Phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

5.1.2. Phân tích dữ liệu

Bảng 5.2 giới thiệu số liệu thống kê mô tả của 5 thị trường cổ phiếu Đông Nam Á – ASEAN 5 (Indonesia – IND, Malaysia – MYS, Phillippines – PHL, Singapore – SGN, Thái Lan – THA) và thị trường cổ phiếu Việt Nam (VNM). Lợi suất trung bình và độ lệch chuẩn (rủi ro) được tính theo năm. Có thể thấy có sự khác

biệt đáng kể về lợi suất của các thị trường. Trong khi thị trường Indonesia hoạt động tốt nhất với lợi suất cao (13,93%) thì thị trường Singapore chỉ đạt được mức lợi suất trung bình 3,7% với mức độ rủi ro tương đương. Lợi suất trung bình của Việt nam thấp nhất, chỉ đạt mức 0.87%/năm trong thời gian nghiên cứu. Có thể thấy rủi ro cao khơng hàm ý lợi nhuận cao hơn. Các thị trường như Việt Nam hay Singapore, dù có biến động cao nhưng lợi suất trung bình tương đối thấp.

Bảng 5.2. Thống kê của 6 thị trường cổ phiếu ASEAN

Bảng 5.2 mô tả số liệu thống kê của 6 thị trường cổ phiếu ASEAN. Lợi suất được tính theo tháng và bằng chênh lệch logarit giữa các chỉ số đóng cửa cuối tháng. Lợi suất trung bình và độ lệch chuẩn (rủi ro) được tính theo năm. Mẫu nghiên cứu với 5 thị trường ASEAN 5 từ tháng 1/2001 đến tháng 1/2020 và thị trường Việt Nam từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2020. Số liệu thống kê bao gồm trung bình lợi suất theo năm (Trung bình), độ lệch chuẩn theo năm (Độ lệch chuẩn), độ lệch (Độ xiên) và độ nhọn (Độ nhọn), giá trị nhỏ nhất (Cực tiểu), giá trị lớn nhất (Cực đại). Kiểm định Jarque-Bera là kiểm định thống kê thực nghiệm xem xét chuỗi dữ liệu có tuân theo phân phối chuẩn dựa trên độ xiên và độ nhọn.

Thị trường Lợi suất trung bình (%) Độ lệch chuẩn (%) Độ xiên Độ nhọn Min (%) Max (%) JB test IND 13.93% 20.71% -1.26 10.27 -37.7% 18.3% 565.75 MYS 4.26% 13.30% -0.45 5.27 -16.5% 12.7% 56.78 PHL 8.24% 19.00% -0.58 5.71 -27.5% 15.4% 82.93 SGP 3.70% 20.95% -0.89 6.80 -30.7% 21.8% 168.11 THA 9.05% 20.92% -0.99 9.03 -35.9% 21.2% 384.55 VNM 0.87% 26.94% -0.72 5.47 -27.4% 24.7% 49.24

Tiếp theo, kiểm định Jarque-Bera (JB) được sử dụng để kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu. Giả thuyết H0 là dữ liệu tuân theo phân phối chuẩn, với độ xiên bằng 0 và độ nhọn bằng 3. Giả thuyết H1 là dữ liệu không theo phân phối chuẩn với độ xiên khác 0 và độ nhọn khác 3. Thống kê kiểm định Jarque-Bera (Jarque & Bera, 1987) được xác định theo công thức sau:

𝐽𝑎𝑟𝑞𝑢𝑒 − 𝐵𝑒𝑟𝑎 = 𝑁

6(𝑆

2+(𝐾 − 3)2

trong đó 𝑆 là độ xiên (skewness) , 𝐾 là độ nhọn (kurtosis) của dữ liệu và 𝑁 là số các quan sát. Theo kết quả thu được từ phép kiểm định ở Bảng 4.1 cho thấy Kiểm định Jarque-Bera đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, từ đó bác bỏ giả thuyết H0 , kết luận tất cả chuỗi dữ liệu của 5 quốc gia đều không theo phân phối chuẩn. Nhìn chung, lợi suất của các thị trường không tuân theo phân phối chuẩn, nhọn và lệch âm.

Bảng 5.3. mô tả số liệu thống kê của các biến kinh tế vĩ mô nội địa của 6 quốc gia ASEAN. Bảng 4.2 cho thấy cung tiền ở các nước đều tăng trong giai đoạn nghiên cứu trong đó Singapore, Việt Nam và Philippins tăng bình qn 1%/tháng. Malaysia tăng cung tiền thấp nhất, bình qn 0,7%/tháng. Thái Lan có mức lạm phát cao nhất bình quân 1,1%/tháng nhưng mức độ lạm phát ít biến động hơn với độ lệch chuẩn 0.15%, trái ngược với Indonesia và Việt nam là các nước có mức lạm phát cao thứ 2 (0,5%/tháng) nhưng có mức độ biến động lạm phát cao (độ lệch chuẩn 0,7%) so với các nước trong ASEAN. Trong giai đoạn nghiên cứu, chỉ có Thái Lan và Malaixia có lãi suất bình quân tăng nhẹ. Tốc độ tăng tổng sản lượng công nghiệp Thái Lan đứng đầu các nước (tăng trung bình đạt 1,18%/tháng), tiếp sau đó là Việt Nam (1%), Singapore (0,6%/tháng), các quốc gia Indonesia, Malaysia và Philippins mức tăng sản lượng đầu ra bằng 50% của Singapore và 30% của Thái Lan (trung bình tăng 0,3%/tháng) cho thấy Thái Lan, Việt Nam và Singapore là các nền kinh tế vẫn duy trì vị thế tăng trưởng tốt của ASEAN, Singapore là quốc gia tham gia mạnh mẽ vào dịng chảy thương mại tồn cầu, giữ được vị trí trong trong các chuỗi cung ứng hàng chế tạo quốc tế nên duy trì tăng trưởng. Đồng nội tệ của các quốc gia đều cho thấy xu hướng giảm giá trị so với USD trong thời gian nghiên cứu, ngoại trừ SGD có sự tăng giá nhẹ so với USD. Điều này cho thấy các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á duy trì tăng trưởng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Singapore và Malaysia có cán khoảng 14%/tháng. Trái ngược lại Indonesia và Phillipin trong giai đoạn 2001 đến nay cho thấy thâm hụt cán cân thương mại lần lượt ở mức 2,8%/tháng và 4,48%/tháng. Philippin trong giai đoạn này nhập khẩu nhiều hơn.

