Phân tích ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 51 - 54)

Chỉ tiêu ROA nói lên rằng 1 đồng công ty đầu tư vào tài sản sẽ sản sinh ra mức lợi nhuận là bao nhiêu. Phân tích ROA là phân tích đứng trên góc độ phân tích ROI không phân biệt giữa vốn cổ phần và nợ.

Chúng ta sẽ tiến hành phân tích từng thành phần trong ROA để có được cái nhìn rõ nét nhất về ROA của công ty cổ phần đường Biên Hòa.

2004 2005 2006 2007 2008

3 quý đầu 2009

ROA 8.36% 10.43% 13.26% 10.65% -2.46% 13.70%

TSSL trên doanh thu 8.78% 9.89% 9.43% 10.46% -1.97% 13.74%

công ty đường Biên Hòa có xu hướng tăng. Chỉ trong 2 năm 2007 và 2008, ROA của công ty giảm, nhưng đến 3 quý đầu 2009, xu hướng tăng của ROA đã quay trở lại. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng giai đoạn:

Giai đoạn 2004 - 2006: hiệu suất sử dụng tài sản tăng là lý do chính khiến cho ROA của BHS tăng. Lý giải cho việc này, ta nhận thấy rằng trong giai đoạn này, vòng quay hàng tốn kho, vòng quay khoản phải thu, vòng quay tài sản cố định tăng cao (sẽ được trình bày ở bên dưới), chúng là những nhân tố chính làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng tài sản tăng còn là vì giá bán mặt hàng đường tăng cao trong giai đoạn này, nhất là trong năm 2006 (đã được trình bày ở phần 3), đã làm cho doanh thu tăng lên đột biến. Tất cả những điều đó đã giúp ROA tăng lên.

Năm 2007: giá bán ra của mặt hàng đường trên thị trường giảm đã khiến cho doanh thu trong năm 2007 của BHS giảm theo (đã được trình bày trong phần 3), cùng với đó là việc công ty gia tăng dự trữ hàng tồn kho, nới lỏng chính sách tính dụng cho khách hàng và đầu tư thêm vào tài sản cố định, đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Cuối cùng, nó đã làm cho ROA của công ty giảm trong.

Năm 2008: ROA của công ty đường Biên Hòa giảm mạnh và có giá trị âm 2.46%. Nguyên nhân chính là do tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty bị giảm đột ngột. Theo báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh trong năm 2008 của BHS lỗ đến 43.2 tỷ đồng. Lý giải cho việc này, ta có thể nêu những nguyên nhân sau đây:

• Giá mua mía nguyên liệu tăng cao, trong khi giá đường tinh luyện bán ra bình quân của năm 2008 vẫn tương đương so với năm 2007, đã dẫn đến việc giá vốn hàng bán tăng 31% và lợi nhuận gộp giảm đến 34% so với năm 2007.

• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chi phí lãi vay của công ty tăng đột biến so với năm 2007 (tăng đến 100%).

• Cuối cùng, năm 2008 là năm mà thị trường chứng khoán trong nước chịu ảnh hưởng của cơ bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá của hàng loạt chứng khoán bị giảm mạnh, đó lý do chính khiến cho công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán đến 43.6 tỷ đồng, làm cho chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng mạnh.

Trong 3 quý đầu năm 2009: công ty đường Biên Hòa có lợi nhuận ròng sau thuế tăng. Nguyên nhân là do sự phục hồi của thị trường chứng khoán, công ty đã hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán hơn 20 tỷ đồng, cùng với đó là việc chi phí lãi vay giảm 54.61% so với năm 2008, đã làm cho chi phí tài chính giảm mạnh (giảm 86.22% so cùng kỳ năm 2008). Chính những điều này đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của BHS tăng mạnh trở lại, và đó cũng sẽ là nguyên nhân đưa ROA quay trở lại đà tăng trưởng trong cả năm 2009 này.

Một phần của tài liệu phân tích công ty cổ phần đường biên hòa (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w