Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 26 - 29)

Dòng tiền thuần tự hoạt động kinh doanh của BHS diễn biến tăng giảm qua các thời kỳ.

Năm 2004: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của BHS âm. Nguyên nhân là do thời kỳ này, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của BHS không cao. Bên cạnh đó, các chi phí cho sản xuất hàng hóa bán ra và các chi phí cho thanh lý, chuyển nhượng tài sản khá cao. Và cũng trong thời kỳ này, chi phí cho lãi vay cũng cao (đến 27 tỷ đồng). Đồng thời, BHS cũng nới lỏng tín dụng hơn cho khách hàng (khoản phải thu khách hàng năm 2003 là 45 tỷ đồng, năm 2004 là hơn 52 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng), nhưng lại các khoản tín dụng mà BHS nhận được lại bị thắt chặt lại (phải trả cho người bán năm 2003 là 63.6 tỷ đồng, những đến năm 2004 giảm còn 52.6 tỷ đồng). Những khoản này đã góp phần làm cho dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh năm 2004 âm.

Năm 2005 và 2006: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của BHS đã diễn biến tốt hơn. Năm 2005, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng và đến năm 2006 thì tăng đột biến, điều này một phần là do giá đường bán ra vào năm 2006 tăng từ 9,000 đồng/kg lên 12,000 đồng/kg, khoản tiền mặt thu vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng khá lớn nên dẫn tới dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên.

đường bán ra giảm làm cho doanh số bị sụt giảm, bên cạnh đó, các khoản chi trả cho chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn so với dòng tiền thu vào. Mặc dù trong năm này, các khoản chi trả cho thuế và lãi vay có giảm nhiều so với năm 2006, nhưng vẫn không bù đắp được cho khoản chi ra.

Đến năm 2008: do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chi phí tài chính của BHS tăng đột biến. Giá chứng khoán liên tục giảm nên BHS đã trích lập dự phòng cho tổn thất đầu từ chứng khoán lên tới 44 tỷ đồng, và cũng trong năm này, lãi suất tăng từ 0.81%/tháng tăng lên đến 1.75%/tháng, làm cho chi phí lãi vay của BHS tăng hơn 100% so với năm 2007 (27.69 tỷ đồng so với 13.45 tỷ đồng). Doanh thu năm 2008 có tăng lên nhưng vẫn không bù đắp được các khoản chi phí tài chính khá lớn này nên BHS bị lỗ cả năm đến 43 tỷ đồng. Tuy nhiên dòng tiền thuần năm 2008 vẫn dương là do khoản dự phòng giảm giá chứng khoán chỉ mới được trích lập, công ty chưa bán các chứng khoán này nên khoản lỗ này chưa được tính là khoản tiền chi ra, ngoài ra còn là do công ty thu tiền từ bán hàng của năm 2007.

Vào 3 quý đầu của năm 2009: khi khủng hoảng tài chính dần dần lắng xuống, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS thật sự có chuyển biến tốt. Đây là điều đáng mừng cho BHS cũng như các nhà đầu tư vào BHS. Cho đến quý 3 năm 2009, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BHS đã tăng lên đáng kể so với năm 2009 (87 tỷ đồng so với cuối năm 2008 là 13 tỷ đồng). Đây là kết quả từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoàn nhập dự phòng của khoản đầu tư tài chính.

So sánh thu nhập ròng sau thuế và dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Rõ ràng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường luôn cao hơn thu nhập ròng của công ty (ngoại trừ năm 2004 và 2007), điều này phát ra một tính hiệu tốt cho các nhà đầu tư vào BHS, vì nó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thường sản sinh ra một lượng tiền mặt thặng dư khá cao, đủ để giúp công ty chi tiêu cho các hoạt động khác.

Tỷ trọng các dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh bao gồm:

• Tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ, kinh doanh khác • Tiền thu khác từ các hoạt động kinh doanh

Năm 2004, tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác chiếm tỷ trọng lớn trong dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của BHS (63.94%). Nhưng từ năm 2005 trở đi tiền bán hàng, cung cấp dịch vụ và kinh doanh khác dần dần bị thay thế bởi tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh.

Vấn đề này là điều mà BHS cần phải xem xét lại, khi mà dòng tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, kinh doanh khác (hoạt động chính của công ty) lại chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trong dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh của công ty.

Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, vì thế tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh cũng khá lớn qua các năm. Năm 2008 số tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh lên tới 1,824 tỷ đồng. Điều này cũng dễ hiểu vì năm này số tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh chiếm 69.16% dòng tiền vào (tương đương 1,828 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w