CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích hồi qui đa biến
4.3.5 Kết quả hồi quy đa biến và thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 22: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Nội dung
Beta chưa
chuẩn hóa Kết luận
H1: Nhu cầu thành tích (NA) ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
H2: Đánh giá năng lực bản thân (SE) có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
H3: Điểm kiểm sốt tâm lý (LC) có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của nhóm nghiên cứu)
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:
EI = 5,557E-17 + 0,476*NA + 0,348*SE + 0,180*LC
Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:
EI = 0,476*NA + 0,348*SE + 0,180*LC
Trong số 3 nhân tố độc lập được hình thành sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), có 3 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” bao gồm: “Nhu cầu thành tích bản thân”, “Điểm kiểm sốt tâm lý”, “Đánh giá năng lực bản thân”. Từ kết quả này, nhóm nghiên đưa ra một số thảo luận cho bài nghiên cứu như sau:
Qua kết quả phân tích dữ liệu cho thấy các trọng số Beta chuẩn hóa đều lớn hơn 0, như vậy, các nhân tố đều có tương quan thuận với Ý định khởi nghiệp của sinh viên
Về nhân tố “Nhu cầu thành tích bản thân”: kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Nhu cầu thành tích bản thân” có tác động và có ý nghĩa thống kê lớn nhất đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” (Beta chuẩn hóa = 0,476). Từ kết quả phân tích EFA, “Nhu cầu thành tích bản thân” được hình thành bởi 4 biến quan sát, bao gồm:
(1) Tôi sẽ làm việc rất tốt trong các nhiệm vụ khá khó khăn liên quan đến việc học và cơng việc ở công ty
(2) Tôi sẽ cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc
(3) Tôi sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao
Như vậy ta có thể thấy ý định khởi nghiệp của các bạn sinh viên xuất phát từ những nhu cầu thành tích bản thân của họ. Các bạn sinh viên ý thức được tầm quan trọng của cơng việc và ln có ý chí tiến thủ, khơng ngừng nâng cao trình độ năng lực của bản thân, trau dồi thêm kiến thức để hoàn thiện bản thân.
Về nhân tố “Đánh giá năng lực bản thân”: kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Đánh giá năng lực bản thân” có tác động và có ý nghĩa thống kê lớn thứ 2 đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” (Beta chuẩn hóa = 0,348). Từ kết quả phân tích EFA, “Đánh giá năng lực bản thân” được hình thành bởi 2 biến quan sát, bao gồm:
(1) Tơi có kỹ năng lãnh đạo cần thiết để trở thành một doanh nhân
(2) Tơi có tính cẩn thận và sự chín chắn để trở thành một doanh nhân.
Từ kết quả trên ta có thể thấy sự “Đánh giá năng lực của bản thân” có tác động rất lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Để khởi nghiệp, các bạn sinh viên phải có cho mình những kỹ năng lãnh đạo cần thiết để khởi nghiệp, phải có sự chín chắn, trưởng thành thì mới có thể khởi nghiệp được.
Về nhân tố “Điểm kiểm sốt tâm lý”: kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Điểm kiểm sốt tâm lý” có tác động và có ý nghĩa thống kê lớn thứ 3 đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” (Beta chuẩn hóa = 0,180). Từ kết quả phân tích EFA, “Điểm kiểm sốt tâm lý” được hình thành bởi 2 biến quan sát, bao gồm:
(1) Nếu tôi không thành công trong một nhiệm vụ, tơi có xu hướng từ bỏ.
(2) Tơi khơng thực sự tin vào may mắn.
Như vậy ta có thể thấy nhân tố “Điểm kiểm sốt tâm lý” có tác động chưa thực sự mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Để khởi nghiệp, trước hết sinh viên phải tự đặt câu hỏi “Có nên từ bỏ khi thất bại trong một nhiệm vụ hay khơng?”, “Mình có thực sự tin vào may mắn hay khơng?”. Từ đó giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan hơn khi khởi nghiệp, sinh viên phải nhận thức được rủi ro và chuẩn bị tâm lý đón nhận thất bại.