Các giải pháp tăng cường quản lý trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 113)

Hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, người nước ngoài qua con đường làm ăn, hợp tác kinh tế, du lịch trong đó đa số là tín đồ tơn giáo; các tổ chức phi chính phủ liên quan đến tơn giáo thơng qua viện trợ nhân đạo; các đoàn quốc tế của các tổ chức tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo vào Việt Nam ngày càng nhiều. Họ đều có nhu cầu sinh hoạt tơn giáo bình thường, thậm chí có những cộng đồng tơn giáo muốn tổ chức sinh hoạt riêng. Vấn đề giải quyết nơi sinh hoạt tơn giáo cho người nước ngồi là một vấn đề quan trọng trong thời gian tới.

Các thế lực phản động trong nước và quốc tế vẫn tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Đặc biệt chú ý lợi dụng các vấn đề tơn giáo mang tính quốc tế, những tơn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vấn đề liên tơn chống chính quyền, chống Đảng Cộng sản. Vấn đề giải quyết hoạt động lợi dụng tơn giáo, sử dụng tơn giáo chống chính quyền của một số thế lực phản động trong và ngồi nước. Về mơ hình quản lý nhà nước đối với tơn giáo trong thời kỳ đổi mới.

Vấn đề chống Đảng Cộng sản và ý thức hệ trong chức sắc, tín đồ của một số tổ chức tôn giáo. Việc giải quyết nhóm tự xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và một số phần tử liên quan; vấn đề Phật giáo Khơ-me Nam tông và mối quan hệ quốc tế.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TRONG THỜIGIAN TỚI GIAN TỚI

3.3.1 Nguyên tắc và cơ sở đề xuất giải pháp

Đảm bảo việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Đảm bảo thực hiện đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức giáo hội duy nhất của chức sắc, nhà tu hành Phật tử Việt Nam. Sự thống nhất Phật giáo Việt Nam xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức nhưng các truyền thống hệ phái cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh pháp vẫn được tơn trọng, duy trì.

Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên cơ sở pháp luật hiện hành.

3.3.1.2 Cơ sở lý luận

- Nghị quyết số 25/NQ-TW về công tác tôn giáo; - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI;

- Dự thảo Hiến pháp sửa đổi sau khi lấy ý kiến nhân dân và Bộ Chính trị cho ý kiến.

- Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và chủ trương sửa đổi Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo theo Báo cáo Tổng kết 8 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo của Ban Tơn giáo Chính phủ.

- Nghị định 92/2012/NĐ-CP, ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo;

- Thông báo số 21 ngày 26/9/2006 của Ban Bí thư về một số vấn đề liên quan đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, trong đó có việc “tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển về mọi mặt,...”.

Nhu cầu học tập để nâng cao trình độ, sự hiểu biết về mọi mặt trong đời sống xã hội của chức sắc, nhà tu hành Phật giáo ngày càng cao vượt ra khỏi một số quy định hạn hẹp và cách dạy học truyền thống của Phật giáo.

Sự phát triển của xã hội, trong điều kiện hội nhập quốc tế, đang đòi hỏi thế hệ nhà tu hành trẻ hiện nay phải thích ứng với điều kiện mới. Do đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đối với thế hệ này của Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải được thay đổi hợp lý, có như vậy mới tạo được lớp kế cận có đủ tài cũng như đạo hạnh để xây dựng một Giáo hội luôn đồng hành cùng với dân tộc với phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.

Công tác quản lý nhà nước đối với Phật giáo hiện nay và quản lý trong tổ chức đào tạo bồi dưỡng của Phật giáo đã bộc lộ những điều bất hợp lý.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, để Giáo hội Phật giáo Việt Nam mạnh về mọi mặt, trong đó có cơng tác đào tạo, bồi dưỡng thế hệ chức sắc, nhà tu hành trẻ, việc giúp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ này, cũng chính là giúp cho cơng tác quản lý nhà nước đối với Phật giáo được thuận lợi, qua đó, giúp cho việc định hướng tư tưởng thế hệ chức sắc, nhà tu hành kế cận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn theo phương châm hoạt động: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội.

3.3.2 Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý

3.3.2.1 Hồn thiện hệ thống pháp luật

Pháp luật là phương tiện quan trọng nhất trong công tác quản lý nhà nước. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Điều 12 Hiến pháp 1992 đã sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, pháp luật không chỉ là phương tiện bảo đảm quyền tự do tín

ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, bảo vệ các hoạt động, nơi thờ tự của các tôn giáo mà cịn là cơng cụ sắc bén để đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh, chủ quyền của đất nước. Để công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo đạt hiệu quả cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên một số mặt:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo.

Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo ở nước ta hiện nay còn tản mạn. Những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc lĩnh vực tôn giáo được Nhà nước quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Xuất bản, Luật Đất đai, Luật Báo chí… và ở nhiều Nghị định, Chỉ thị khác của Chính phủ dẫn đến việc khó vận dụng và thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Một số văn bản khơng quy định hình thức chế tài hoặc nếu có thì quy định chung chung, do đó khi có những vi phạm pháp luật, các cơ quan chức năng lúng túng trong cách xử lý hoặc xử lý một cách tuỳ tiện. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên đặt ra trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là phải tổ chức rà sốt lại tồn bộ những văn bản pháp luật đã ban hành liên quan đến lĩnh vực này, trên cơ sở đó phân loại văn bản để có phương hướng hồn thiện. Cụ thể:

+ Sửa đổi Điều 70 Hiến pháp 1992 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân trên tinh thần sau:

Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là quyền mặc nhiên của con người, là một tuyên ngơn lớn, tổng thể về tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Tơn trọng quyền tự do tín

ngưỡng tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là một nhân tố quan trọng phát huy sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân tộc. Quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo và khơng tín ngưỡng tơn giáo khơng chỉ là một trong những quyền cơ bản, chính đáng của con người mà còn là một nguyên tắc trong quan hệ của Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tôn giáo.

