.Phân tích khách hàng Đậu Homemade

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHUỖI NHÀ HÀNG đậu HOMEMADE (Trang 29 - 30)

Nhân khẩu học

- Khách hàng sử dụng các dịch vụ ăn uống ngồi nhà đến từ mọi giới tính, nhưng nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm bún đậu Homemade có tỉ lệ nữ giới chiếm cao hơn ( lớn hơn 50% )

- Có độ tuổi trẻ, nằm trong khoảng từ 22 đến 35 tuổi

- Cơng việc chính của nhóm khách hàng này là giới văn phịng, lao động tự do với mức thu nhập trung bình – cao, có mức chi trả cao hơn bình thường cho một bữa ăn trong ngày.

- Có sở thích ăn uống ngồi nhà, thích tiêu dùng các sản phẩm được chế biến sẵn, với tiêu chí nhanh gọn, tiện lợi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Người mua sản phẩm thường cũng chính là người tiêu dùng sản phẩm, có quyền quyết định và gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng cuối cùng

- Nhóm nhân tố bạn bè, người thân, cộng đồng mạng là nhóm người gây ảnh hưởng gián tiếp đến quyết định tiêu dùng sản phẩm.

Nhu cầu

- Khách hàng cần sản phẩm Bún đậu Homemade để giải quyết nhu cầu dùng bữa, ăn để no, dễ ăn, ngon miệng. Họ cần bữa ăn nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, thức

24

ăn được chế biến sẵn, với đầy đủ chất dinh dưỡng ( một phần bún đậu gồm có bún, thịt, rau, đậu hũ, nem chua ) và đủ an toàn vệ sinh. Trong một vài trường hợp, khách hàng chọn bún đậu là sản phẩm thay thế để thay đổi khẩu vị, tránh cảm giác ngán khi phải tiêu dùng một kiểu đồ ăn khác trong một thời gian dài.

Hành vi tiêu dùng

- Tiêu dùng theo thói quen, sở thích

- Bị tác động bởi các nhóm nhân tố gián tiếp như người quen, bạn bèm cộng đồng mạng,..

- Thích tiêu dùng sản phẩm chất lượng, vệ sinh, có hình ảnh thương hiệu rõ ràng, dễ ăn , ngon miệng nhưng phải đáp ứng được tiêu chí no bụng.

- Có khả năng chi trả cao hơn mức bình thường cho một bữa ăn trong ngày. Thường thanh toán bằng tiền mặt, thẻ ngân hàng hoặc các loại ví điện tử

- Có các yếu tố khiến khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Đầu tiên là giảm giá. Hiện nay , Bún đậu Homemade đã có mặt trên các ứng dụng giao hàng, với các mã giảm ưu đãi như miễn phí vận chuyển, giảm 30k với hóa đơn trên 100k,... Tiếp theo là chất lượng sản phẩm. Homemade được đánh giá khá cao trên các trang Review ẩm thực, vì yếu tố ý kiến khách hàng khác chính là nhóm nhân tố ảnh hưởng gián tiếp, vì vậy khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định mua sản phẩm hơn.

- Khả năng tái sử dụng sản phẩm cao, với tần suất trung bình 1 lần / tuần.

Rào cản mua hàng

- Sản phẩm Bún đậu gặp khó khăn về thành phần mắm tơm trong thời gian đầu khi tiếp cận khách hàng trong thời gian đầu. Một số thực khách vẫn khó chịu về mùi và hương vị của món chấm này.

- Phân vân về giá so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành

- Đã có lịng trung thành với các sản phẩm cạnh tranh khác trong cùng phân khúc

- Chưa thật sự u thích sản phẩm bún đậu mắm tơm.

2.2. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHUỖI NHÀ HÀNG đậu HOMEMADE (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)