Phân tích ROCE

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 56 - 90)

Nếu đứng trên góc độ của các cổ đông của công ty thì vốn đầu tư nên là vốn cổ phần thường. Vì vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE) là một trong những tỷ số được cổ đông công ty quan tâm nhiều nhất.

Trong đó:

2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009

ROCE 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%

TSSL trên doanh thu đã điều chỉnh 3.58% 6.29% 6.19% 8.36% -5.48% 11.96%

TSSL trên doanh thu trước thuế 3.88% 6.90% 6.73% 8.36% -5.46% 12.42%

Tỷ lệ giữ lại thuế 92.38% 91.22% 92.03% 100.00% 100.00% 96.36%

Hiệu suất sử dụng tài sản 0.9518 1.0542 1.4060 1.0187 1.2462 0.9976

ROCE của BHS đạt mức cao nhất vào 2 năm 2004 - 2005 (hơn 30%), chủ yếu do đòn bẩy tài chính của công ty quá cao trong 2 năm này.

Đến giai đoạn2006 và 2007, đòn bẩy tài chính của công ty giảm còn khoảng 1.77 lần, nên mức tỷ suất sinh lợi này có xu hướng quay về mức 15% - 20%. Xét trong giai đoạn này thì ROCE của năm 2007 thấp hơn so với năm 2006, điều này được lý giải bởi hiệu suất sử dụng tài sản của công công ty bị giảm (nguyên nhân đã trình bày ở trên).

Tuy nhiên, đến năm 2008, ROE của công ty lại giảm nghiên trọng (-12.16%). Nguyên nhân chính của việc này là do thu nhập ròng của công ty sụt giảm đột biến bất thường trong năm 2008 (đã được trình bày ở phần trên):

• Giá mua mía nguyên liệu tăng cao làm cho giá vốn tăng.

• Lãi suất vay tăng đột biến lên gấp đôi làm cho chi phí lãi vay của công ty cũng bị tăng lên gấp đôi theo.

• Cuối cùng, công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh.

Trong 3 quý đầu 2009, giá bán đường ra tăng đã làm doanh thu của công ty tăng mạnh, cùng với đó là việc giảm đầu tư vào vốn luân chuyển, đã làm cho công ty có một mức tỷ suất sinh lợi ROCE khá cao.

Nếu xét đến từng thành phần trong khoản mục ROCE, ta nhận thấy đòn bẩy và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu là 2 chỉ tiêu đáng được quan tâm nhiều nhất.

Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của BHS vẫn đang ở trong xu hướng tăng qua các năm, chỉ duy nhất năm 2008 là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bị giảm đột ngột. Tác động của thuế đối với tỷ suất sinh lợi trên doanh thu không cao, vì trong giai đoạn này, công ty đang hưởng mức ưu đãi thuế là 7.5% và 0% nên tỷ lệ giữ lại thuế luôn đạt ở mức cao (không dưới 92%).

Nói đến đòn bẩy, ta nhận thấy ngay rằng BHS là một công ty có sử dụng yếu tố đòn bẩy nợ khá cao, cao nhất là trong năm 2004 và 2005. Điều này góp phần làm phóng đại mức ROCE, tuy nhiên, đòn bẩy là một nhân tố chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, có thể khiến cho ROCE của BHS biến động bất thường.

Bảng số liệu ROA của BHS, SBT và LSS 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 SBT - - 13.39% 11.92% 4.79% 7.19% LSS - - - 10.26% 11.37% 12.46% BHS 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70%

Bảng số liệu ROCE của BHS, SBT và LSS

2004 2005 2006 2007 2008 3 quý

đầu 2009

SBT - - 14.55% 12.63% 5.33% 7.79%

BHS 34.51% 38.78% 20.40% 14.61% -12.16% 21.21%

Nhìn chung, ROCE và ROA của BHS có mức độ biến động cao hơn so với LSS và SBT, cho thấy rủi ro khi đầu tư vào BHS sẽ lớn hơn, tuy nhiên tỷ suất sinh lợi lại không được hưởng cao tương ứng với mức rủi ro đó. Điển hình nhất là ROA của BHS thường thấp hơn so với ROA của SBT và LSS. Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của công ty vẫn còn khá kém nếu so với cả ngành. Tình hình có lẽ sẽ lạc quan hơn trong năm 2009, khi mà mức ROA và ROCE của BHS tăng trưởng trở lại và đạt được mức sinh lợi cao hơn so với 2 công ty kia.