Khẳng định văn hóa, đạo đức tơn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy những giá trị tốt đẹp tiềm tàng trong tơn giáo, phát huy hơn nữa mặt tích cực, những điểm tương đồng của tôn giáo với chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước của đồng bào tín đồ các tơn giáo, góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhà nước bảo hộ các cơ sở thờ tự hợp pháp của tôn giáo, nghiêm cấm việc xâm hại, vi phạm cơ sở thờ tự của tổ chức tôn giáo.

Nhà nước Việt Nam tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo tôn giáo bằng pháp luật, các tôn giáo phải hoạt động tuân thủ pháp luật. Tơn trọng tự do tín ngưỡng tơn giáo phải phân biệt được giữa tín ngưỡng tơn giáo lành mạnh, chân chính và lợi dụng tơn giáo; Nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu tơn giáo chính đáng của quần chúng tín đồ như quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo pháp luật, nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt tôn giáo.

Thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc, Cơng ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.

+ Bám sát và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, có quy định việc sửa đổi Pháp lệnh tín

ngưỡng, tơn giáo và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua vào năm 2014.

Theo đó:

Sửa quy định về việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo và lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo theo hướng quy định khung các điều kiện thành lập trường, thẩm quyền quản lý, nội dung giảng dạy. Cần có khái niệm trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo và lớp bồi dưỡng; quy định mang tính định hướng, nguyên tắc đối với người theo học tại các trường tôn giáo trên cơ sở tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, không can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức giáo hội; Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền để được giao đất xây dựng cơ sở đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; quy định về giá trị văn bằng chứng chỉ của người đã theo học tại các trường những người chuyên hoạt động tôn giáo; quy định rõ về thẩm quyền quyết định việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo theo hướng: cấp đại học, cao đẳng thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; cấp trung cấp, sơ cấp, lớp bồi dưỡng trên 6 tháng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lớp bồi dưỡng dưới 6 tháng thuộc thẩm quyền của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ cấp tỉnh.

Pháp lệnh sửa đổi cần quy định rõ điều kiện, thẩm quyền giải thể các trường tôn giáo.

Quy định giải thể tự nguyện do tổ chức tôn giáo đề nghị khi họ khơng cịn nhu cầu, khơng cịn điều kiện, mục đích đào tạo.

Giải thể bắt buộc là do cơ quan có thẩm quyền thành lập buộc tổ chức tơn giáo phải giải thể trường khi họ vi phạm pháp luật. Để thực thi có hiệu quả nội dung này thì phải quy định các điều kiện để giải thể bắt buộc mang

tính minh bạch, khách quan, trong đó cần chú ý đến các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức tôn giáo trong hoạt động đào tạo như không thông báo chỉ tiêu tuyển sinh; không dậy môn học lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam; các hành vi vi phạm pháp luật về để phá hoại hồ bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự cơng cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân; hoạt động mê tín dị đoan hoặc các hành vi như xâm phạm an ninh quốc gia; tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hố tốt đẹp của dân tộc và có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

Thẩm quyền giải thể, chia ra làm 02 trường hợp. Đối với các trường Học viện thì do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giải thể; đối với các trường Trung cấp thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể.

+ Tham mưu cho Chính phủ sửa đổi điểm a, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng

Điểm a, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 của Chính phủ quy định về điều kiện để được cấp giấy phép cơng trình tơn giáo phải có văn bản chấp thuận của Ban Tơn giáo cấp có thẩm quyền là gây khó khăn cho tổ chức tơn trong việc xin xây dựng cơ sở tôn giáo; quy định này “hạn chế” hơn so với quy định về hồ sơ cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư cơng trình. Theo đó, Khoản 3, Điều 25/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định về trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng như sau: “Lấy ý kiến các cơ quan liên quan khi cần làm rõ thông tin để phục vụ việc cấp Giấy phép xây dựng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến, các tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan

cấp Giấy phép xây dựng. Quá thời hạn trên nếu khơng có văn bản trả lời thì coi như đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm chễ [18, tr. 173].

Quy định này, mâu thuẫn và đi ngược lại với Điều 7 của Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 15/8/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính, theo đó, Điều 7, Nghị định 63/2010/NĐ-CP quy định:

“Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau: 1. Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.

2. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

3. Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. 4. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.

5. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thơng giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân cơng, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hồn chỉnh” [19, tr. 3]

Quy định về điều kiện phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đã tạo ra sự tốn kém, lãng phí, mất thời gian, cơng sức của tổ chức, cá nhân tơn giáo, gây nên tình trạng “một cổ hai trịng”, tổ chức, cá nhân tơn giáo vừa phải có hồ sơ để gửi Ban Tơn giáo cấp tỉnh để được chấp thuận xin xây dựng cơng trình tơn giáo để hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Xây dựng để xin cấp phép xây dựng. Hơn nữa, Nghị định cũng không quy định rõ trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn

trả lời của Ban Tôn giáo cấp tỉnh khi nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận xây

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 80 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w