Dự báo xu hướng hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

3.1 DỰ BÁO XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CHỨC SẮC,NHÀ TU HÀNH PHẬT GIÁO NHÀ TU HÀNH PHẬT GIÁO

3.1.1 Môi trường và sự tác động đến hoạt động đào tạo

Thế giới đang hướng tới việc đề cao một tơn giáo hồ bình, hữu nghị, khơng xung đột thơng qua việc Đại hội đồng Liên hợp quốc tại phiên họp thứ 54 (tháng 12/1999) đã lấy ngày Tam hợp Đức Phật (ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết bàn), tương ứng với ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch hàng năm của Việt Nam làm ngày lễ hội Văn hố Tơn giáo thế giới. Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia chậm hoặc đang phát triển. Tồn cầu hố đồng nghĩa với việc mỗi một quốc gia đều có sự đan xen của các quan hệ song phương, đa phương trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phịng,…

Tơn giáo là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng. Tơn giáo nói chung cũng như đạo Phật ở Việt Nam nói riêng, chịu rất nhiều sự chi phối bởi các yếu tố kinh tế, văn hố, xã hội…, thơng qua sự giao lưu giữa các quốc gia. Có thể thấy, trong những năm qua một số tổ chức Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm cả nhóm có tinh thần dân tộc và nhóm cực đoan) đã có nhiều mối liên hệ và tác động tới Phật giáo trong nước. Nhóm các vị sư vì dân tộc thơng qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam để có những hỗ trợ, đóng góp xây dựng Giáo hội, xây dựng đất nước cũng như cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức các hoạt động truyền bá Phật pháp và lòng yêu nước tới cộng đồng bà con Phật tử ở nước ngồi. Nhóm cực đoan thì thơng qua các quan hệ hợp tác văn hố, tơn giáo hay các hoạt động thăm thân, du lịch..., quay trở về Việt Nam tìm mọi cách tác động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo ở nước ta, mặt khác lôi kéo, dụ dỗ chức sắc, nhà tu hành Việt Nam du học ở nước ngoài đi sang nước thứ ba, tổ chức những hoạt động làm phương hại tới quyền lợi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của đất nước Việt Nam.

Các thế lực thù địch tăng cường sử dụng âm mưu “diễn biến hồ bình” trong đó có vấn đề lợi dụng tơn giáo nhằm xố bỏ hệ thống chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản.

Trong những năm qua, thế giới đã từng bước chuyển dịch từ trạng thái “đối đầu” sang “đối thoại” giữa các quốc gia, ưu thế thường nghiêng về các cường quốc (như: Mỹ, Pháp,…). Dưới các khẩu hiệu: Hồ bình, hợp tác, hỗ trợ, phát triển,… ẩn chứa sự phức tạp khơn lường của “diễn biến hồ bình”. Các thế lực thù địch ln tìm mọi cách mua chuộc, lôi kéo một số phần tử thiếu hiểu biết trong các tơn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng để lợi dụng những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý và đối xử với tôn giáo của các ngành, các cấp ở Việt Nam để phát triển quần chúng tín đồ, tạo lực lượng làm hậu thuẫn đối trọng với nhà nước. Tìm cách gây rối, xúi giục để

tạo ra những mâu thuẫn giữa chính quyền với nhân dân, gây mất ổn định về an ninh chính trị, xã hội, thơng qua đó để thổi phồng sự việc, tuyên truyền xuyên tạc ra nước ngồi về tình trạng xâm phạm đến nhân quyền tôn giáo ở Việt Nam. Không thể loại trừ việc Hạ viện Mỹ thông qua các đạo luật Tự do tín ngưỡng, tơn giáo quốc tế, đạo luật về nhân quyền ở Việt Nam,…để can thiệp công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.

Nhận thức đối với công tác tôn giáo trong những năm qua của Đảng, Nhà nước đã được tăng cường và có những thay đổi được dư luận thế giới và các tơn giáo đánh giá là tích cực. Nghị quyết 24 NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành TW Đảng khố VI về cơng tác tơn giáo đã xác định: “Tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài; Tín ngưỡng, tơn giáo cịn là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới", đến Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành TW khố 9 về cơng tác tơn giáo, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đồn kết tồn dân tộc”. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng có những chủ trương cụ thể đối với từng tơn giáo, trong đó có Phật giáo.

Từ chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thể chế ra thành các văn bản pháp luật như Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 quy định về các hoạt động tôn giáo; Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 19/4/1999 quy định về các hoạt động tơn giáo; Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/6/2004 do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI ban hành; Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012

quy định chi tiết biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo, Nghị định này thay thế Nghị định số 22/2005/NĐ-CP. Các quy định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo ngày càng cụ thể, rõ ràng, cởi mở và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát triển.

