Thứ tư, quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và quyền

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 45 - 47)

1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI Khái niệm chung về hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mạ

1.2.4. Thứ tư, quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và quyền

thương mại chính là quá trình chuyển giao quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trên cơ sở ngang giá, nghĩa là, trong quan hệ hợp đồng

mua bán hàng hố, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận tiền, cịn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán.

- Đặc điểm này cho phép phân biệt hợp đồng mua bán hàng hoá với hợp đồng thuê tài sản.

Trong hợp đồng thuê tài sản, quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được chuyển dịch từ người cho thuê sang người thuê, song người cho thuê vẫn là chủ sở hữu tài sản cho th (khơng có sự chuyển dịch về sở hữu đối với tài sản, chỉ chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng).

- Đặc điểm này phân biệt với hợp đồng tặng, cho tài sản.

Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ, có tính chất đền bù ngang giá, giá của hàng hóa ln được xác định. Việc chuyển dịch quyền sở hữu luôn kèm theo yêu cầu đền bù tương ứng với giá trị của hàng hóa. Trong khi đó, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ. Khi tặng, cho tài sản, bên tặng cho giao tài sản và giao quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù (giống nhau là đều chuyển quyền sở hữu. Khác nhau là khơng có sự đền bù ngang giá).

29

48

- Đặc điểm này phân biệt với hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ là hình thức của các quan hệ dịch vụ thương

mại, có thể các dịch vụ gắn liền với mua bán hàng hóa, như: (dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại. dịch vụ logicstic) và các dịch vụ không gắn trực tiếp với mua bán hàng hóa như: dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng…

+ Dịch vụ trung gian thương mại: là phương thức giao dịch mà mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán phải thông qua một người trung gian. Như: môi giới thương mại, đại diện thương nhân, uỷ thác mua, bán…

+ Dịch vụ xúc tiến thương mại: là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm: các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

+ Dịch vụ logicstic (dịch vụ giao nhận hàng hoá): là dịch vụ

luôn gắn với hợp đồng mua, bán, vận chuyển hàng hóa, như: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa, làm các giấy tờ thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng hóa, nhận hàng từ người vận chuyển để giao hàng cho người nhận hàng…

Trong nền kinh tế thị trường, việc một thương nhân, chỉ bằng năng lực của mình, thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình giao lưu thương mại ngày càng khó khăn, bởi phải qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Bởi vì, chỉ để chuyển được hàng đến người mua, thương nhân bán hàng có thể phải thực hiện nhiều hoạt động phụ trợ khác nhau, như: đóng gói hàng hóa, ghi kí mã hiệu, làm thủ tục hải quan và các giấy tờ khác để gửi hàng, nhận hàng, xếp dỡ hàng hóa, lưu kho bãi, giao hàng cho người mua…

Thương nhân bán hàng có thể tự mình thực hiện tất cả các cơng đoạn đó nhưng do khơng có năng lực chun mơn, hơn nữa, việc tự tiến hành các hoạt động phụ trợ phát sinh nhiều chi phí cho thương nhân. Để giảm chi phí sản xuất, các thương nhân có nhu cầu sử dụng những dịch vụ khác nhau liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến người mua. Vì vậy, dịch vụ giao nhận hàng hóa ra đời và ngày càng khẳng định được vai trò và ý nghĩa của mình trong lưu thơng hàng hóa.

49

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 45 - 47)