Bảng 5.3. Thống kê các biến vĩ mô của 6 quốc gia ASEAN

Bảng 5.3 mô tả số liệu thống kê của các biến vĩ mô của 6 quốc gia ASEAN. Mẫu nghiên cứu với 5 quốc gia ASEAN 5 từ tháng 1/2001 đến tháng 1/2020 và Việt Nam từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2020. Số liệu thống kê bao gồm số liệu trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Std. Dev.) CPI FX IPI IR MS TB IND Mean 0.521% 0.199% 0.320% -0.098% 0.909% -22.944% Std. Dev. 0.762% 3.106% 3.905% 7.922% 3.534% 386.858% MYS Mean 0.180% 0.050% 0.276% 0.066% 0.771% 14.951% Std. Dev. 0.416% 1.921% 2.188% 3.163% 2.352% 98.794% PHL Mean 0.307% 0.022% 0.220% -0.335% 1.123% -44.825% Std. Dev. 0.329% 1.632% 4.142% 7.138% 2.061% 335.574% SGN Mean 0.127% -0.092% 0.641% -0.007% 1.074% 13.825% Std. Dev. 0.506% 1.591% 7.310% 9.225% 4.734% 128.090% THA

Mean 1.140% 3.11E-11 1.185% 2.861% 2.33E-12 3.23E-08

Std. Dev. 0.152% 1.53E-11 0.305% 0.345% 9.51E-13 2.07E-07

VNM

Mean 0.569% 0.265% 1.002% -0.404% 1.197% 2.42%

Std. Dev. 0.789% 0.947% 6.660% 8.703% 1.630% 18.92%

Bảng 5.4 mô tả thống kê các biến vĩ mơ tồn cầu (thay đổi trong giá vàng, giá dầu, chỉ số sản xuất cơng nghiệp, lãi suất tồn cầu) và các thị trường cổ phiếu quốc tế (lợi suất cổ phiếu tồn cầu, thị trường Mỹ, Nhật, Hồng Kơng và Hàn quốc). Trong kỳ nghiên cứu, giá vàng tăng trung bình 0.85%/tháng và giá dầu tăng bình quân 0.70%/tháng. Đầu tư vào vàng và dầu có lợi suất đầu tư bình qn cao hơn đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu tăng bình quân 0.28%/tháng, hay 3,4%/năm. Trong các thị trường cổ phiếu quốc tế, thị trường Hàn quốc và thị trường Mỹ có lợi suất khả quan, trong khi lợi suất của thị trường Nhật Bản tương đối thấp. Nhìn chung, các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Bảng 5.4. Thống kê các biến vĩ mơ tồn cầu và các thị trường cổ phiếu quốc tế

Bảng 5.4 mô tả số liệu thống kê của 9 biến vĩ mơ tồn cầu và các thị trường cổ phiếu quốc tế. Mẫu nghiên cứu từ tháng 1/2001 đến tháng 1/2020. Số liệu thống kê bao gồm trung bình lợi suất (Trung bình), độ lệch chuẩn (Độ lệch chuẩn), độ lệch (Độ xiên) và độ nhọn (Độ nhọn), giá trị nhỏ nhất (Cực tiểu), giá trị lớn nhất (Cực đại). Kiểm định Jarque-Bera là kiểm định thống kê thực nghiệm xem xét chuỗi dữ liệu có tuân theo phân phối chuẩn dựa trên độ xiên và độ nhọn. Biến Lợi suất trung bình Độ lệch

chuẩn Độ lệch Độ nhọn Max Min JB test

GOL 0.89% 4.81% -0.063 3.432 12.84% -16.89% 1.93 OIL 0.70% 9.02% -0.236 3.651 29.71% -32.62% 6.17 WIPI 0.18% 0.66% -3.346 21.915 1.37% -4.82% 3841.28 WMSCI 0.28% 4.36% -0.967 5.489 10.35% -21.13% 94.77 WR 5.96% 0.00% 0.512 5.757 500.00% -84.21% 48.23 USA 0.39% 4.19% -0.875 4.797 10.23% -18.56% 60.03 HKK 0.24% 5.96% -0.620 4.470 15.76% -25.45% 35.28 JPN 0.12% 5.02% -0.631 4.333 11.87% -22.64% 32.16 KOR 0.63% 5.87% -0.365 5.096 20.25% -26.31% 47.04

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu (Trang 98 - 102)