Phạm tội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 76)

Là trường hợp xâm phạm quyền tác giả mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, là cấu thành cơ bản của tội phạm, được quy định tại khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự có hình phạt phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng và cũng là một trong những trường hợp có khung hình phạt nhẹ nhất vì mức cao nhất của phung hình phạt cũng chỉ là loại hình phạt cải tạo khơng giam gữi.

So với khoản 1 Điều 126 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn nên được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới phát hiện xử lý. Ngồi hình phạt nhẹ hơn, khoản 1 Điều 131 cịn quy định các tình tiết là dấu hiệu định tội như: “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm”. Đây là nhưng tình tiết làm ranh giới phân biệt hành vi phạm tội với hành vi vi phạm hành chính.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự, Tồ án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi trong các hành vi quy định từ điểm a đến điểm d khoản 1 của điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tồ án có thể áp dụng hình phạt tiền, chỉ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, khơng có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Đây là một trong rất ít trường hợp khơng quy định hình phạt tù đối với người phạm tội, hình phạt cải tạo khơng giam giữ là loại hình phạt nặng nhất đối với người phạm tội này. Điều này, cho thấy chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội này chủ yếu lấy giáo dục là chính; sau khi đã bị xử phạt hành chính mà họ vẫn cịn vi phạm thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng ngay cả khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng khơng áp dụng biện pháp nghiêm khắc đối với họ.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG XIII và CHƯƠNG XV các tội xâm PHẠM QUYỀN tự DO, dân CHỦ của CÔNG dân và các tội xâm PHẠM CHẾ độ hôn NHÂN và GIA ĐÌNH (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w