Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 44 - 45)

1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI Khái niệm chung về hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mạ

1.2.3. Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hố có đối tượng là hàng hóa.

Hàng hố là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra để nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của con người. Dựa vào tính chất pháp lý, hàng hố được chia thành nhiều loại khác nhau, như: bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vơ hình hoặc các quyền về tài sản (quyền mua cổ phần, quyền sử dụng đất..).

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hố được quy định ngày càng hồn thiện hơn.

Trước đây, theo Luật Thương mại 199728 hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hố chỉ bao gồm: Máy móc, thiết bị, ngun liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường; nhà ở để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán.

Quy định này có phạm vi hẹp so với khái niệm về hàng hóa của

27

Xem Khoản 2 Điều 27 - Luật thương mại 2005.

28

47

các nước trên thế giới. Trên thực tế, các hoạt động mua bán có tính chất thương mại ở Việt Nam khơng chỉ dừng lại ở những loại hàng hóa này, ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, quyền sử dụng đất…

Hiện nay, khắc phục sự bất cập của Luật Thương mại 1997 về khái niệm hàng hoá, Luật Thương mại 200529 quy định, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả các động sản thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

Với cách hiểu về hàng hóa như vậy, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 44 - 45)