Kinh nghiệm quản lý và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

2.3.1 Kinh nghiệm quản lý

Trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động tơn giáo trong thời kỳ đổi mới, có thể rút ra một số kinh nghiệm quản lý trong hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành như sau:

- Tạo ra sự thống nhất về nhận thức trong hệ thống chính trị, những

quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới đối với tơn giáo nói chung và đối với việc đào tạo chức sắc, nhà tu hành nói riêng.

- Phải thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng những quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý để tổ chức tơn giáo hoạt động trong đó có hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời để thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật, kiểm sốt được tình hình đào tạo chức sắc, nhà tu hành.

- Bảo đảm thực hiện nguyên tắc “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” theo Nghị quyết số 25/NQ-TW, theo đó, khi thực hiện giải quyết một vấn đề khó, nan giải, ngồi áp dụng quy định của pháp luật đòi hỏi phải tác động đối với chức sắc cao cấp, người đứng đầu, có uy tín trong tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Khi giải quyết

vấn đề tơn giáo phải có quan điểm quần chúng, thấy tơn giáo là đức tin, tình cảm thiêng liêng và nhu cầu không thể thiếu được của quần chúng nhân dân [1, tr. 3].

- Tôn giáo là một đối tượng rất đa dạng và nhạy cảm. Đặc biệt đối tượng quản lý là chức sắc, nhà tu hành-người đại diện cho tổ chức tôn giáo, một lực lượng được đào tạo rất cơ bản, có hệ thống, có trình độ học vấn và tri thức, có uy tín và ảnh hưởng lới đối với tín đồ và xã hội. Do vậy, đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo, ngồi tiêu chuẩn của một cơng chức, có bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm cơng tác, cần phải biết sâu về tơn giáo và trang bị cho mình kiến thức đa ngành và phương pháp luận biện chứng.

- Trong quản lý hoạt động tơn giáo nói chung và hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo nói riêng cần chú ý và sử dụng biện pháp “tự điều chỉnh”, nghĩa là, trong một số trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc khơng quy định vì tính nhạy cảm hoặc “đúng với tổ chức tôn giáo này nhưng không đúng với tổ chức tơn giáo khác” thì cần phải đấu tranh, thuyết phục, tác động đến người có uy tín, có ảnh hưởng trong chức Giáo hội để đưa nội dung đó vào hiến chương, điều lệ, nội quy, quy chế (hiến chương, điều lệ, nội quy, quy chế là những nội dung quy định chung về đường hướng hoạt động của giáo hội trong nhiệm kỳ và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.3.2 Những vấn đề đặt ra

Một bộ phận nhỏ chức sắc, nhà tu hành chưa mẫu mực, chưa thực sự nêu cao phẩm hạnh của nhà tu hành, vướng vào lối sống thực dụng, không lành mạnh, vi phạm giới luật người xuất gia. Đối với những trường hợp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có xử lý nghiêm, cho xuất tu hoặc đuổi học trả về cho Nghiệp sư, chẳng hạn như: tại khoá V của Học viện Phật giáo Việt

Nam tại Hà Nội, có 02 chức sắc, nhà tu hành có quan hệ nam nữ khơng lành mạnh đã bị xử lý đưa ra khỏi trường,....

Sự tác động của đời sống vật chất kinh tế thị trường cũng đã ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ chức sắc, nhà tu hành, bộ phận này đã coi việc xuất gia như là một nghề, ít chú ý đến tu học để trau dồi thân tâm mà chủ yếu vào học các trường để tìm “danh” nhưng thực chất là hành nghề đi “cúng” để kiếm tiền... Do đó, đã tạo nên dư luận không tốt về đạo đức, tư cách của người xuất gia trong tín đồ, ảnh hưởng uy tín của Phật giáo.

Xuất hiện tư tưởng ở một số chức sắc, nhà tu hành, nhất là chức sắc, nhà tu hành trẻ muốn ra nước ngoài để tu học. Trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch ở nước ngoài đang tập trung vào nhóm đối tượng này để lợi dụng thông qua việc quan tâm, chu cấp tiền bạc cho ăn học, qua đó để tuyên truyền tư tưởng vọng ngoại, chê bai việc tu học trong nước. Đã xuất hiện một vài hiện tượng cá biệt khi học ở nước ngồi có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ trở về nước, lại có thái độ thiếu thiện chí, phê phán những “bất cập” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thiếu tinh thần xây dựng Giáo hội. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể những người này đang có ý đồ chống phá Nhà nước, cũng như tìm cách phá vỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhưng cần lưu ý việc lợi dụng lôi kéo của các thế lực thù địch trong và ngoài nước cũng như phải có sự định hướng tốt về mặt tư tưởng cho một bộ phận chức sắc, nhà tu hành trẻ này, nếu khơng họ sẽ có những suy nghĩ lệch lạc và hiểu sai về phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gây sự bất lợi cho sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và bất lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với Phật giáo.

Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành là một trong những công tác trọng tâm luôn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như Nhà nước ta coi trọng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn được quan tâm, tạo điều kiện trong việc đào tạo lớp chức sắc, nhà tu hành kế cận có đạo hạnh và trí tuệ để gánh vác công việc của Giáo hội, với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Hơn 30 năm qua với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo như: đã có một hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cho chức sắc, nhà tu hành trẻ tương đối đầy đủ; năng lực, trình độ của chức sắc, nhà tu hành luôn ngày càng được nâng cao... tuy nhiên, trong công tác này Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng còn gặp nhiều thách thức cần phải được đổi mới để đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế, trong thời kỳ thế giới có nhiều biến động, xung đột sắc tộc, tơn giáo thì đào tạo, bồi dưỡng nhà tu hành trẻ của Giáo hội phải được quan tâm đúng mức cũng như có chiến lược đào tạo phù hợp là việc làm hết sức cần thiết.

Từ công tác đào tạo của Giáo hội Phật giáo cũng như quy định của pháp luật đã đặt ra một số vấn đề cần quan tâm giải quyết cho các tôn giáo nói chung, để tiến tới thống nhất, hịa hợp vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực đào tạo, góp phần thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo ngày càng tốt hơn.

Chương 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w