Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc/phanh trống, khi tác động lực sẽ ép má phanh vào mặt trong của trống phanh - bộ phận liên kết với bánh xe. Hầu hết guốc phanh của xe được cấu tạo bởi hai miếng ghép lại, độ cong của vành guốc được gắn với má phanh và phải phù hợp với mặt trong của trống phanh.
Hình 2.2 Cấu tạo phanh tang trống
2.2.1. Cấu tạo phanh tang trống.
gồm trống phanh và má phanh. Trong đó, trống phanh là hộp rỗng bên ngoài, gắn với trục bánh xe và quay theo bánh xe. Má phanh nằm bên trong và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt trống phanh để tạo ra ma sát. Để kết hợp má và trống phanh với nhau, hệ thống cịn cần tới bình xi-lanh con và lò xo điều chỉnh.
2.2.2. Nguyên lý hoạt động của phanh tang trống xe ô tô.
Khi lái xe đạp phanh, bình xi-lanh sẽ đẩy 2 má phanh ra ngồi thơng qua thủy lực và lò xo điều chỉnh. Hai má phanh sẽ tiếp xúc với trống phanh, tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm cho đến lúc dừng lại.
2.2.3. Ưu - nhược điểm.
Thiết kế của phanh tang trống ít chi tiết, hoạt động cơ khí đơn giản. Ưu điểm của chúng là sửa chữa, thay thế phụ tùng dễ dàng và nhanh, tuy nhiên, hiệu quả phanh thấp. Trước đây, phanh tang trống xe ô tô thường được trang bị cho các loại xe giá rẻ, công suất động cơ thấp. Khi các nhà sản
xuất sử dụng động cơ công suất cao hơn, giá thành xe cũng tăng lên, họ bắt đầu trang bị phanh đĩa thủy lực cho phanh trước của xe.
Hình 2.3. Phanh tang trống hay còn gọi là phanh guốc/phanh đùm.