TỘI XÂM PHẠM QUYỀN BẦU CỬ, QUYỀN ỨNG CỬ CỦA CÔNG DÂN

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 48 - 51)

5 0

đồng, sau khi nghe C nói vậy, bà D đã gạch tên ơng H trong phiếu bầu. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, người phạm tội thực hiện hành vi gian dối đẻ lừa người khác bằng nhiều thủ đoạn khác nhau với mục đích làm cho người khác khơng thực hiện được hoặc không thực hiện đúng hoặc đầy đủ quyền bầu cử, quyền ứng cử của mình, chứ khơng chỉ có dùng thủ đoạn quỷ quyết. Do đó, khi xác định người phạm tội có hành vi lừa gạt chỉ cần xác định họ có hành vi gian dối là đủ mà khơng cần xác định động cơ của người phạm tội (có thể là lừa gạt, lừa bịp, lừa dối, lừa lọc, lừa phỉnh...)

Cần phân biệt lừa gạt với lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, là tội phạm xâm phạm quyền sở hữu quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. Nhà làm luật dùng thuật ngữ lừa gạt cũng chính là để phân biệt với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản19

Mua chuộc là dung tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần để lơi kéo người khác theo ý

mình làm chấp hành làm cho người khác khơng thực hiện được hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, quyền ứng cử của họ. Ví dụ: Đỗ Văn N vì sợ khơng trúng vào đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nên đã sai thuộc hạ tổ chức mua chuộc các cử tri, bằng cách dùng tiền ngân sách chi bồi dưỡng để bỏ phiếu cho N. Hành vi mua chuộc để xâm phạm quyền bầu cử của công dân thường mua chuộc nhiều người, nhưng đối với quyền ứng cử thì thường mua chuộc một hoặc vài người. Ví dụ: Tại khu vực bỏ phiếu số 10, danh sách ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là 5 người, trong đó có Nguyễn Văn Th là Giám đốc Sở giáo dục và chị Trần Kim D là Phó hiệu trưởng Trường Phổ thơng trung học. Nguyễn Văn Th sợ mình khơng trúng cử, nên đã vận động chị D rút lui khỏi danh sách ứng cử và hứa sẽ bổ nhiệm chị D lên Hiệu trưởng.

Cưỡng ép là hành vi dùng quyền lực hăm doạ, dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ép

buộc người khác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, quyền ứng cử của họ. Ví dụ: Hồng Cơng Th đã được Bùi Văn M mua chuộc nên đã đe doạ một số cử tri phải bỏ phiếu cho Bùi Văn M nếu khơng sẽ bị gây khó dễ trong việc mua bán ở chợ. Vì sợ, nên một số cử tri này đã phải bỏ phiếu cho Bùi Văn M. So với Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hành vi cưỡng ép là hành vi mới được quy định trong cấu thành tội phạm, nhưng khơng vì thế mà cho rằng nếu người phạm tội thực hiện hành vi này trước 0 giờ 00 ngày 1-7- 2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện thì khơng cấu thành tội phạm, mà hành vi

cưỡng ép phải được coi là dùng thủ đoạn khác và người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm

hình sự về tội xâm phạm quyền bẩu cử của công dân. Tuy nhiên, nếu là xâm phạm quyền ứng cử thì khơng phải là tội phạm vì hành vi xâm phạm quyền ứng cử mới được quy định là hành vi phạm tội.

Thủ đoạn khác là những thủ đoạn không phải là lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép.

Nhà làm luật quy định như vậy là có ý dự phịng những trường hợp khơng phải là lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép mà vẫn cản trở quyền bầu cử, quyền ứng cử của cơng dân thì vẫn là hành vi cấu thành tội phạm này. Ví dụ: Tại phịng bỏ phiếu, Nguyễn Văn X khơng trực tiếp lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép bất cứ cử tri cụ thể nào nhưng lại tuyên truyền, vận động mọi người tập trung bỏ phiếu cho ông Mai Văn D, bị những người có trách nhiệm nhắc nhở nhiều lần nhưng X khơng chấm dứt hành vi của mình.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w