Nguyên tắc xếp dỡ hàng hoá

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 57 - 58)

- Về hình thức hợp đồng: Theo quy định của Luật thương mại, có

2.5.3. Nguyên tắc xếp dỡ hàng hoá

Xếp dỡ hàng hố góp phần bảo vệ tốt hàng hoá và phương tiện, giúp cho phương tiện tăng vòng quay vận chuyển, đồng thời tăng năng suất vận chuyển.

Xét về nguyên tắc chung thì bên vận chuyển phụ trách xếp dỡ tại các địa điểm có tổ chức xếp dỡ của cơ quan giao thông vận tải (bến xe, trạm luân chuyển, cảng, kể các xí nghiệp, cơng, nơng, lâm trường, các kho...). Phí tổn xếp dỡ chủ hàng chịu.

Việc giao nhận hàng do chủ hàng đảm nhận. Trong trường hợp chủ hàng phụ trách xếp dỡ thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.

Tại các địa điểm có chuyển tải mà khơng có áp tải đi theo, bên vận tải phải xếp dỡ nhưng chỉ được hưởng các chi phí nếu tại địa điểm này các cơ quan giao thơng vận tải đã có thơng báo trước.

60

Xếp dỡ phải được tiến hành cả ngày lẫn đêm kể cả ngày lễ và chủ nhật, chủ hàng phải báo trước 24 giờ. Khi xếp dỡ ngày lễ và chủ nhật, cần ghi rõ vào hợp đồng. Tuy nhiên, nếu có khó khăn về bến bãi, phương tiện bốc dỡ, hai bên có thoả thuận thời gian xếp dỡ cho phù hợp với thực tế và ghi vào hợp đồng để làm cơ sở tính thưởng phạt. Đây là quyền lợi của chủ hàng nên chủ hàng luôn luôn phải quan tâm.

Thời hạn chuẩn bị xếp dỡ đối với ôtô là: mỗi lần xe đến địa điểm giao nhận hàng, nếu chủ hàng đảm nhiệm thì phải bắt đầu xếp dỡ sau 30 phút, đối với đường sông là 3 giờ, đường biênt là 2 giờ sau giờ vận tải báo phương tiện đên bến. hai bên cần quy định và ghi vào hợp đồng thời hạn này để có cơ sở tính phạt chờ đợi khi đã qua thời gian chuẩn bị. Thực tế nếu có khó khăn về thuê mướn, huy động nhân công, hai bên được phép thương lượng kéo dài thêm thời hạn chuẩn bị và ghi rõ trong hợp đồng. Chẳng hạn 1/2 ngày đối với ôtô hoặc xà lan....

Tuỳ từng loại phương tiện và loại hàng, trong trường hợp Nhà nước chưa ban hành định mức cụ thể thì hai bên được thoả thuận định mức thích hợp ghi vào hợp đồng, vận đơn. Căn cứ vào đó mà ấn định thời gian xếp dỡ. Cần chú ý có thưởng phạt để nâng cao trách nhiệm và động viên khuyến khích.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 57 - 58)