GIÁO VÀ CỒNG TÁC QUẢN LÝ CỦA GIÁO HỘI
2.1.1 Hệ thống trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo trước năm 1975
Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) đã được xem là một Trung tâm nghiên cứu và truyền bá đạo Phật đầu tiên tại Việt Nam.
Đến khi Đạo Phật hưng thịnh tại Việt Nam, các chùa chiền, các Thiền phái và các Tơng phái Phật giáo phát triển, thì việc giáo dục, đào tạo chức sắc, nhà tu hành cũng được phát triển nhưng cịn mang tính tự viện, sơn mơn, chưa có hệ thống rõ rệt.
Cơng cuộc giáo dục đào tạo bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành ở Việt Nam được khởi sắc vào thời kỳ chấn hưng Phật giáo, những thập niên đầu thế kỷ XX. Do sự phát triển của xã hội, với những điều kiện giao lưu được thuận lợi hơn, nên nhiều vị cao tăng có tâm huyết đã nhìn thấy sự sa sút của Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, do ảnh hưởng phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa, do báo Hải Triều Âm cổ xúy, nên bắt đầu từ thập niên
20 của thế kỷ trước, chư tôn túc trong Phật giáo đã hợp lực với một số cư sỹ Phật tử có nhiệt tâm với Đạo, bắt đầu lo việc chấn hưng Phật giáo, mở các trường Phật giáo để đào tạo Tăng tài, thuyết pháp, giảng dạy giáo lý, giáo luật cho tín đồ ở khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Cụ thể là từ năm 1920 đến 1940, tại mỗi miền đã hình thành nên các Trường như sau:
Tại miền Nam: Trường tại Chợ Lớn (Sài Gịn) dạy các Tăng sĩ do Hồ thượng Từ Phong ở Đạo tràng Giác Hải mở; lớp Phật học tại chùa Tuyên Linh, Bến Tre do Hoà thượng Khánh Hoà mở. Ngồi ra, cũng cịn có một số trường được mở tại Trà Vinh, Long An do các Hoà thượng Huệ Quang, Hồ thượng Khánh Anh mở.
Tại miền Bắc: Có hai lớp Tiểu học cho Tăng và Ni ở Phúc Yên, Hải Dương. Chùa Quán Sứ (Hà Nội) mở Trường Trung học Phật học, chùa Sở ở Hà Đông (Hà Nội ngày nay) mở Trường Đại học.
Tại Trung Kỳ, có Trường Trung đẳng Phật học tại Bình Định (1937); Trường Tiểu học Phật học tại Phan Rang (Ninh Thuận ngày nay), Bên cạnh đó, các Phật học đường cũng được mở ở nhiều nơi mục đích để đào tạo Tăng tài và hoằng dương chánh pháp.
Từ những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, các Phật học viện, tu viện bắt đầu được tổ chức tương đối quy củ và có chất lượng. Tuy vậy, số chức sắc, nhà tu hành được đào tạo cũng rất hạn chế. Ví dụ: Phật học viện Việt Nam, tức Phật học viện Hải Đức ở Nha Trang (1956), Phật học đường Phước Hoà ở Trà Vinh (1956), Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định (1956), Ni học viện Tăng già ở Sài Gòn (1957), Ni học viện Từ Nghiêm ở Sài Gòn (1960) và Tu viện Quảng Hương Già Lam ở Sài Gịn (1960). Sau đó là Phật học viện Pháp Hội, về sau chuyển sang chùa Xá Lợi, có một chương trình Đại học Phật học khá hồn chỉnh và khi Đại học Vạn Hạnh được thành lập (1968), đặt tại Thiền viện Vạn
Hạnh ngày nay, thì giáo dục Phật giáo ở Việt Nam đã có cấp học cao nhất với nhiều phân khoa của một Trường Đại học theo đúng nghĩa của nó, tức là như một Trường Đại học thế học, không những đào tạo các vị chức sắc, nhà tu hành mà cịn có con em của nhân dân theo học (trong số 3.210 sinh viên theo học trường này năm 1971 thì chỉ có 130 vị là chức sắc, nhà tu hành theo học, chiếm 4,04% số sinh viên của Trường) [34, Tr. 59].