Các tín ngưỡng, tơn giáo sẽ tiếp tục nảy sinh, phát triển cùng với sự biến đổi của đời sống xã hội, của thiên nhiên trên thế giới. Việt Nam là nước đa dân tộc, đa tơn giáo với chính sách tơn trọng, tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước thì trong thời gian tới sẽ có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo nảy sinh, hoạt động của các tín ngưỡng, tơn giáo cũng ngày càng thêm đa dạng, phức tạp, tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới sự phát triển kinh tế, an ninh chính trị và trật tự xã hội Việt Nam.

3.1.2 Xu hướng hoạt động đào tạo trong các trường Phật giáo

Trong năm tới, nhu cầu học của chức sắc, nhà tu hành còn tăng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục xin phép thành lập thêm các Trường Trung cấp Phật học ở một số địa phương chưa có trường, mặc dù số lượng các Trường Trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay nếu tính về tỉ lệ có thể nói đã “hơn nhiều” so với số chức sắc, nhà tu hành trẻ cần học song do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vẫn giữ cung cách quản lý “dĩ hồ vi q” của mình và hiện tượng “địa phương” của các Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh vẫn còn tiếp diễn. Điều này, nếu không được chấn chỉnh sẽ đưa các cơ quan nhà nước vào thế bị động trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này: nếu không đồng ý cho phép thành lập thì Giáo hội cho rằng Nhà nước khơng ủng hộ, Nhà nước không tạo điều kiện cho Giáo hội trong khi Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc; nếu cho phép thành lập thì tạo ra hiện tượng thừa các Trường Trung cấp Phật học, như vậy khó đảm bảo cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo và

phát triển về mọi mặt, trong đó có vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trẻ theo yêu cầu của Giáo hội đã đề ra.

Trước sự phát triển đa dạng của xã hội, Phật giáo thể hiện vai trò nhập thế và phát huy chức năng xã hội của mình, để phù hợp với yêu cầu xã hội, nhu cầu học Phật của các đối tượng khác nhau cũng như nhu cầu học các ngành học khác trong hệ thống giáo dục Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xin phép Nhà nước cho chuyển đổi các lớp Cao đẳng Phật học thành các Trường Cao đẳng đa ngành học, có tổ chức và bộ máy độc lập với các Trường Trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam và loại hình Trường này sẽ xuất hiện.

Do đặc điểm về bằng cấp trong Giáo hội khác ngoài đời, việc học cao cấp Phật học bằng cấp chưa được trong nước công nhận là bằng cử nhân nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề xuất xin phép Nhà nước thừa nhận văn bằng cử nhân Phật học tương đương hệ thống văn bằng quốc gia. Từ trước đến nay, chúng ta không công nhận văn bằng này vì cho rằng các Học viện Phật giáo là các Trường đào tạo chức sắc tôn giáo, không nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhưng văn bằng này đã được một số nước công nhận để cho phép chức sắc, nhà tu hành sinh Phật giáo Việt Nam theo học Chương trình trên Đại học như: Ấn Độ, Đài Loan,... Do trước đây để tạo điều kiện cho sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã có đề nghị các nước này cơng nhận các văn bằng cử nhân Phật học này như các văn bằng cử nhân khác của hệ thống giáo dục quốc dân. Tương lai không xa khi chất lượng đào tạo của các Học viện Phật giáo nâng lên Nhà nước phải xem xét công nhận bằng Học viện Phật giáo tương đương bằng cử nhân ở Việt Nam (với điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí theo Luật Giáo dục Việt Nam).

Trước giải phóng năm 1975, miền Nam có Viện Đại học Vạn Hạnh là một trường đại học như mơ hình trường đại học dân lập hiện nay do Giáo hội

Phật giáo Việt Nam thống nhất tổ chức, số sinh viên các khoa lên đến trên 1000 người. Sau năm 1975, trường này ngưng hoạt động và Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh ra đời trên cơ sở vật chất của trường này. Nay, trong xu thế hội nhập, dân chủ hóa và mở cửa, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh với nịng cốt là một số giảng sư của Viện Đại học Vạn Hạnh trước đây, thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xin phép thành lập Trường Đại học Quảng Đức - một mơ hình Trường tư thục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân mà nền tảng xây dựng là từ Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó sẽ phát triển sang các loại hình Học viện khác. Đây là một vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về tơn giáo hiện nay. Bởi, nếu cho phép thì sẽ trái với quy định tại Điều 19 Luật Giáo dục năm 2005 quy định không cho phép tuyên truyền tôn giáo tại các trường trong hệ thống quốc dân, ngược lại, nếu khơng cho phép thành lập thì sẽ có sự so sánh: tại sao thời chính quyền cũ, Phật giáo Việt Nam được thành lập Trường Đại học Vạn Hạnh, vừa đào tạo chức sắc Phật giáo vừa là một ngôi trường nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân và một loạt các Trường Bồ Đề cấp 1, cấp 2, cấp 3 - một dạng trường học sơ trung cấp Phật học như hiện nay đều do Phật giáo Việt Nam quản lý và điều hành, trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ xin phép thành lập một Trường Đại học dạng tư thục, trong đó chỉ có một khoa đào tạo Phật học lại khơng được phép và do đó có thể cho rằng Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát triển về mặt giáo dục và đào tạo (Điều 19 Luật Giáo dục không cho phép giảng dạy, truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong các trường, cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân) [41, Tr. 114].

