Phân tích giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 43 - 46)

Giá vốn hàng bán là chi phí chiếm lớn nhất trong hầu hết các công ty sản xuất, trong đó có công ty đường Biên Hòa. Trong chi phí giá vốn hàng bán của BHS thì chi phí nguyên vật liệu đầu vào (chủ yếu là cây mía) là chiếm đa số. Ngoài ra, chi phí nhân công và nhiên liệu (than, xăng dầu,v.v...) cũng chiếm một phần đáng kể.

Chi phí giá vốn hàng bán của BHS

2004 2005 2006 2007 2008

BHS 5.02 8.54 11.88 5.94 4.78

LSS - - 5.88 9.20 9.54

Biểu đồ phân tích giá vốn hàng bán của BHS

So sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu của BHS với LSS và SBT

2004 2005 2006 2007 2008

BHS 13.78% 14.58% 12.85% 11.92% 6.37%

LSS - - 19.65% 18.09% 18.48%

SBT - 22.41% 28.95% 26.55% 20.48%

2004 2005 2006 2007 2008 3 quý đầu 2009 Doanh thu thuần 483.54 540.66 766.12 641.38 790.09 656.61 Giá vốn hàng bán 416.93 461.84 667.69 564.93 739.77 554.27

Lợi nhuận gộp 66.61 78.82 98.43 76.45 50.32 102.34

Số liệu cho thấy tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS ở mức thấp hơn rất nhiều so với 2 công ty cùng ngành là công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh. Tỷ lệ lợi nhuận gộp trung bình của BHS chỉ dừng lại ở mức 11.9% trong khi của LSS là 18.74% và của SBT là 24.6% (gấp 2.07 lần so với BHS). Điều này cho thấy chi phí giá vốn hàng bán của BHS hiện nay là khá cao, vượt quá trung bình ngành.

Đối với bất kỳ một công ty sản xuất đường nào thì yếu tố mía nguyên liệu đầu vào là cực kỳ quan trọng. Do đó, công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu bằng cách giao đất cho nông dân trồng mía và ký hợp đồng thu mua mía. Để giữ chân được người nông dân gắn bó với cây mía, công ty đã chủ động thu mua mía với giá cao. Đây là một nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng bán của BHS luôn cao hơn so với những công ty khác trong ngành.

Năm 2008 tỷ lệ lợi nhuận gộp của BHS chỉ là 6.37%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho chi phí mía nguyên liệu cũng như nhiên liệu tăng cao đã làm tăng giá vốn của BHS, trong khi giá bán ra tăng không tương xứng với sự gia tăng chi phí. Thêm vào đó là việc nhà kho của BHS bị cháy vào 7/2008, gây thiệt hại lên đến 15 tỷ đồng.

Trong 3 quý đầu năm 2009, tỷ lệ lợi nhuân gộp có xu hướng tăng so với những năm trước đó (15.6%). Sự gia tăng này là kết quả của việc giá mặt hàng đường bán ra tăng cao trong năm 2009 và do công ty đã mua dự trự mía nguyên liệu với giá rẻ từ năm

2008. Tính từ đầu năm 2009 đến nay, giá đường đã tăng từ 11,000 đồng/kg lên 14,500 đồng/kg trong quý 3 và đến tháng 12/2009 là 16,500 đồng/kg. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với những công ty khác thì con số 15.6% này vẫn còn khiêm tốn.

Đánh giá:

Có thể thấy một điều rất rõ ràng là giá vốn hàng bán cao là một điểm bất lợi của BHS so với những công ty khác ở thời điểm hiện tại. Gía vốn hàng bán cao đã tác động rất xấu tới khả năng sinh lợi của BHS. Tuy nhiên, đều này cũng mở ra một tương lai sáng sủa cho BHS nếu như công ty biết cách điều chỉnh kiểm soát chi phí tốt hơn để hạ thấp chi phí giá vốn hàng bán. Vì vậy, BHS vẫn đang là một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận rất lớn, cao hơn LSS và SBT do tỷ lệ lợi nhuận gộp của hai công ty này hiện đang giữ ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm nữa.

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 43 - 46)