Thời gian trước năm 1975, hệ thống đào tạo bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành của Phật giáo đã khá quy củ: ngồi Trường Đại học Vạn Hạnh nói trên, ở miền Nam cịn có 21 Phật Học viện từ sơ đẳng đến cao đẳng. Trong đó, có: 01 Cao đẳng Phật Học viện; 02 Trung đẳng đệ II cấp; 12 Trung đẳng đệ I cấp; 01 Phật học viện Nam tông; 04 Phật học Ni viện, với 977 chức sắc, nhà tu hành sinh theo học (từ sơ đẳng đến Cao đẳng).
Sau công cuộc chấn hưng Phật giáo kéo dài đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc giáo dục Phật giáo Việt Nam đã có bước tiến đáng kể, “nội điển” Phật giáo được giảng dạy cụ thể, đầy đủ với tổ chức chặt chẽ, với phương pháp sư phạm và lực lượng giáo sư, giảng viên khá mạnh. Tuy nhiên, một hệ thống giáo dục Phật giáo đúng nghĩa vẫn chưa được hình thành về phần giáo dục và đào tạo cơ bản, tức là chưa thường xuyên và chưa hình thành hệ thống tổ chức đối với các Trường Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng,...
2.1.2 Hệ thống đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo hiện nay
Hệ thống giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên tinh thần của Hiến chương Giáo hội về giáo dục chức sắc, nhà tu hành, do đó, cơng tác giáo dục đào tạo chức sắc, nhà tu hành được cụ thể hoá các cấp đào tạo sau:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 04 Học viện Phật giáo, gồm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Nam tơng Khơ me tại TP. Cần Thơ.
Để phát triển, nâng cao hệ thống giáo dục đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, theo đề nghị của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Trung ương Giáo hội mở thí điểm đào tạo Thạc sĩ (MA) chuyên ngành Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam – TP. Hồ Chí Minh (cơng văn số 1171/VPCP-NC ngày 13/10/2011 của Văn phịng Chính phủ). Ngày 11/4/2012, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã chính thức khai giảng Khóa I (2012-2014), có 155 chức sắc, nhà tu hành theo học.
Hệ đào tạo này có thời gian 04 năm. Người thi vào hệ đào tạo này là những người đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc tốt nghiệp lớp 12 phổ thông hoặc tương đương.
2.1.2.2 Hệ Cao đẳng
Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có trường Cao đẳng Phật học đang hoạt động theo hệ thống trường Trung cấp Phật học, gồm Cao đẳng Phật học tại Hà Nội, Cao Đẳng Phật học tại TP. Hồ Chí Minh, Cao Đẳng Phật học tại Thừa Thiên Huế, Cao Đẳng Phật học tại Quảng Nam, Cao Đẳng Phật học tại Lâm Đồng, Cao Đẳng Phật học tại Bạc Liêu, Cao Đẳng Phật học tại Bà Rịa, Vũng Tàu và Cao Đẳng Phật học tại Đồng Nai.
Cấp học này có thời gian 2 năm và dành cho các đơn vị tỉnh, thành hội Phật giáo có đủ điều kiện tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn nhằm đào tạo nhân sự phục vụ các cấp cơ sở Giáo hội.
Đối tượng học của cấp này là những vị chức sắc, nhà tu hành đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, thời gian đầu mới mở chủ yếu là giải quyết nhu cầu học cho các chức sắc, nhà tu hành sinh thi tuyển vào các Học viện Phật giáo Việt Nam không đủ điểm tuyển, nhưng đạt điểm gần sát với điểm chuẩn vào Học viện. Cấp học này hiện nay không phải là Trường mà chỉ là những lớp dạy theo chương trình Cao đẳng Phật học nằm trong Trường Trung cấp Phật học hay Học viện Phật giáo. Khi chức sắc, nhà tu hành sinh tốt nghiệp thì được cấp Văn bằng tốt nghiệp Cao đẳng, nhưng con dấu xác nhận của Trường Trung cấp Phật học hay Học viện Phật giáo nơi mở lớp.
2.1.2.3 Hệ Trung cấp
Hiện nay Giáo hội Phật giáo đã có 33 Trường Trung cấp Phật học, phía Bắc có 05 trường, gồm các trường: Trung cấp Phật học TP. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh; phía Nam có 28 trường, gồm các trường: Trung cấp Phật học TP. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Bình Dương, Kiên Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Gia Lai;
Trung cấp Phật học (trước kia gọi là Cơ bản Phật học), thời gian học là 04 năm. Cấp học này dành cho đối tượng chức sắc, nhà tu hành với trình độ thế học tối thiểu là lớp 9 và trình độ Phật học phải qua cấp thứ nhất và học tại các Trường Trung cấp Phật học.
