Gợi ý cho các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu (Trang 125 - 132)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

6.2. Gợi ý cho các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách

Thị trường cổ phiếu có bốn yếu tố chính ; (1) thị trường sơ cấp nơi các công ty chào bán cổ phiếu để đầu tư, (2) thị trường thứ cấp nơi các cổ phiếu được giao dịch, (3) các hoạt động của trung gian, ví dụ như bảo lãnh và mơi giới nhà, và (4) các nhà đầu tư, kể cả đầu tư tổ chức và tài sản các nhà quản lý. Sự hội nhập của thị trường cổ phiếu quốc gia có nhiều khía cạnh, bao gồm khả năng của các tập đoàn sử dụng thị trường ngoài nước để gây quỹ và khả năng mua cổ phiếu của các nhà đầu tư ở nước ngồi. Nó cũng bao gồm hoạt động kinh doanh chênh lệch giá hối đoái và thị trường vốn trung gian hoạt động ở thị trường nước ngoài. Sự gia tăng hoạt động của thị trường vốn châu ASEAN kể từ năm 2000 đã khởi động một số sáng kiến quốc gia và khu vực nhằm tăng cường hội nhập trong thị trường vốn khu vực và toàn cầu. Sự hội nhập của các nền kinh tế ASEAN được thể hiện trong việc cho phép tiếp cận các thị trường mà trước đây chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước.

Qua nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô (trong nước và quốc tế) đến thị trường cổ phiếu các nước ASEAN 5 cho thấy các nhân tố vĩ mô nội tại các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến các thị trường này và mức độ tác động của thị trường quốc

tế (Mỹ, Hongkong, Nhật Bản), giá dầu, giá vàng ảnh hưởng đến sự biến động của các thị trường. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự biến động của thị trường gợi ý như sau:

6.1.1. Đối với các nhà đầu tư

Kết quả nghiên cứu luận án chỉ ra cách các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ASEAN và thị trường Việt Nam nên xem xét sự chuyển động của các biến số kinh tế vĩ mô. Bất kỳ thay đổi nào trong mơi trường vĩ mơ có thể báo hiệu yêu cầu sửa đổi chiến lược đầu tư.

 Lạm phát được coi là chỉ số quan trọng tác động đến chỉ số thị trường chứng khốn. Sự gia tăng lạm phát có thể bắt nguồn từ sự tăng cung tiền và sau đó là sự gia tăng của lãi suất. Sau đó, nó phản ánh sự phát triển quá nóng của một nền kinh tế, có thể thấy ở giai đoạn 2000-2009 tại các nước Asean

 Quyết định của các nhà hoạch định chính sách về việc điều chỉnh tỷ giá hối đối cũng có thể tác động đến hành vi của các nhà đầu tư. Tỷ giá USD / VND tăng hàm ý đồng Việt Nam mất giá hoặc giá mua nội tệ giảm. Nó dẫn đến xu hướng tăng lạm phát, giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sau đó là sự sụt giảm của thị trường chứng khốn. Do đó, nhà đầu tư phải xem xét bất kỳ yếu tố nào khiến tỷ giá đồng nội tệ với USD tại các nước Asean

 Do sự biến động của thị trường cả trong nước và ảnh hưởng thị trường quốc tế, nhà đầu tư cần xây dựng và kiểm soát rủi ro chặt chẽ để đảm bảo mức lợi suất đầu tư. Luận án đề xuất một số gợi ý cho nhà đầu tư tham khảo:

(i) Xác định nguyên tắc quản trị rủi ro: như tạo ra giá trị trong đầu tư. Quản trị rủi ro đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu của nhà đầu tư và theo dõi được giá trị đầu tư; lập kế hoạch đầu tư và chiến

lược đầu tư phù hợp; xác định rủi ro cụ thể (nhận diện rủi ro và xem xét tất cả thông tin tốt nhất để quản trị kiểm soát rủi ro cụ thể; (ii) Nhận diện rủi ro đầu tư tại các thị trường: rủi ro pháp lý (quy định pháp lý ở các thị trường, thay đổi chính sách đầu tư, chính sách vĩ mơ, thay đổi chính sách thương mại/chính sách từ thị trường lớn như Mỹ, FED, và những biến động toàn cầu khác

