HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH PHẬT GIÁO
1.3.1 Chủ thể, đối tượng quản lý
Chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt này là các cơ quan liên quan trong hệ thống Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở, cụ thể: ở Trung ương là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (cơ quan tham mưu giúp việc chính là Ban Tơn giáo Chính phủ); ở địa phương là Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch UBND các cấp (có các cơ quan tham mưu giúp việc ở từng cấp).
Đối tượng quản lý nhà nước đối với các hoạt động đào tạo tôn giáo bao gồm: Tổ chức tôn giáo; chức sắc tơn giáo; nhà tu hành; chức việc; tín đồ; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tôn giáo.
1.3.2 Nội dung quản lý
Công tác quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo, gồm một số nội dung cơ bản sau:
+ Quản lý hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; + Quản lý việc giao đất và xây dựng các trường tôn giáo;
+ Quản lý hoạt động thành lập trường; + Quản lý hoạt động giải thể trường;
+ Quản lý học viên (học viên là người Việt Nam và học viên là người nước ngoài theo học tại các trường tôn giáo);
+ Quản lý hoạt động chiêu sinh, thông báo tuyển sinh; + Quản lý nội dung giảng dạy, chương trình giảng day;
+ Quản lý việc tham gia khóa đào tạo tơn giáo ở nước ngồi.
1.3.3 Phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý là cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để tác động vào đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Để thực hiện các mục tiêu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đã đề cập trên đây, có thể kể tới một số phương pháp cơ bản sau đây:
1.3.3.1 Phương pháp giáo dục, thuyết phục
Nếu như trong quản lý hành chính nhà nước nói chung, mệnh lệnh hành chính (mệnh lệnh – phục tùng) là phương pháp chủ yếu, thường được sử dụng, thì phương pháp giáo dục, thuyết phục có thể coi là phương pháp hàng đầu quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo. Vị trí, vai trò của phương pháp này đã được khẳng định tại Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo "Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng" [11, tr. 3].
1.3.3.2 Phương pháp hành chính
Là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính buộc đối tượng quản lý phải phục tùng. Trong quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo phương pháp này cũng hết sức cần thiết.
1.3.3.3 Phương pháp kinh tế
Thực chất của phương pháp này là dùng những lợi ích vật chất để tác động vào đối tượng quản lý, qua đó hướng hoạt động của đối tượng quản lý phù hợp với ý chí của nhà quản lý.
Các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều phải được tổ chức tơn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc thực hiện nghiêm chỉnh. Trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo những quyết định quản lý phải bị xử lý theo pháp luật. Cưỡng chế là phương pháp quan trọng để đảm bảo hiệu lực của quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo.
Ngồi các phương pháp quản lý cơ bản trên đây, trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo các cơ quan Nhà nước cịn sử dụng một số phương pháp khoa học khác như phương pháp theo dõi, kiểm tra, phương pháp điều chỉnh lãnh đạo chung, phương pháp tác nghiệp, điều tra,... để phục vụ cho công tác quản lý [29, tr. 68, 69, 70, 71, 72].
Tiểu kết chương
Phật giáo có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, trên cơ sở tiếp thu ảnh hưởng từ cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp-qua các xứ trung gian như Căm-pu-chia, Lào, Chiêm Thành. Phật giáo Việt Nam hội tụ cả hai dòng Phật giáo chính là Đại thừa và Tiểu thừa và chịu ảnh hưởng của ba tông phái lớn của Phật giáo Đại thừa là: Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông, trong đó Thiền tơng là sâu sắc hơn cả. Đồng thời, Phật giáo Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, Lão giáo, những phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, tạo ra những nét rất riêng biệt. Phật giáo Việt Nam có bề dầy lịch sử gần hai chục thế kỷ. Trong q trình đó, Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống u nước, gắn bó dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa của dân tộc, hình thành tư tưởng, đạo đức, tâm lý lối sống của nhân dân ta.
Trong những năm qua, thế giới đã từng bước chuyển dịch từ trạng thái “đối đầu” sang “đối thoại” giữa các quốc gia, ưu thế thường nghiêng về các cường quốc (như: Mỹ, Pháp,…). Dưới các khẩu hiệu: Hồ bình, hợp tác, hỗ trợ, phát triển… ẩn chứa sự phức tạp khôn lường của “diễn biến hồ bình”. Các thế lực thù địch ln tìm mọi cách mua chuộc, lơi kéo một số phần tử thiếu hiểu biết trong các tơn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng để lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý và đối xử với tôn giáo của các ngành, các cấp ở Việt Nam để phát triển quần chúng tín đồ, tạo lực lượng làm hậu thuẫn đối trọng với Nhà nước. Tìm cách gây rối, xúi giục để tạo ra những mâu thuẫn giữa chính quyền với nhân dân, gây mất ổn định về an ninh chính trị, xã hội, thơng qua đó để thổi phồng sự việc, tuyên truyền xun tạc ra nước ngồi về tình trạng xâm phạm đến nhân quyền tơn giáo ở Việt Nam.
Chương 2
CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH CỦA PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM