Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế nhưng đã biết phát triển triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trắ địa lý và nguồn lực con người để có được những bước phát triển vượt bậc. Diện tắch nước này chỉ có 710km2 nhưng có tới hơn 5,6 triệu người hiện đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2 triệu người nước ngoài. Du lịch của Singapore những năm vừa qua đạt được những thành tựu vượt bậc. Theo công bố mới nhất của Euromonitor International, Singapore hiện đang ở vị trắ thứ 4 trong bảng xếp hạng danh sách top 100 điểm đến du lịch trên thế giới, vượt qua London và hứa hẹn trở thành điểm đến có số người tói du lịch nhiều thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 (Việt Hà, 2017).
Để có được kết quả này, phải kể đến sự thành công của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn của Chắnh phủ Singapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến lược, xây dựng nhiều kế hoạch phát triển du lịch khác nhau như: ỘKế hoạch du lịch SingaporeỢ (năm 1968), ỘKế hoạch phát triển du lịchỢ (năm 1986), ỘKế hoạch phát triển chiến lượcỢ (năm 1993), ỘDu lịch 21Ợ (năm 1996), ỘDu lịch 2015Ợ (năm 2005), ỘĐịa giới du lịch 2020Ợ (năm 2012)Ầ (Trần Thị Hồng Lan, 2017).
Với ỘKế hoạch phát triển du lịchỢ (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khơi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India, Kampong Giam, sông Singapore. Với ỘKế hoạch Phát triển chiến lượcỢ (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch... Năm 1996, Singapore triển khai ỘDu lịch 21Ợ, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch, chiến lược ỘNhà vô địch du lịch SingaporeỢ (Trần Thị Hồng Lan, 2017).
Trong ỘDu lịch 2015Ợ (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chắnh với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển
Singapore thành một điểm du lịch Ộphải đếnỢ, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch... Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singapore đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đơ Sing, đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing (Trần Thị Hồng Lan, 2017).
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triên du lịch của Việt Nam nói chung và của thị xã Hồng Mai, tỉnh Nghệ An nói riêng.
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Malaysia
Malaysia là quốc gia có ngành cơng nghiệp du lịch phát triển nhất trong khu vực ASEAN, đồng thời cũng là đất nước rất thành công trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, đặc biệt là thương hiệu ỢMalaysia - Châu Á đắch thựcỢ (Malaysia - Truly Asia). Trong kế hoạch phát triển kinh tế của Malaysia, du lịch được xác định là ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất và tạo ra nhiều việc làm cho đất nước. Trong khối ASEAN, Malaysia cũng được đánh giá là một trong những nước đứng đầu về du lịch trên cả 2 phương diện: thu hút khách du lịch đến Malaysia và người Malaysia đi du lịch nước ngoài. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2010, Malaysia là một trong 10 nước trên thế giới có lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất với 24,5 triệu lượt khách và doanh thu du lịch đạt 180,8 tỷ USD. Năm 2014, dù gặp tới 2 thảm họa hàng không khiến ngành du lịch nước này lao đao, song Malaysia vẫn thu hút được tới 27,5 triệu lượt khách, doanh thu từ khách du lịch quốc tế lên tới 72 tỷ Ringgit, tương đương 414.000 tỷ đồng (Hồng Hà, 2016).
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chắnh là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Hai hướng chắnh trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn mơi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc
gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng tắnh cân bằng và tắnh bền vững (tầm quan trọng của lợi ắch cộng đồng). Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện có tầm quan trọng quốc gia gồm: ỘMalaysia ngôi nhà thứ 2 của tôiỢ để khuyến khắch người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm, tập trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trắ, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục... (Vũ Đình Thường, 2015).
Về quy hoạch du lịch, Malaysia khơng có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có ỘKế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020Ợ nhằm thu hút các thị trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chắnh với các chức năng cụ thể đã được xác định trong Chiến lược Phát triển du lịch từ những năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có tắnh quốc gia này, các địa phương, thậm chắ doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể (Vũ Đình Thường, 2015).
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan
Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Ngành du lịch là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lượng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nước trong khối ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, BỉẦ (Hà Trang, 2017).
Một số kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan có thể kể đến là: Một là, chắnh sách xuất nhập cảnh. Thái Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong việc thực hiện chắnh sách ỘBầu trời mởỢ. Thái Lan đã có những biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho cơng dân các nước vào du lịch Thái Lan. Hiện nay công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến Thái Lan với mục đắch du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm. Nếu như công dân của những nước đến du lịch Thái Lan thông qua các điểm nhập cảnh ở các nước tiếp giáp biên giới với Thái Lan thì sẽ
được miễn visa du lịch trong thời hạn 15 ngày, ngoại trừ công dân Malaysia được miễn visa du lịch nếu lưu trú khơng q 30 ngày. Thái Lan đã có thỏa thuận song phương về miễn visa với các nước như Brazil, Hàn Quốc và Pê ru, Ác-hen-ti-na, Chi Lê. Các thỏa thuận này cho phép cơng dân các nước trên có hộ chiếu ngoại giao hay phổ thông đều được miễn visa đối với mỗi lần viếng thăm Thái Lan không quá 90 ngày. Cơng dân nước ngồi viếng thăm Thái Lan với mục đắch kinh doanh có thể dùng visa loại ỘBỢ trong vòng 3 năm. Loại visa này được phát hành cho giới doanh nhân và có giá trị trong vịng 3 năm, cho phép người giữ visa có thể viếng thăm thường xuyên mà không cần xin visa cho mỗi lần đi trong thời hạn 3 năm và ở tại các khách sạn của Thái Lan trong thời gian không quá 90 ngày đối với mỗi lần viếng thăm (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Hai là, chắnh sách thuế. Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của việc mua sắm ở Thái Lan là chắnh sách thuế. Du khách đến Thái Lan theo visa du lịch sẽ được hoàn lại thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) (thuế suất 7%) đối với những hàng hóa đã được mua tại các cửa hàng có treo biển hiệu ỘHoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịchỢ. Ngồi ra, các địa điểm bán hàng thủ cơng địa phương của Thái Lan cũng được chắnh phủ miễn thuế VAT. Các cơng ty lữ hành có thu nhập thấp hơn 600.000 baht cũng được miễn thuế VAT. Với các công ty lữ hành có thu nhập lớn hơn 600.000 baht nhưng ắt hơn 1.200.000 bath thì được quyền lựa chọn chỉ nộp 1,5% thuế doanh thu hoặc nộp thuế VAT thông thường (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Ba là, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch chữa bệnh, du lịch nông nghiệp, du lịch mua sắmẦ cùng các biện pháp truyền thông, marketing nhằm khuyến khắch chi tiêu của du khách (Nguyễn Thành Tấn, 2011).