(iii) Nhà đầu tư xác định được ngưỡng chấp nhận rủi ro, ngưỡng chịu rủi ro của nhà đầu tư (cá nhân) rất khó xác định nếu nhà đầu tư khơng áp dụng ngun tắc hay nói một cách chính xác hơn là hành động quyết liệt trong quản trị rủi ro, đây một đại lượng khó xác định và mang tính chủ quan. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tưu là

các tổ chức lớn, quỹ đầu tư việc xác định ngưỡng chịu rủi ro chính là hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) Ngoài

việc xác định ngưỡng rủi ro, doanh nghiệp vẫn cần xác định rủi ro tổng thể của doanh nghiệp và hướng tới việc đưa rủi ro tổng thể về ngưỡng chấp nhận được. Ở góc độ này, việc lựa chọn phương pháp phịng vệ rủi ro có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro. Hai khâu nhận diện và đánh giá giúp doanh nghiệp/tổ chức có nhận thức tổng quan về rủi ro của doanh nghiệp để từ đó có thể lựa chọn các biện pháp ứng phó phù hợp. Đưa yêu cầu quản trị rủi ro vào mọi quyết định quản trị của doanh nghiệp/tổ chức. Nhân viên doanh nghiệp cần nhìn nhận mọi vấn đề của doanh nghiệp trên cả hai mặt: lợi ích và rủi ro. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp từng bước tiến hành xây dựng văn hóa quản trị rủi ro và tích hợp vào văn hóa doanh nghiệp. Việc nhận diện rủi ro phải được thực hiện từ các cấp thấp nhất của doanh nghiệp, đặc biệt tổ chức/quỹ áp dụng mơ hình ước lượng rủi ro đâu tư tại các thị trường mới nổi như mơ hình VAR, hoặc mơ hình QTRR của JP Morgan …Ngoài ra bản thân các NĐT tổ chức, quỹ lớn đề xác định

được quy trình QTRR hiệu quả cho mình để hạn chế ảnh hưởng đến từ các cú sốc bên ngoài (từ thị trường) đến hiệu quả đầu tư (iv) Nhà đầu tư bám sát thơng tin thị trường, nhạy bén và hồn thiện kỹ

năng, kiến thức đầu tư: hiểu bản chất sự thay đổi chính sách vĩ mơ của các nước, ảnh hưởng chính sách đến thị trường cổ phiếu như thế nào…để ra quyết định đầu tư phù hợp. Do đó các nhà đầu tư cần phải liên tục cập nhập thơng tin diễn biến của thị trường Mỹ để có dự đốn phù hợp trước khi đầu tư. Luận án chỉ ra một cú sốc trong thị trường chứng khốn Mỹ sẽ ảnh hưởng đến Đơng Nam Á và TTCK Việt Nam. Nhà đầu tư cần lựa chọn và thường xuyên thay đổi các danh mục đầu tư chứng khốn, đa dạng hóa rủi ro. Nhà đầu tư cần phải nghiên cứu các loại chứng khoán khác nhau và phải cập nhập thông tin thường xuyên trên các thị trường Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Mỹ, vì thị trường Việt Nam sẽ phản ứng trễ hơn các thị trường khác nên việc tổng hợp nguồn thông tin trước rồi phân tích sẽ là một lợi thế lớn cho các nhà đầu tư chứng khốn. Vì thế muốn làm được việc này địi hỏi nhà đầu tư sẽ phải tư duy tổng hợp, phân tích và bản lĩnh đưa ra quyết định. Ngoài ra nhà đầu tư cần phải nắm rõ và thuần thục các phân tích chứng khốn như phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật. Việc thường xuyên theo dõi thị trường kết hợp với việc phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư dễ nắm bắt diễn biến thị trường. Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ có thể cảm nhận khá chính thị trường hoặc một cổ phiếu nào đó sẽ tăng hay giảm, từ đó mua vào hay bán ra. Người đầu tư cần theo dõi thông tin thật kỹ, nhất là những thơng tin có sức ảnh hưởng như nghị quyết, kế hoạch tăng vốn, hay tin tức quan trọng xảy ra trên thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á vì việc này sẽ có sự phán đóa để đi tắt đón đầu và bán ra khi thơng tin tốt được công bố.