4.5. Kết luận

2004 2005 2006 2007 2008

Cổ tức Cp thường 9,720,000,000 16,200,000,000 24,300,000,000 30,325,908,600 0

Tỷ lệ chi trả cổ tức 56.09% 47.63% 51.24% 56.54% 0.00%

Tỷ lệ tăng trưởng 15.15% 20.31% 9.95% 6.35% -12.16%

Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn của BHS có thể đạt ở mức 8%, tuy nhiên, để mức tăng trưởng này giữ ổn định thì công ty cần phải có nhiều cải thiện trong công tác quản lý và đầu tư.

Chính việc đầu tư chứng khoán quá cao đã tạo cho BHS một khoản thua lỗ ròng đến 43 tỷ trong năm 2008, và điều này đã kéo tốc độ tăng trưởng và ROCE của công ty trong

nhân khiến cho tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ROCE có sự biến động bất thường. Chính từ những điều đó, ta có thể kết luận BHS là mã chứng khoán có độ rủi ro khá cao cho các nhà đầu tư, và do đó, chúng ta cần phải thận trọng khi quyết định đầu tư vào mã này.

PHẦN 5: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG CỦA BHS

(Thực hiện: TRẦN NGỌC THIỆN)

Phân tích triển vọng sẽ cho chúng ta có được cái nhìn rõ nét về tương lai của công ty cổ phần đường Biên Hòa, đó cũng là chất xúc tác để chúng ta tiến hành định giá BHS.

5.1. Dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Dựa trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 cho đến hiện nay, ta sẽ tính được các tỷ số sau đây:

CÁC TỶ SỐ 2004 2005 2006 2007 2008

Tăng trưởng doanh thu 11.85% 41.34% -16.22% 23.14%

Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu 0.46% 0.49% 0.24% 0.31% 0.27%

Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 86.22% 85.42% 87.15% 88.08% 93.63%

Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần 2.95% 2.42% 1.99% 2.28% 2.43%

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần 1.83% 2.30% 1.80% 2.66% 2.49%

Tỷ lệ lãi vay/tổng nợ ngắn hạn và dài hạn năm trước 6.18% 8.32% 6.73% 11.25%

Chi phí tài chính/chi phí lãi vay 1.0020 1.0453 1.0005 1.0059 2.6158

Chi phí thuế TNDN 7.62% 8.78% 7.97% 0.00% 0.00%

Từ các tỷ số trong quá khứ (2004 - 2008), ta nhận thấy:

• Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu dao động quanh tỷ lệ 0.35% • Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần dao động quanh mức 86.72% • Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần dao động quanh mức 2.41%

• Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần dao động quanh mức 2.22% • Tỷ lệ lãi vay/tổng nợ vay năm trước là khoảng 7.08%

• Tỷ số chi phí tài chính/chi phí lãi vay là 1.0134

(Các số liệu trong năm 2008 biến động bất thường là do trong năm này, công ty bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính, do đó, phần dự phóng sẽ lấy các tỷ số ổn định trước đó)

Chúng ta sẽ dùng các con số này để dự phóng cho kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm sau (2009 - 2013):

CÁC CHỈ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ DỰ BÁO KỂ TỪ NĂM 2009 TRỞ ĐI

Tỷ lệ khoản giảm trừ doanh thu/doanh thu 0.35%

Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần 86.72%

Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần 2.41%

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần 2.22%

Tỷ lệ lãi vay/(nợ dài hạn năm trước + nợ ngắn hạn năm trước) 7.08%

Chi phí tài chính/chi phí lãi vay 1.0134

Thu nhập khác 421,325,093

Chi phí khác 218,284,300

Tổng số cổ phiếu 18,531,620

Về thuế suất thuế TNDN của công ty cổ phần đường Biên Hòa, báo cáo thuyết minh công bố cho thấy:

2009 2010 2011 2012 2013 trở đi

THUẾ SUẤT THUẾ TNDN CỦA BHS 7.5% 7.5% 7.5% 15.0% 25.0%

Dựa trên kết quả phân tích khả năng sinh lợi trong phần 3, ta có thể ước lượng được mức tăng trưởng doanh thu trong các năm sau:

2009 2010 2011 2012 2013 trở đi

Tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính 39% 24% 19% 15% 10%

Chúng ta sẽ tiến hành dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh theo thứ tự sau đây:

Bước 1: Dự phòng doanh thu (dựa trên tốc độ tăng trưởng doanh thu ước tính). • Bước 2: Dự phóng mức giảm trừ doanh thu.

Bước 3: Dự phóng giá vốn hàng bán.

=> Ước lượng được mức lợi nhuận gộp các năm sau.

Bước 4: Dự phóng doanh thu hoạt động tài chính bằng cách lấy trung bình di động trong 5 năm.

Bước 5: Dự phóng lãi vay hàng năm bằng tích của lãi vay ước lượng (7.08%) và tổng nợ vay dự phóng trong bảng cân đối kế toán.

