Luật thương mại không quy định cụ thể các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Vì vậy, khi xem xét hiệu lực của hợp đồng thương mại cần dựa trên các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự.
Căn cứ vào Điều 122 và các quy định có liên quan, có thể xác định một hợp đồng thương mại có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:
3.1. Chủ thể và thẩm quyền giao kết hợp đồng
3.1.1. Chủ thể giao kết hợp đồng
Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Trong thực tiễn kinh doanh, chủ thể tham gia hoạt động thương mại chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng thương mại nhằm mục đích kinh doanh, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký doanh nghiệp phù hợp với nội dung của hợp đồng.
3.1.2. Thẩm quyền giao kết hợp đồng
Đại diện tham gia giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 16, khi người khơng có quyền giao kết, thực hiện hợp đồng, sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp nhận.
Bên đã giao kết với người khơng có quyền đại diện phải thông báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định.
Nếu hết thời hạn này mà khơng có trả lời thì hợp đồng đó khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện, nhưng người khơng có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao
16
34
kết hợp đồng với mình, trừ trường hợp bên đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc khơng có quyền đại diện.
3.2. Mục đích và nội dung của hợp đồng
Mục đích của hợp đồng thương mại: Là lợi ích mà các bên mong
muốn đạt tới khi xác lập giao dịch trong thương mại.
Nội dung của hợp đồng thương mại: Là tổng hợp các điều khoản
cam kết trong giao dịch, qui định các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
Hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh được pháp luật quy định một cách phù hợp.
Trong trường hợp, hợp đồng thương mại có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì khơng được thừa nhận, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
3.3. Nguyên tắc giao kết
Hợp đồng thương mại được giao kết phải đảm bảo nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Việc quy định này nhằm đảm bảo sự thoả thuận phù hợp với ý chí của các bên. Bản chất của quan hệ hợp đồng mang yếu tố ý chí, đó là sự thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia.
Do vậy, muốn xác định các chủ thể có tự nguyện hay không cần dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố: ý chí và bày tỏ ý chí. Đây là hai mặt của một vấn đề có quan hệ khăng khít với nhau. Sự tự nguyện hồn tồn đó chính là sự thống nhất ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngồi; chỉ khi sự biểu lộ ý chí ra bên ngồi phản ánh khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của các chủ thể mới coi là tự nguyện. Thiếu sự tự nguyện: hợp đồng giả tạo, hợp đồng do bị nhầm lẫn, hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
3.4. Hình thức hợp đồng
Hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật, chỉ là điều kiện có hiệu lực nếu pháp luật có quy định.
35
Để hợp đồng thương mại có hiệu lực, hợp đồng phải được xác lập theo những hình thức pháp luật thừa nhận. Theo quy định của Luật Thương mại17, hợp đồng thương mại được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.
Đối với các hợp đồng mà pháp luật quy định phải bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Như vậy, trường hợp một bên không tuân thủ hình thức hợp đồng khi pháp luật bắt buộc phải bằng văn bản, sẽ là lý do dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.