Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 37 - 38)

5. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG HỢP ĐỒNGKINH DOANH THƯƠNG MẠ

5.3. Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất

Những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng thương mại bao gồm:

(1). Có hành vi vi phạm hợp đồng; (2). Có thiệt hại thực tế xảy ra;

(3). Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; (4). Có lỗi của bên vi phạm.

Hành vi vi phạm hợp đồng: là hành vi không thực hiện hợp đồng đã ký kết hoặc thực hiện không đúng như thoả thuận và quy định của pháp luật.

Ví dụ: khơng giao hàng đúng số lượng, chất lượng,…không chấp hành đúng thời gian, thanh toán chậm…

Thiệt hại thực tế xảy ra: là sự giảm bớt lợi ích về tài sản như mất mát, hư hỏng tài sản tính được thành tiền hay những chi phí phải bỏ ra đề khác phục hậu quả xấu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Thiệt hại này phải có thực, tồn tại khác quan và khơng suy diễn.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế:

bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm vật chất khi nào thịêt hại xảy ra là kết quả của chính hành vi vi phạm của họ. Hành vi này là nguyên nhân gây ra hậu quả, là thiệt hại về tài sản. Giữa nguyên nhân là hành vi gây ra hậu quả và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả. Thiệt hại phát sinh là do kết quả tất yếu của hành vi vi phạm, khơng có sự vi phạm thì khơng có thiẹt hại đó. Bên bị thiệt hại nếu muốn được bồi thường phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả đó.

- Lỗi của bên vi phạm: Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả

40 của hành vi đó.

Khi áp dụng chế độ trách nhiệm pháp lý bao giờ cũng phải tính đến yếu tố chủ quan trong việc vi phạm nghĩa vụ pháp lý; nghĩa là, xem xét bên vi phạm có lỗi hay khơng.

Trong Luật thương mại không phân biệt lỗi cố ý hay vô ý như trong Luật Dân sự hay Luật Hình sự.

Trong quan hệ hợp đồng kinh doanh - thương mại, bên vi phạm nghĩa vụ bị coi là có lỗi nếu như không chứng minh được rằng: Sự vi phạm đó là điều khơng thể tránh được, là do hồn cảnh khách quan dẫn đến, bên vi phạm đã sử dụng mọi biện pháp mà điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép nhưng cũng không tránh được sự vi phạm.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 37 - 38)