2.1.2.4 Hệ sơ cấp
Nhằm tạo điều kiện căn bản cho những nhà tu hành mới xuất gia tu học Phật pháp, đồng thời làm cơ sở tuyển sinh tại các trường Trung cấp Phật học, các lớp sơ cấp Phật học đào tạo trong 02 năm do Bổn sư hoặc Y chỉ sư dạy
riêng cho nhà tu hành trẻ tại các Tự, viện, Tịnh xá dưới hình thức “gia giáo”, do Ban Đại diện Phật giáo cấp quận, huyện có trách nhiệm quản lý hoặc đứng ra tổ chức. Những đối tượng học ở cấp học này là những nhà tu hành vừa mới xuất gia. Đối với cấp học này thường được tổ chức thành các Lớp Sơ cấp Phật học
2.1.2.5 Hệ đào tạo các trường đại học, học viện ở nước ngoài
Hiện nay, chức sắc, nhà tu hành được học trên Đại học hiện có khoảng 50 người đã hồn tất chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ ở nước ngoài đã về nước, hiện đang tham gia các công tác của các Ban, ngành viện TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Và còn khoảng trên 300 chức sắc, nhà tu hành đang theo học chương trình sau Đại học tại một số nước như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,... Riêng tại Ấn Độ, có khoảng trên 200 chức sắc, nhà tu hành Việt Nam theo học chương trình trên Đại học. Điều kiện cần để đi học tại nước ngoài là phải tốt nghiệp Học viện Phật giáo hoặc tốt nghiệp đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam.
Phật giáo ln lấy trí tuệ là điều kiện tiên quyết được đặt ra đối với mỗi tu sỹ, trí tuệ đó chỉ được trau dồi, rèn rũa qua việc tích cực tu học của các tu sỹ. Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế, vấn đề giáo dục, bồi dưỡng cho chức sắc, nhà tu hành trong Tăng đoàn đã được đặt ra như một nhu cầu tất yếu. Hình thức giáo dục từ thuở sơ khai đó, có thể thuần túy chỉ là truyền tâm, truyền khẩu và giới hạn trong khuôn khổ của tu viện, trong sơn mơn, pháp phái. Song, chính những điều đó đã là tiền đề và là cơ sở để Phật giáo có được một hệ thống giáo dục như ngày nay.
Ở Việt Nam, Phật giáo là một tôn giáo lớn có nhiều đóng góp và có q trình gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã mang theo những giá trị tốt đẹp. Cùng với truyền thống hiếu học vốn là nét đẹp của văn hóa Việt Nam, Phật giáo Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục,
đào tạo ngày một hồn thiện. Chính nhờ đó mà Phật giáo Việt Nam hiện nay ngày một lớn mạnh, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội trong xu thế phát triển, hội nhập và tồn cầu hóa của thế giới
2.1.3 Nội dung đào tạo chức sắc, nhà tu hành của Giáo hội Phật giáo
Công tác đào tạo chức sắc, nhà tu hành đã được Giáo hội đề cao và xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để truyền bá, duy trì chánh pháp, là cốt lõi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiện nay, Phật giáo đã có 4 học viện (3 học viện Phật giáo Bắc Tông, 01 học viện Phật giáo Nam tông), 33 trường Trung cấp Phật học, 08 lớp Cao đẳng Phật học. Thời gian học tại các trường Trung cấp, Cao Đẳng, Học viện là 04 năm, nội dung học được phát triển theo từng cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Có thể chia nội dung đào tạo của Giáo hội Phật giáo làm hai hình thức, đó là:
2.1.3.1 Trình độ thế học (ngoại điển)
Chức sắc, nhà tu hành gắn bó việc Đạo với việc Đời, có tinh thần dân tộc, có ý thức và tinh thần trách nhiệm trước sự phát triển của đất nước, tích cực ủng hộ cơng cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới; tích cực tham gia các cơng tác xã hội, vận động quần chúng tín đồ trong các hoạt động từ thiện nhân đạo, tin tưởng vào chính sách, pháp luật của nhà nước về tơn giáo, đã có chức sắc, nhà tu hành trẻ là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết hợp tu học và hành đạo, nhiều chức sắc, nhà tu hành trẻ có trình độ cao và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội.