Bước 6: Dự phóng chi phí tài chính sẽ dự trên tỷ số chi phí tài chính/chi phí lãi vay và chi phí lãi vay dự phóng.

Bước 7: Dự phóng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. => Dự phóng lợi nhuận thuần các năm sau.

Bước 8: Doanh thu khác và chi phí khác được giả định là ổn định lần lượt ở mức 421,325,093 đồng và 218,284,300 đồng.

=> Dự phóng được lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng sau thuế.

Làm theo các bước đó, chúng ta có được bảng dự phóng chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh ở trang sau.

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 1,101,220,109,498 1,365,512,935,777 1,624,960,393,575 1,868,704,452,611 2,055,574,897,872

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3,901,605,195 4,837,990,441 5,757,208,625 6,620,789,919 7,282,868,911

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 1,097,318,504,303 1,360,674,945,336 1,619,203,184,950 1,862,083,662,692 2,048,292,028,962

4. Giá vốn hàng bán 11 951,587,708,005 1,179,968,757,927 1,404,162,821,933 1,614,787,245,223 1,776,265,969,745

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 145,730,796,298 180,706,187,409 215,040,363,017 247,296,417,470 272,026,059,217

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 10,966,445,227 13,048,220,163 14,736,682,251 15,684,871,364 14,388,599,836 7. Chi phí tài chính 22 (4,601,100,729) (2,295,678,693) 21,131,728,573 22,234,089,748 24,909,116,034

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 16,156,636,102 19,399,655,592 20,852,067,737 21,939,840,080 24,579,464,619

8. Chi phí bán hàng 24 26,481,935,643 32,837,600,197 39,076,744,234 44,938,255,869 49,432,081,456 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 24,308,152,062 30,142,108,557 35,869,109,183 41,249,475,560 45,374,423,116

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24 - 25) 30 110,508,254,550 133,070,377,512 133,699,463,278 154,559,467,655 166,699,038,446

11. Thu nhập khác 31 421,325,093 421,325,093 421,325,093 421,325,093 421,325,093

12. Chi phí khác 32 218,284,300 218,284,300 218,284,300 218,284,300 218,284,300

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 203,040,793 203,040,793 203,040,793 203,040,793 203,040,793 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 110,711,295,343 133,273,418,305 133,902,504,071 154,762,508,449 166,902,079,239

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 9,352,422,039 13,216,596,118 12,190,080,969 24,288,072,849 41,725,519,810 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 (4,294,786,326) (3,221,089,745) (2,147,393,163) (1,073,696,582) 0

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52) 60 105,653,659,630 123,277,911,932 123,859,816,266 131,548,132,181 125,176,559,429

Trong đó: Tổng số cổ phiếu 18,531,620 18,531,620 18,531,620 18,531,620 18,531,620

5.2. Dự phóng bảng cân đối kế toán

Trước khi tiến hành dự phóng bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ tiến hành tính toán một vài tỷ số dự trên số liệu 2004 - 2008:

CÁC TỶ SỐ 2005 2006 2007 2008

TÀI SẢN NGẮN HẠN

Các khoản phải thu ngắn hạn

Vòng quay doanh thu thuần/phải thu khách hàng ngắn hạn 18.1100 20.2341 19.7614 16.9234 Vòng quay giá vốn hàng bán/trả trước cho người bán 5.5548 14.4150 9.2764 17.3271 Tỷ số dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi/phải thu ngắn hạn 6.35% 4.03% 12.16% 0.23%

Hàng tồn kho

Vòng quay giá vốn hàng bán/hàng tồn kho 7.2943 10.3497 7.2782 4.4749

TÀI SẢN DÀI HẠN

Tài sản cố định hữu hình

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng thêm 2,230,398,382 15,169,280,596 12,332,882,649 7,652,141,829 Khấu haoTSCĐ hữu hình tăng thêm 32,303,461,108 52,497,990,595 35,550,066,540 34,437,548,457 Tỷ số nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng thêm/doanh thu thuần 0.41% 1.98% 1.92% 0.97% Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ HH năm trước 9.21% 14.87% 9.66% 9.05%

Tài sản cố định vô hình

Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm 1,165,831,574 0 3,084,147,000 3,031,076,000 Khấu hao TSCĐ vô hình tăng thêm 379,115,244 410,051,549 514,602,273 763,956,841 Tỷ số nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm/doanh thu thuần 0.22% 0.00% 0.48% 0.38% Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ VH năm trước 11.08% 8.94% 11.22% 9.96%

