HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 53 - 54)

DOANH -THƯƠNG MẠI

2.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Ngành vận tải đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế và nó được xem là ngành sản xuất vật chất đặc biệt.

Tuy khơng tạo ra sản phẩm, nhưng nó là bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong việc cấu thành giá trị của sản phẩm. Khơng có vận tải, sản phẩm dược sản xuất ra không được phân phối và không thể tái sản xuất mở rộng.

Có thể nói, ngành vận tải chiếm vị trí của một khâu chủ yếu nhất, giúp các ngành khác hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, phải thơng qua hình thức hợp đồng vận chuyển hành hóa.

“Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển. Theo đó, bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển một số lượng hàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định đúng thời gian và giao số hàng đó cho người nhận hàng, cịn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên thuê vận chuyển một khoản tiền cơng gọi là cước phí vận chuyển”.

56

2.2. Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng vận chuyển hàng hố có các đặc điểm sau:

- Về đối tượng của hợp đồng: Là hoạt động vận chuyển một số lượng

hoặc khối lượng hàng hoá nhất định trên một đoạn đường nhất định.

- Về chủ thể của hợp đồng: Gồm có bên vận chuyển và bên thuê

vận chuyển.

Bên vận chuyển phải có: phương tiện vận chuyển, có chức năng hành nghề vận chuyển. Bên vận chuyển có thể là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình cơng ty, hợp tác xã… Có thể là đơn vị vận tải ô tô, vận tải đường sông, vận tải đường biển, vận tải đường sắt…

Bên thuê vận chuyển có thể là pháp nhân hay cá nhân nhưng phải đủ điều kiện là chủ thể của hợp đồng thương mại có nhu cầu th vận chuyển. Trong q trình thực hiện hợp đồng, có thể có sự tham gia của bên thứ ba. Trong nhiều trường hợp bên vận chuyển và chủ phương tiện vận chuyển độc lập với nhau. Chủ hàng và bên thuê vận chuyển cũng khác nhau. Người nhận hàng có thể khơng phải là người chủ hàng hay người thuê vận chuyển.

Điều cần xác định cụ thể trong nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự tương quan về quyền và nhĩa vụ giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 2): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)