(v) Đối với thị trường Việt nam: nghiên cứu chỉ ra thị trường Việt

nam chịu ảnh hưởng các yếu tố vĩ mô trong nước và ảnh hưởng thị trường quốc tế Mỹ, gần như không chịu ảnh hưởng từ sự biến động của thị trường các nước trong khu vực, thị trường Việt nam là thị trường cận biên, do vậy sự biến động này ảnh hưởng từ chính sách vĩ mơ (chính sách tiền tệ) của chính phủ Việt nam và nội tại thị trường. Chính vì vậy việc cập nhật tin tức chính sách vĩ mơ trong nước quan trọng như tín hiệu cho các nhà đầu tư tại thị trường Việt nam (ví dụ như: nghị quyết đại hội đảng, báo cáo chiến lược quốc gia, thông tin cập nhật thay đổi chính sách lãi suất, điều chỉnh tỷ giá hối đoái, ngoại thương, sản xuất trong nước…)

6.1.2. Đối với các nhà quản lý, giám sát tài chính các nước

Rõ ràng là các quốc gia khác nhau trên thế giới có các vấn đề kinh tế khác nhau nên đòi hỏi các chiến lược phát triển riêng biệt. Qua nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng vĩ mô đến chỉ số giá cổ phiếu các nước trong ASEAN 5, mặc dù mức độ ảnh hưởng của các nước có sự khác biệt đáng kể do quy mơ thị trường các nước, song kết quả nghiên cứu, luận án kiến nghị 1 số chính sách như sau:

• Thứ nhất, các biến số kinh tế vĩ mơ có thể được coi là chỉ số hàng đầu của chỉ số thị trường cổ phiếu thị trường các nước Đông Nam Á và ngược lại. Lịch sử cũng như thông tin hiện tại về các chỉ số kinh tế vĩ mơ rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách sửa đổi hoặc thực hiện các chính sách mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cổ phiếu. Ngược lại, lịch sử và thông tin hiện tại của thị trường cổ phiếu có thể hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách sửa đổi hoặc thực hiện các chính sách mới nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu tư nước ngồi.

• Thứ hai, các chính sách tiền tệ phải tính đến sự ổn định của mặt bằng giá cả, hạn chế cung tiền và sự gia tăng của lãi suất. Bất kỳ sự gia tăng nào của tỷ lệ lạm phát và cung tiền thực tế hoặc bất kỳ sự giảm xuống nào của lãi suất tái cấp vốn thực

tế đều có thể dẫn đến giảm lợi nhuận trên thị trường cổ phiếu ở Việt Nam trong điều kiện tăng trưởng quá mức. Nói cách khác, khi cung tiền thực tế tăng lên, kéo theo tỷ lệ lạm phát tăng, nó tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế, kéo theo đó là sự suy giảm lợi nhuận của thị trường cổ phiếu. Tương tự, bất kỳ sự sụt giảm nào của lãi suất tái cấp vốn thực có thể khuyến khích các ngân hàng đi vay vì chi phí vay vốn của các ngân hàng giảm xuống. Điều này dẫn đến việc mở rộng cung tiền, dẫn đến tăng tỷ lệ lạm phát, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sau đó cắt giảm lợi nhuận của thị trường cổ phiếu.

• Thứ ba, các nhà hoạch định chính sách cần duy trì linh hoạt chính sách tỷ giá đồng nội tệ so với USD. Bất kỳ hành động nào liên quan đến việc tăng tỷ giá hối đoái dẫn đến đồng nội tệ mất giá có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát và làm giảm chỉ số thị trường cổ phiếu của các nước trong khu vực

Song song 03 kiến nghị nói trên, Các nước trong khu vực Đơng Nam Á vẫn cịn nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư , tổ chức tài chính nước ngồi. Sự ảnh hưởng của yếu tố quốc tế đã phân tích tại chương 4 cho thấy các nền kinh tế mở rộng,kích thích xuất khẩu một mặt mở rộng thị trường song yếu tố ảnh hưởng của thị trường quốc tế là rõ nét. Do vậy, song song với việc điều hành chính sách vĩ mơ phù hợp với tăng trưởng kinh tế khu vực có thể thấy: Singapore, ThaiLan, Malaysia vẫn là nền kinh tế năng động. Indonesia là một thị trường đầy hứa hẹn ở Châu Á, năm 2019, Indonesia có GDP lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hơn nữa, Indonesia có dân số cao nhất trong ASEAN, với 267 triệu người. Còn nhiều dư địa cho sự tăng trưởng thị trường vốn từ cả các nhà đầu tư và các công ty. Kiến nghị các nước để duy trì ổn định và phát triển thị trường trước cú sock bên ngoài cần:

Một là, linh hoạt chính sách quản lý vĩ mô, phát triển thị trường cổ phiếu: tăng cường tính thanh khoản của thị trường ví dụ Philippines đã tham gia vào các quan hệ đối tác khu vực nhằm phát triển sâu rộng thị trường trái phiếu trong nước thông qua việc thực hiện Khung phát hành trái phiếu đa tiền tệ ASEAN + 3; như Tập đồn SET nhằm mục đích nâng cao chất lượng của các cơng ty niêm yết bằng

cách tích hợp về ESG (mơi trường, xã hội và quản trị) vào hoạt động kinh doanh, do đó có khả năng tăng số lượng các công ty niêm yết trong danh sách SET Thailand Sustainable Investment (THSI), biện pháp bảo vệ nhà đầu tư mạnh mẽ hơn và tài trợ

các khoản đầu tư vào tổ chức tích hợp ESG (mơi trường, xã hội và quản trị). Các tổ chức cần có một hội đồng quản trị độc lập, đa dạng và có năng lực để hướng dẫn quản lý cấp cao và giám sát việc thực hiện các kế hoạch chiến lược. Cổ đông và các bên liên quan khác cũng cần được coi trọng: tổ chức cần đưa ra các chính sách rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông và duy trì các kênh thơng tin để thu hút các bên liên quan. Khi các chính sách được áp dụng, các tổ chức/doanh nghiệp cần minh bạch và công bố thông tin qua các báo cáo và các trang web của công ty một cách kịp thời và đáng tin cậy. Để tăng uy tín và hiệu quả, cần phải nỗ lực khơng ngừng về kiểm tốn và quản lý rủi ro. Ngồi ra, tích hợp tính bền vững vào quản trị công ty giúp định vị các công ty tốt hơn để thực hiện hiệu quả bền vững;

Thêm vào đó, các nhà hoạch định chính sách các nước nhìn nhận được 1 vấn đề tính bền vững là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng dài hạn và ngân hàng có vai trị quan trọng trong việc tài trợ cho sự phát triển bền vững. Thơng qua vai trị của ngân hàng trong bối cảnh phát triển kinh tế, định hướng ngân hàng cần tiếp tục thiết lập hoặc bổ sung cụ thể các chính sách để hướng dẫn việc tích hợp các nguyên tắc E&S vào các quy trình nội bộ và gắn kết với khách hàng. Tích hợp ESG khơng chỉ là quản lý rủi ro E&S mà nó cịn là việc chuyển kiến thức và mục đích của các ngân hàng thành các sản phẩm ngân hàng bền vững để tận dụng các cơ hội. Để quản lý rủi ro và cơ hội ở cấp độ ngân hàng và đảm bảo rằng mơ hình kinh doanh của mỗi ngân hàng tuân theo tính bền vững một cách phù hợp, thì đánh giá và quản lý các tác động E&S cũng như mức độ rủi ro của họ đối với các rủi ro E&S, bao gồm cả rủi ro liên quan đến khí hậu có thể phân tích kịch bản trong tương lai, đối với cả rủi ro vật lý và rủi ro chuyển đổi và đánh giá mức độ tác động của những rủi ro này đối với sự ổn định tài chính hay khơng.

Hai là, tăng cường liên kết khu vực công bố thông tin: Để cải thiện các

ngân hàng công khai chiến lược phát triển bền vững của mình và thường xuyên báo cáo về việc thực hiện chiến lược đó, ngồi việc báo cáo cho cơ quan quản lý. Sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cả với xã hội dân sự, là điều quan trọng để cung cấp thông tin cho sự phát triển và cập nhật của chiến lược bền vững.

Ba là, sửa đổi, bổ sung các quy định mới nhằm gắn phát triển thị trường vốn

và phát triển cơ sở dữ liệu trung tâm cho dữ liệu kinh tế, tài chính và cơng nghiệp, mà các nhà đầu tư có thể tiếp cận được

Cuối cùng, phát triển đa dạng các sản phẩm tài chính mới nhằm hỗ trợ thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế , tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ là

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu (Trang 125 - 132)