Kiểm tra tính dừng của dữ liệu

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu (Trang 96 - 98)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

5.1.1. Kiểm tra tính dừng của dữ liệu

Tính dừng là một đặc tính quan trọng của chuỗi dữ liệu thời gian. Tính dừng này được hiểu là giá trị trung bình, phương sai của dữ liệu sẽ không thay đổi theo thời gian và giá trị của hiệp phương sai giữa hai giai đoạn chỉ phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai đoạn này chứ không phụ thuộc vào thời gian thực sự tại đó hiệp phương sai được tính, hay nói cách khác, xu hướng hay mùa không phải là yếu tố làm thay đổi giá trị của dữ liệu theo thời gian. Trong q trình kiểm định mơ hình, nếu dữ liệu được sử dụng có tính dừng sẽ giúp tăng sự chính xác và hợp lý trong việc nghiên cứu và dự đốn. Vì vậy, khi dữ liệu khơng có tính dừng, kết quả phân

tích của nó chỉ có thể áp dụng cho khoảng thời gian đang xem xét hiện tại chứ không thể áp dụng cho những giai đoạn khác. Bên cạnh đó, khi dữ liệu khơng dừng được sử dụng trong nghiên cứu, hiện tượng tương quan giả mạo có thể xuất hiện, điều này có nghĩa là kết quả hồi quy của các kiểm định thống kê như t, F sẽ có ý nghĩa và giá trị R2 khá cao nhưng thực chất mơ hình lại khơng có ý nghĩa.

Đối với các mơ hình chuỗi thời gian như AR, VAR, kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian lại càng quan trọng. Do đó, trước khi đi xác định mối quan hệ giữa các cú sốc vĩ mơ và lợi suất chứng khốn, kiểm định tính dừng được thực hiện để xác định liệu chuỗi dữ liệu dùng để nghiên cứu có tính dừng hay khơng. Thơng thường, tính dừng thường được phát hiện thơng qua biểu đồ và một số kiểm định. Trong phần này, kiểm định Augmented Dicke-Fuller (ADF) và Kwiatkowski- Phillips-Schmidt-Shin (KPSS) được sử dụng và kết quả cho thấy các biến đều không dừng I(0). Luận án lấy đạo hàm bậc nhất của các biến và kiểm định lại. Kết quả cho thấy tất cả các biến đều dừng tại đạo hàm bậc nhất (xem Phụ lục 1). Bảng 5.1. tổng hợp các biến sau khi lấy đạo hàm bậc nhất và ý nghĩa của các biến này. Các phân tích ở phần sau sẽ sử dụng các biến này.

Bảng 5.1. Tổng hợp các biến và ý nghĩa sau khi lấy đạo hàm bậc nhất

Ký hiệu Mô tả

Thị trường cổ phiếu

SPG Lợi suất cổ phiếu thị trường Singapore theo tháng

MYS Lợi suất cổ phiếu thị trường Malaysia theo tháng

THA Lợi suất cổ phiếu thị trường Thái Lan theo tháng

IND Lợi suất cổ phiếu thị trường Indonesia theo tháng

PHL Lợi suất cổ phiếu thị trường Philippin theo tháng

VNM Lợi suất cổ phiếu thị trường Việt Nam theo tháng

IPI Tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp theo tháng

MS Tăng cung tiền M1 theo tháng

CPI Lạm phát theo tháng (tính theo CPI)

IR Thay đổi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm

FX Thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng nội tệ với USD theo tháng

TB Thay đổi cán cân thương mại theo tháng

Các biến vĩ mơ và thị trường cổ phiếu tồn cầu

WIPI Tăng trưởng chỉ số sản xuất cơng nghiệp tồn cầu theo tháng

WR Thay đổi lãi suất trái tồn cầu (tính dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm)

OIL Thay đổi giá dầu WTI theo tháng

GOL Thay đổi giá vàng theo tháng

WMSCI Lợi suất cổ phiếu toàn cầu theo tháng

USA Lợi suất cổ phiếu thị trường Mỹ theo tháng

JPN Lợi suất cổ phiếu thị trường Nhật theo tháng

HKG Lợi suất cổ phiếu thị trường Hồng Kông theo tháng

Một phần của tài liệu Tài liệu Nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu (Trang 96 - 98)