước của công ty kiểm toán khác hoặc đối chiếu với thư xác nhận, chứng từ của Ngân hàng để xác nhận số dư đầu năm.
Tiền mặt
- Thu thập các biên bản kiểm kê của thủ quỹ.
- Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng, bạc, đá quý, nếu có) tại ngày khóa sổ và đảm bảo toàn bộ các quỹ của đơn vị đều được kiểm kê. Thực hiện:
+ Đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày khoá sổ,
-54-
phiếu chi, chi tạm ứng nhưng không làm phiếu chi, đã làm phiếu nhưng chưa chi…) và kiểm tra các khoản chênh lệch này (có các cấp thẩm quyền phê duyệt, đã được ký bởi người nhận tiền …)
+ Trường hợp chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước hoặc sau ngày khóa sổ, tiến hành chọn mẫu kiểm tra phiếu thu/chi đối với các nghiệp vụ phát sinh sau hoặc trước thời điểm kiểm kê, thực hiện đối chiếu xuôi/ngược đến số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày khóa sổ bằng cách điều chỉnh các nghiệp vụ thu chi phát sinh tương ứng. Phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây nên chênh lệch (nếu có).
- Chọn nghiệp vụ trong sổ chi tiết tiền mặt xem xét phiếu thu, phiếu chi có đầy đủ chữ ký theo quy định và chứng từ đính kèm có đầy đủ không (bao gồm hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán,…) đảm bảo rằng chứng từ thu chi phù hợp với quy định của pháp luật kế toán và qui định nội bộ của đơn vị.
Chọn chứng từ thu chi, đối chiếu từ chứng từ vào sổ sách để đảm bảo ghi nhận chính xác và đầy đủ.
- Kiểm tra một số nghiệp vụ thu, chi tiền trước và sau ngày khóa sổ, kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh lớn hoặc bất thường trước và sau ngày khóa sổ, xác định xem chúng có được ghi nhận đúng kỳ không.
Tiền gửi ngân hàng
- Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản để gửi đến ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).
- Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần).
- Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá.
Tiền đang chuyển
- Thu thập bảng kê số dư tiền đang chuyển tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
-55-
và các khoản khác như chuyển khoản, các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các đơn vị nội bộ với sổ phụ ngân hàng tại ngày lập bảng CĐKT, kiểm tra xem liệu các khoản tiền đó có được ghi chép vào sổ phụ ngân hàng của kỳ tiếp theo không.
Các khoản tương đương tiền
- Kết hợp với Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền trình bày trong phần này.
- Tiến hành đối chiếu với các xác nhận ngân hàng, đồng thời ước tính thu nhập tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi tại ngày khóa sổ.
Số dư tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ
- Kiểm tra việc qui đổi số dư các khoản tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ cuối kỳ theo tỷ giá qui định (tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ).
- Xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện tại thời điểm lập Báo cáo tài chính đối với các khoản tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ (phục vụ cho việc phân loại doanh thu, chi phí tài chính và các khoản điều chỉnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
- Đảm bảo rằng các khoản chênh lệch tỉ giá đã được tính đúng và kết chuyển vào kết quả kinh doanh trong kỳ hoặc hạch toán trên Bảng cân đối kế toán tùy theo chính sách của đơn vị.
Xem xét kĩ lưỡng
Đọc lướt qua sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng để phát hiện các nghiệp vụ lớn/bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc.
Xem xét kỹ lưỡng các thư xác nhận ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt, biên bản họp hay các bảng kê của ngân hàng để xác định các tài khoản đã được mở nhưng chưa được khách hàng chưa công bố.
Kiểm tra tính đúng kỳ
Kiểm tra các khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày khóa sổ, xác định xem chúng có được ghi nhận đúng kỳ không.
-56-
Trình bày và công bố
Xem xét xem việc trình bày và công bố tiền và các khoản tương đương tiền trên Báo cáo tài chính có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
Các thủ tục kiểm tra bổ sung.
2.3.3 Kết luận và kiến nghị
Kết luận về mục tiêu kiểm toán
Sau khi tiến hành các bước kiểm tra trên, các KTV sẽ đưa ra kết luận về mục tiêu kiểm toán. Nếu như không có sai sót nào xảy ra hoặc các sai sót đó không trọng yếu thì các KTV sẽ kết luận là mục tiêu kiểm toán đạt được. Ngược lại, nếu các sai sót đó là trọng yếu thì sẽ được nêu trong phần kiến nghị.
Kiến nghị
Trong quá trình kiểm toán nếu phát hiện đơn vị có những bút toán hạch toán sai hoặc không phù hợp với chuẩn mực và quy định hiện hành thì các KTV sẽ lọc ra và đề nghị đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp.Cũng như khi thấy các chính sách kế toán mà đơn vị xây dựng và áp dụng không phù hợp với những quy định hiện hành hay những chính sách đó không phù hợp với việc quản lý của đơn vị thì các KTV cũng yêu cầu đơn vị thay đổi và có thể tư vấn cho đơn vị nên thay đổi như thế nào cho phù hợp.
Các vấn đề cần theo dõi trong những đợt kiểm toán sau
Trong quá trình kiểm toán, khi phát hiện các sai sót của đơn vị, các KTV không chỉ yêu cầu đơn vị điều chỉnh mà còn phải theo dõi nó trong những lần kiểm toán sau, nhất là đối với các sai sót trọng yếu.
2.3.4 Minh họa quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
Sau đây là phần minh họa về Quy trình kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của FAC tại Công ty Cổ Phần ABC.
2.3.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch
Tìm hiểu về môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty
-57-
doanh số 3703000058 ngày 30 tháng 05 năm 2003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã 07 lần đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 07 số 4200525107 ngày 22 tháng 10 năm 2010.
Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận thay đổi lần 07 của Công ty là 128.000.000.000 đồng. Tổng vốn đầu tư thực tế tại ngày 31/12/2011 là 104.530.500.800 đồng.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ 07 ngày 22 tháng 10 năm 2010 là: Vận tải hành khách đường thủy nội địa; Vận tải hành khách đường bộ khác; Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ có kinh doanh du lịch; Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; Kinh doanh dịch vụ thể thao dưới nước, ngoài trời; Đại lý bán vé máy bay; Kinh doanh bất động sản.
Trụ sở chính: Nha Trang - Khánh Hòa. Điện thoại: (84-58) 3.887.335
MST: 4200525107
Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần
Trong năm 2011 Công ty đã đầu tư xong giai đoạn 1 Khu nghỉ dưỡng cao cấp. Công ty đã tạm ghi nhận tăng nguyên giá tài sản phần công trình hoàn thành theo giá trị khối lượng đã được các nhà thầu xác nhận tương đương 120.000.000.000 đồng.
Chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
Tiền và tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
-58-
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
Tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian