Công tác quản lý hoạt động đào tạo của nhà nước

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 67)

2.2.1 Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đào tạo

2.2.1.1 Các quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo

- Điều 24 Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo quy định

“1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc cơng khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.

Môn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là các môn học chính khố trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.

4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tơn giáo do Chính phủ quy định” [38, tr. 8].

- Điều 37 Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo quy định

“Người nước ngoài khi vào Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; được mang theo xuất bản phẩm tôn giáo và các đồ dùng tôn giáo khác để phục vụ nhu cầu của bản thân theo quy định của pháp luật Việt Nam; được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở tơn giáo như tín đồ tơn giáo Việt Nam; được

mời chức sắc tôn giáo là người Việt Nam để thực hiện các lễ nghi tơn giáo cho mình; tơn trọng quy định của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam” [38, tr. 20].

- Điều 14 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, về thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, quy định

“1. Tổ chức tôn giáo hợp pháp thành lập trường đào tạo những người chun hoạt động tơn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường, trong đó nêu rõ tên tổ chức tôn giáo đề nghị thành lập trường, sự cần thiết thành lập trường, tên trường, địa điểm dự kiến đặt trường kèm theo hồ sơ về đất đai, cơ sở vật chất, khả năng đảm bảo về tài chính, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quy mơ, chương trình, nội dung giảng dạy, dự thảo quy chế hoạt động, dự thảo quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, dự kiến Ban giám hiệu hoặc Ban giám đốc (gọi chung là Ban lãnh đạo) kèm theo danh sách trích ngang, dự kiến đội ngũ tham gia giảng dạy.

2. Trong chương trình đào tạo, mơn học về lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam là mơn học chính khố.

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và trả lời bằng văn bản cho tổ chức tôn giáo; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do” [19, tr. 17].

- Điều 15. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, quy định:

“1. Trước khi tuyển sinh, Ban lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm gửi bản thơng báo chỉ tiêu tuyển sinh đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở

Trung ương. Nội dung bản thông báo nêu rõ số lượng học viên dự kiến tuyển và các điều kiện bảo đảm.

Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản thông báo hợp lệ, nếu cơ quan quản lý nhà nước về tơn giáo ở Trung ương khơng có ý kiến khác thì nhà trường được thực hiện tuyển sinh theo nội dung đã thông báo.

2. Công dân Việt Nam theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tơn giáo là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hành chính đối với trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo trên địa bàn;

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, các cơ quan liên quan hướng dẫn chương trình, nội dung và kiểm tra việc giảng dạy môn lịch sử Việt Nam, pháp luật Việt Nam theo quy định của pháp luật” [19, tr. 18].

- Điều 16 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP về người nước ngoài theo học tại các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo ở Việt Nam, quy định:

“1. Người nước ngoài theo học tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất, nhập cảnh và các quy định pháp luật khác có liên quan; được Ban lãnh đạo nhà trường đồng ý và làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương xem xét, quyết định.

Ban lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm gửi hồ sơ của người nước ngồi xin theo học tại trường đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương.

a) Văn bản đề nghị của nhà trường về việc người nước ngoài đăng ký theo học, trong đó nêu rõ tên trường, họ và tên, quốc tịch, lý do, thời gian theo học của người nước ngoài tại trường;

b) Bản sao hộ chiếu của người nước ngoài đăng ký theo học được dịch sang tiếng Việt có chứng thực;

c) Các giấy tờ liên quan theo quy định tuyển sinh của nhà trường.

2. Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tơn giáo ở Trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Người nước ngoài trong thời gian theo học và sau khi tốt nghiệp trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo nếu hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phải tuân thủ quy định tại các Điều 37, 39, 40 và 41 của Nghị định này” [19, tr. 19].

- Điều 17 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP về giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, quy định:

“1. Tổ chức tôn giáo khi giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tơn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thơng báo đến Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ lý do, phương thức giải thể.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến bằng văn bản về việc giải thể.

2. Đất đai, tài sản của trường khi giải thể được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành” [19, tr. 20].

- Điều 38 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP về việc tham gia hoạt động tơn giáo, khóa đào tạo tơn giáo ở nước ngồi, quy định:

“1. Tổ chức, cá nhân tôn giáo khi tham gia hoạt động tơn giáo, khóa đào tạo tơn giáo ở nước ngồi có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương.

Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ mục đích, chương trình, thời gian, địa điểm hoạt động tơn giáo, khóa đào tạo tơn giáo ở nước ngồi mà tổ chức, cá nhân tôn giáo ở Việt Nam được mời tham gia;

b) Giấy mời tham gia hoạt động tôn giáo hoặc văn bản chấp thuận đào tạo của tổ chức, cá nhân tơn giáo ở nước ngồi;

c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo quản lý trực tiếp.

2. Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tơn giáo ở Trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Chức sắc, nhà tu hành, tín đồ sau khi hồn thành khóa đào tạo về tơn giáo ở nước ngồi, nếu được tổ chức tơn giáo ở nước ngoài phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, khi về Việt Nam hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo quản lý trực tiếp có trách nhiệm đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 19 Nghị định này” [19, tr. 20].

2.2.1.2 Các quy định của pháp luật đất đai liên quan đến tôn giáo

- Điều 99 Luật đất đai quy định về đất do cơ sở tôn giáo sử dụng như sau: “1 Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện tích giao cho cơ sở tơn giáo” [40, tr. 58].

- Điều 52 Luật đất đai quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

“1 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” [40, tr. 56].

- Điều 125 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất như sau:

“1. Người có nhu cầu xin giao đất, thuê đất liên hệ với cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm vụ thỏa thuận địa điểm hoặc tổ chức phát triển quỹ đất nơi có đất để được giới thiệu địa điểm sử dụng đất.

2. Sau khi có văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng cơng trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định, người xin giao đất, thuê đất nộp hai (02) bộ hồ sơ tại Sở Tài ngun và Mơi trường nơi có đất; hồ sơ gồm:

a) Đơn xin giao đất, thuê đất;

b) Văn bản thỏa thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng cơng trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định,…” [15, Tr. 86, 87, 88].

2.2.1.3 Các quy định của Pháp luật về xây dựng liên quan đến tôn giáo

- Điều 63 Luật Xây dựng quy định về Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng như sau:

1. Tùy theo tính chất, quy mơ cơng trình, hồ sơ xin cấp giấp phép cơng trình bao gồm những tài liệu chủ yếu sau đây:

a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng; b) Bản vẽ thiết kế xây dựng cơng trình;

c) Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”,…[39, Tr. 164].

- Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 quy định về điều kiện cấp giấy phép cơng trình tơn giáo như sau:

“a) Đối với cơng trình tơn giáo phải có văn bản chấp thuận của Ban Tơn giáo cấp có thẩm quyền”[18, tr. 173].

- Điểm a, Khoản 6, Điều 9 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP quy định về thời gian cấp giấy phép cơng trình tơn giáo như sau:

“a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với cơng trình;…” [18, tr. 174].

- Điều 14 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với cơng trình tơn giáo như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các cơng trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; cơng trình tơn giáo;…” [18, tr. 175].

2.2.1.4 Các quy định của Luật Giáo dục 2005

- Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác. Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân [41, tr. 114].

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường cơng lập do nhà nước thành lập, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngồi ngân sách nhà nước.

2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường cơng lập giữ vai trị nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân…” [41, tr. 114, 115].

2.2.2 Những nội dung cơ bản quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành

Nghiên cứu nội dung quản lý nhằm tìm ra những nét đặc trưng của đối tượng, thơng qua đó giúp cho các nhà quản lý có những chính sách, phương pháp quản lý phù hợp. Quản lý nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực, tương ứng với mỗi lĩnh vực có một loại đối tượng quản lý. Đối tượng quản lý đối với hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tơn giáo thực hiện hoạt động đào tạo (thành lập trường, hoạt động đào tạo, đăng kí chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung giảng dạy, chương trình giảng dạy, điều lệ hoạt động của trường) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một số đặc điểm, nội dung quản lý đối với hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo như sau:

Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo để đào tạo ra những thế hệ kế cận chăm lo phát triển giáo hội, củng cố đức tin, mở rộng địa bàn, phát triển tín đồ là cơng việc có tính lịch sử và phù hợp với nhu cầu phát triển chung của giáo hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Nhà nước không đặt ra điều kiện khi nào thì Giáo hội Phật giáo được thành lập trường vì việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo (chức sắc, nhà tu hành) là công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm. Giáo hội Phật giáo xét thấy có nhu cầu thành lập trường thì gửi hồ sơ đến Thủ tướng Chính phủ, qua Ban Tơn giáo Chính phủ.

Tuy nhiên, Giáo hội Phật giáo phải gửi hồ sơ về việc thành lập trường đến Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Tơn giáo Chính phủ), hồ sơ phải đầy đủ các nội dung như: Đề án thành lập trường, trong đó nêu rõ sự cần thiết thành lập trường, tên trường, dự kiến địa điểm đặt trường, kèm theo hồ sơ về đất đai, cơ sở vật chất, khả năng bảo đảm về vật chất, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, quy mơ, chương trình, nội dung giảng dạy, dự thảo quy chế giảng dạy, dự thảo quy chế tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, danh sách trích ngang dự kiến Ban giám đốc và giảng viên. Khi xét thấy hồ sơ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định và sự cần thiết, mục đích thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo của Giáo hội Phật giáo và nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và đất đai bảo đảm được các quy định của pháp luật liên quan và đây là nhu cầu thực sự, chính đáng thì Ban Tơn giáo Chính phủ tham mưu

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w