Kế toán các khoản tương đương tiền

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán FAC chi nhánh nha trang (Trang 26 - 31)

1.2.4.1. Đặc điểm

- Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua

113

111

112

413

413 Thu tiền hàng,tiền nợ

thu khác bằng séc nộp vào ngân hàng

nhưng chưa nhận được giấy báo có

Xuất quỹ gửi vào ngân hàng nhưng

chưa nhận giấy báo

Khách hàng trả trước ,

nộp séc vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo

Chênh lệch tăng do đánh giá lại cuối kì

Ngân hàng báo có các khoản tiền đang chuyển

Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho

người bán

Chênh lệch giảm do đánh giá lại cuối kì 131

331 131,511,512,515,711,3331

-27-

khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. - Các khoản đầu tư ngắn hạn bao gồm:

+ Cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán

+ Trái phiếu gồm trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ + Các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn dưới 3 tháng + Các khoản cho vay mà thời hạn thu hồi không quá 3 tháng

- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có)

như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng. - Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua vào để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không quá 3 tháng.

1.2.4.2. Chứng từ và sổ sách sử dụng

- Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà đơn vị đang nắm giữ (Theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác; Theo từng loại đối tác đầu tư; Theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế). - Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư, từng hợp đồng cho vay.

1.2.4.3. Tài khoản sử dụng và cách hạch toán

Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời.

- Tài khoản 1212 - Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn mua vào.

Bên Có: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn bán ra, đáo hạn hoặc được

thanh toán.

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn hạn do doanh nghiệp đang nắm giữ.

-28-

Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác, có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng

- Tài khoản 1288 - Đầu tư ngắn hạn khác: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư ngắn hạn khác.

Bên Nợ: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác tăng.

Bên Có: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác giảm.

Số dư bên Nợ: giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác hiện còn. - Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về các khoản tương đương tiền

121,128

515

111,112,131

811 Đầu tư mua chứng

khoán ngắn hạn,đầu tư ngắn hạn

Nhận lãi đầu tư, lãi bán chứng khoán

Chênh lệch tăng khi đem đầu tư

Bán chứng khoán, thu hồi các khoản đầu tư

ngắn hạn

Lỗ do bán chứng khoán lỗ thu hồi đầu tư

Chênh lệch giảm khi đem đầu tư 711

635 111,112,131

-29-

1.3 Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này

- Số dư các khoản tiền và tương đương tiền trên BCTC là có thực (hiện hữu). - Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi của đơn vị đều được ghi nhận ( đầy đủ ). - Các tài khoản trong khoản mục được ghi nhận và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái (chính xác ).

- Số dư tài khoản được ghi phù hợp với giá được xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( đánh giá ).

- Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền và tương đương tiền được ghi nhận (quyền ).

- Khoản mục được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ trên BCTC ( trình bày và công bố ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương tự như khi kiểm toán các tài sản khác, KTV thường quan tâm đến khả năng doanh nghiệp đã trình bày số dư tiền vượt quá số thực tế để che giấu tình hình tài chính thực hoặc sự thất thoát của tài sản. Do vậy, mục tiêu hiện hữu của các khoản tiền thường được xem là mục tiêu quan trọng nhất trong kiểm toán khoản mục này. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể cố tình không ghi nhận đầy đủ các khoản tiền thu được để che giấu doanh thu, khi đó mục tiêu đầy đủ cần được chú ý. Mục tiêu đánh giá thường ít được đặt ra với tiền. Ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ.

1.4 Những lỗi có thể xảy ra trong khoản mục

- Chi tiền khi phiếu chi chưa có đủ chữ kí của những người có liên quan.

- Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với bảng cân đối số phát sinh, với biên bản kiểm kê quỹ.

- Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại. - Ghi số tiền trên phiếu thu, phiếu chi sai.

- Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng không khớp với sổ phụ ngân hàng.

Nhiều sai sót và gian lận tuy không làm sai lệch số dư tiền và các khoản tương đương tiền nhưng lại liên quan đến các nghiệp vụ của tiền và ảnh hưởng đến

-30-

các khoản mục khác của báo cáo tài chính. Do đó trong quá trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền, một số thủ tục kiểm toán có thể được thực hiện không chỉ nhằm vào các mục tiêu kiểm toán tiền mà còn nhằm đạt được những mục tiêu kiểm toán của các khoản mục khác.

1.5 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục

Để hạn chế những sai phạm có thể xảy ra, đơn vị cần thiết lập kiểm soát nội bộ đối với tiền và các khoản tương đương tiền và hệ thống này có thể chia làm hai loại:

- Kiểm soát các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến các khoản tăng hay giảm tiền và các khoản tương đương tiền.

- Kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ hay đối chiếu với ngân hàng.

Trong thực tiễn, muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Thu đủ: Mọi khoản tiền đều phải được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay kho bạc hay nộp vào quỹ trong khoảng thời gian sớm nhất.

- Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và được ghi chép đúng đắn.

- Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý: để đảm bảo chi trả các nhu cầu về kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. Tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả năng sinh lợi và có thể gặp rủi ro.

-31-

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TẠI CÔNG

TY TNHH KIỂM TOÁN FAC CHI NHÁNH NHA TRANG

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về quy trình kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty TNHH kiểm toán FAC chi nhánh nha trang (Trang 26 - 31)