NỢ PHẢI TRẢ

Vòng quay giá vốn hàng bán/phải trả cho người bán 12.6192 54.3627 35.1178 35.9269 Vòng quay doanh thu thuần/người mua trả tiền trước 65.5852 102.4413 194.1421 243.0782

Tỷ số nợ dài hạn/tổng tài sản 34.02% 27.32% 27.71% 26.07%

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản 22.21% 60.00% 56.82% 55.34%

Ta cũng biết được tỷ lệ chia cổ tức qua các năm như sau:

2004 2005 2006 2007

Lợi nhuận ròng sau thuế 17,328,239,323 34,013,404,450 47,421,437,317 53,633,026,705 Cổ tức được chia 9,720,000,000 16,200,000,000 24,300,000,000 30,325,908,600

Tỷ lệ chia cổ tức 56.09% 47.63% 51.24% 56.54%

thay đổi trong 5 năm tới (2009 - 2013):

CÁC TỶ SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ DỰ PHÓNG CHO NĂM 2009 TRỞ ĐI TÀI SẢN NGẮN HẠN

Các khoản phải thu ngắn hạn

Vòng quay doanh thu thuần/phải thu khách hàng ngắn hạn 16.84

Vòng quay giá vốn hàng bán/trả trước cho người bán 11.81

Tỷ số dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi/khoản phải thu ngắn hạn 4.89%

Hàng tồn kho

Vòng quay giá vốn hàng bán/hàng tồn kho 4.50

TÀI SẢN DÀI HẠN

Tài sản cố định hữu hình

Tỷ số nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng thêm/doanh thu thuần 1.95%

Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ hữu hình năm trước 9.50%

Tài sản cố định vô hình

Tỷ số nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm/doanh thu thuần 0.27%

Tỷ số khấu hao tăng thêm/nguyên giá TSCĐ vô hình năm trước 10.30%

NỢ PHẢI TRẢ

Vòng quay giá vốn hàng bán/phải trả cho người bán 35.50

Vòng quay doanh thu thuần/người mua trả tiền trước 250.00

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản 55.00%

Tỷ số nợ dài hạn/tổng tài sản 26.00%

Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 50.00%

Quy trình dự phóng của chúng ta sẽ được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Dự phóng các khoản phải thu bằng cách sử dụng dòng quay khoản phải thu đã ước tính trước đó với doanh thu dự phóng trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh.

Bước 2: Dự phóng hàng tồn kho bằng cách sử dụng chỉ số vòng quay hàng tồn kho đã ước tính với doanh thu dự phóng.

Bước 3: Dự phóng các khoản mục trong tài sản ngắn hạn khác bằng cách sử dụng trung bình di động trong 5 năm.

=> Dự phóng được tài sản ngắn hạn (trừ tiền mặt)

Bước 4: Dự phóng khoản phải thu dài hạn bằng cách sử dụng trung bình di động trong 5 năm.

Bước 5: Dự phóng tài sản cố định hữu hình, bao gồm:

Trong đó:

(Tỷ lệ giá tăng nguyên giá ước tính của chúng ta là 1.95%)

+ Dự phóng giá trị khấu hao lũy kế, công thức: Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ được ước tính là 9.50%

Bước 6: Dự phóng tài sản cố định vô hình, cách dự phóng cũng y như dự phóng tài sản cố định hữu hình, đó là sẽ dự phóng cả nguyên giá tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế. (Tỷ số gia tăng nguyên giá TSCĐ vô hình là 0.27% doanh thu và giá trị khấu hao là 10.30% nguyên giá tài sản trong mỗi năm)

Bước 7: Dự phóng khoản đầu từ tài chính dài bằng cách lấy trung bình di động 5 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều:

+ Trong năm 2009, công ty đường Biên Hòa có đầu tư một số vốn 20 tỷ vào công ty con Biên Hòa - Thành Long, chính vì vậy nên khoản mục “Đầu tư vào công ty con” sẽ được ước tính là 20 tỷ từ năm 2010 trở đi.

+ Trong năm 2009, trong ty đã hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán gần 21 tỷ đồng, do đó khoản mục này năm 2009 giảm xuống gần một nửa, chỉ còn khoảng 22 tỷ đồng, và đến năm 2010, dự báo công ty sẽ hoàn nhập hoàn toàn khoản dự phòng này, đồng thời cũng giả định rằng công ty không còn thua lỗ trong đầu tư chứng khoán nữa, chính vì vậy, khoản mục “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chỉnh” từ năm 2010 trở đi là ở mức 0.

Bước 8: Dự phóng các khoản đầu tư dài hạn khác bằng cách lấy trung bình di động. Lưu ý, trong khoản mục này có “Tài sản thuế hoãn lại”, đây chính là tích

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 56 - 90)