Với phương châm “Đạo pháp–Dân tộc–Chủ nghĩa xã hội” chương tình đào tạo bậc đại học của các trường (Học viện) Phật giáo Việt Nam đã dành cho các môn thế học, đặc biệt là môn lịch sử Việt Nam và Triết học Mác- Lênin với số tiết đáng kể (Ví dụ, Chương trình của Học viện Phật giáo Việt Nam khóa V (2010-2014) đã có 15 mơn thế học với 735 tiết, (Triết học Mác-
Lênin 45 tiết; Lịch sử Việt Nam 75 tiết, Kinh tế Chính trị Mác-Lênin 30 tiết, Hiến pháp 45 tiết, Chủ nghĩa xã hội khoa học 30, Tâm lí học đại cương 45 tiết, cơ sở văn hóa Việt Nam 45 tiết, tín ngưỡng và tơn giáo ở Việt Nam 45 tiết, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 30 tiết, Lịch sử văn minh thế giới 45 tiết,...). Bên cạnh các môn thế học, chức sắc, nhà tu hành theo học tại các trường đào tạo (Học viện) còn phải học thêm khoảng từ 2250 tiết đến 2550 tiết thuộc chuyên môn và bắt buộc của Giáo hội trong việc đào tạo chức sắc, nhà tu hành [3, tr. 7].
2.1.3.2 Trình độ Phật học (nội điển)
Học đạo là bổn phận của chức sắc, nhà tu hành để làm tròn sứ mệnh của người Phật tử, để duy trì đạo pháp và góp phần phát triển xã hội. Mục đích quan trọng mà đức Phật hướng dẫn cho học trị của mình hướng đến, đó là sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đạt đến cảnh giới hoàn thiện về nhân cách, hướng đến sự hoàn hảo khơng khiếm khuyết và hồn tồn trọn vẹn.
Đối với các môn nội điển “chuyên môn” như kinh Pháp cú; kinh Bách dụ, Kinh Bát đại nhân giác, kinh Di giáo, kinh Thập thiện, kinh Tứ thập nhị chương, kinh Chương a hàm, kinh Trung bộ..., đối với chức sắc, nhà tu hành học Trung cấp Phật học thì cịn phải học thêm một số nội dung như: Sơ đẳng Phật học giáo khoa thư, Lịch sử Đức Phật Thích ca Mâu Ni, Lịch sử Phật giáo Ấn độ...
Đối với Phật giáo Khmer, hiện nay có gần 10 ngàn vị sư, chiếm gần 1/4 số sư cả nước. Sư trẻ người Khmer chiếm tới 80% tổng số sư Khmer.
Trước đây, các sư Phật giáo Nam tông Khmer đều phải học chữ Pali để đọc được kinh Phật. Thời Pháp thuộc về trước, khi sư Nam tông Khmer muốn tu học ở trình độ cao hơn phải sang Campuchia. Thời Mỹ-Ngụy, việc học chữ Pali bị cấm đoán nên nhiều người khơng có điều kiện đi học từ nhỏ, lúc lớn vào chùa không biết chữ. Hiện nay, việc học của các vị sư trẻ Phật giáo Nam
tơng Khmer đã có nhiều thuận lợi, các sư trẻ có điều kiện học ở các trường Trung cấp, Cao đẳng, Học viện Phật giáo trong nước, do đó, trình độ Phật học được nâng cao so với trước; tài liệu, kinh sách phong phú; giao lưu đi lại thuận lợi. Song, số sư trẻ có trình độ Phật học cao không nhiều; số sư sử dụng chữ Pali thành thạo cịn hạn chế, chỉ có 15% số sư thông thạo chữ Pali; 0,1% số sư trẻ tốt nghiệp Cử nhân Phật học trong nước; hiện có 76 vị chức sắc, nhà tu hành trẻ đang học tại các Học viện Phật giáo trên toàn quốc; trên 200 vị đang theo học Trường Trung cấp Phật học,…
Mặc dù trình độ học vấn của đồng bào Khmer Nam bộ cũng như của sư Nam tông Khmer được nâng cao hơn nhiều so với thời kỳ trước, nhưng trình độ thế học của sư trẻ Phật giáo Nam tông Khmer hiện nay vẫn là điều Giáo hội phải có nhiều quan tâm. Kết quả khảo sát cho thấy, 70% số sư trẻ Phật