3.2 DỰ BÁO TÌNH HÌNH TƠN GIÁO VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ VỀ TƠN GIÁO

Vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề toàn cầu hiện nay và của thiên niên kỷ, do vậy, ta cần giải quyết trong một tư duy lâu dài, nhiều thế hệ và linh hoạt.

3.2.1 Tình hình tơn giáo nói chung

Về vị trí, vai trị của tín ngưỡng, tơn giáo và tổ chức tơn giáo trong thời kỳ đổi mới đất nước, việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong điều kiện mở rộng dân chủ và hội nhập quốc tế. Việc phục hồi các loại hình tín ngưỡng đơi khi vượt quá phạm vi truyền thống vốn có của sinh hoạt tín ngưỡng. Sự thâm nhập của các tổ chức tôn giáo mới, sự mở rộng các hoạt động truyền giáo, sự hình thành các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới, vấn đề xung đột tôn giáo.

Vấn đề quan hệ quốc tế của các tổ chức tơn giáo trong điều kiện chính sách mở rộng hợp tác và quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước. Vấn đề giải quyết hoạt động lợi dụng tôn giáo, sử dụng tơn giáo chống chính quyền của một số thế lực phản động trong và ngoài nước. Về mơ hình quản lý nhà nước đối với tơn giáo trong thời kỳ đổi mới.

Vấn đề chống Đảng Cộng sản và ý thức hệ trong chức sắc, tín đồ Cơng giáo; mối quan hệ Nhà nước Việt Nam với Giáo hội Cơng giáo và Vatican. Việc giải quyết nhóm tự xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và một số phần tử liên quan; vấn đề Phật giáo Khơ-me Nam tông và mối quan hệ quốc tế. Ảnh hưởng về phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc; những vấn đề tồn tại sau khi bình thường hố hoạt động của đạo Tin lành.

Vấn đề mâu thuẫn nộ bộ trong các tôn giáo, nhất là trong Phật giáo; về tranh chấp và đòi lại cơ sở, đất đai do lịch sử để lại của các tôn giáo, nhất là trong đạo Cơng giáo; hoạt động của các nhóm li khai trong đạo Cao đài, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tin lành,…

Các thế lực phản động trong nước và quốc tế vẫn tìm mọi cách lợi dụng tơn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Lợi dụng chức sắc, nhà tu hành trẻ tuổi; chức sắc, nhà tu hành đang theo học tại nước ngồi lơi kéo, dụ dỗ để đối đầu với chính quyền, lơi kéo, kích động nhân dân gây bạo loạn chính trị, bạo động có vũ trang.

Với đặc điểm là một tơn giáo có q trình gắn bó với dân tộc, đạo Phật có được những dấu ấn sâu sắc trong tâm tư, tình cảm của các tầng lớp, thế hệ nhân dân Việt Nam. Cùng với xu thế phục hồi, phát triển của các tôn giáo trên thế giới và những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng hội tụ được những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ theo hướng tuân thủ pháp luật, hoà đồng với các tôn giáo khác và tiếp tục ảnh hưởng tới đời sống xã hội.

Giáo hội đẩy mạnh các hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu nhà theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả, nhằm đào tạo ra một đội ngũ chức sắc, nhà tu hành có trình độ thế học và Phật học, đáp ứng được yêu cầu củng cố và phát triển tổ chức, phát triển tín đồ; đẩy mạnh các hoạt động y tế, giáo dục, từ thiện xã hội, các hoạt động hợp tác quốc tế trong đó có hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành ở nước ngoài. Với cơ chế mở rộng, thơng thống của pháp luật Việt Nam và điều kiện để theo học các trường tôn giáo của Giáo hội, thời gian tới một số người nước ngoài sẽ vào Việt Nam tu học trong các trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành Phật giáo. Bên cạnh các xu hướng tích cực là chủ yếu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn chịu sự tác động từ những

Một phần của tài liệu Th s chính trị học , quản lý hoạt động đào tạo chức sắc, nhà tu hành phật giáo ở việt nam hiện nay (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w