VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG ĂN UỐNG

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG MÓN ĂN TIÊU BIỂU (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC CỦA TRUNG QUỐC

2.8. VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG ĂN UỐNG

* Vị trí chỗ ngồi:

- Ghế đối diện với lối vào (hoặc phía đông, nếu có thể) được gọi là “ghế chủ toạ” – phía Đông tương đương với “người chủ bàn tiệc”. Ngồi đó mà không được mời là rất

mạo hiểm. Chỗ này thường được dành riêng cho người có địa vị cao nhất được xác định theo độ tuổi, địa vị xã hội, nghề nghiệp, v.v.

- Đôi khi nếu bạn là khách mời danh dự thì hồn tồn có thể được yêu cầu ngồi ở vị trí này. Đừng từ chối chỗ ngồi này nếu bạn được mời lên ngồi trên đấy.

- Người lớn tuổi thường ngồi tại vị trí trung tâm của bàn ăn. Những người nhỏ tuổi cần chú ý phép tắc, lễ nghĩa thông thường trên bàn ăn. Người nhỏ tuổi trước khi ăn phải mời bề trên ăn trước, ăn uống không để phát ra tiếng động, khi gắp đồ ăn nên gắp ít một…

* Dùng đũa trong bữa ăn tưởng chừng đơn giản nhưng người Trung Quốc lại đặc biệt để tâm đến việc này. Trên bàn ăn, bạn tuyệt đối không được dùng đũa như một món đồ chơi, chỉ trỏ vào người khác hay xoay trịn đũa trong khơng khí. Khơng được để đũa cắm vào bát cơm vì nó gợi nhớ đến hình ảnh đám tang. Trên bàn ăn đơng người không nên dùng đũa để bới thức ăn hoặc đâm xiên đồ ăn. Ngoài ra, nếu muốn gắp thức ăn cho người khác thì bạn nên dùng một đơi đũa riêng.

* Mì được ví như biểu tượng của sự trường thọ tại Trung Quốc và thường xuất hiện trong ngày sinh nhật mỗi năm. Vậy nên khi thưởng thức món ăn này, bạn khơng nên cắn đứt sợi mì mà hãy ăn hết cả sợi mì dài. Khi ăn mì thường phát ra tiếng ồn nhưng hành động này không bị người Trung Quốc coi là bất lịch sự.

* Phục vụ trà trong bữa ăn trung quốc: Văn hóa thưởng trà đã tồn tại trong nền văn hóa Trung Hoa từ hàng ngàn năm nay và trà cũng là thứ đồ uống không thể thiếu trên mỗi bàn ăn. Cốc trà trên bàn của mỗi người luôn được giữ đầy bằng cách rót liên tục. Dù có thích uống trà hay không, hay dù bạn là chủ nhà hay khách thì việc rót trà vào cốc thường xuyên cũng chứng tỏ sự tôn trọng và lịch sự với người đối diện.

* Những điều cấm kị trong Văn hóa ẩm thực Trung Quốc:

- Khi dùng xong bữa, khơng nói “Tơi ăn xong rồi". Vì như vậy có nghĩa là bạn đã chết, khơng cịn cơ hội ăn, mà nên nói “Tôi ăn no rồi.”

- Trong lúc ăn cơm, không khua đũa va vào chén trong lúc ăn. Vì như vậy có nghĩa là "không có cơm ăn" lại bất lịch sự.

- Phải ăn hết cơm trong chén, khơng để sót dù chỉ một hột. Vì người Trung Quốc quan niệm nếu làm như vậy thì vợ/chồng sau này của bạn sẽ bị mặt rổ. Ngồi ra điều này cũng là khơng tơn trọng các bác nông dân đã cực khổ dày công cày bừa.

- Khi ngồi trên bàn ăn thì khơng nên ợ hơi, hắt xì... nếu lỡ phát ra thì nên nói "xin lỗi " để chuộc tội.

- Tăm răng thường được cung cấp vào cuối bữa ăn. Sử dụng một tay để che miệng trong khi tay cịn lại cầm tăm để xỉa răng. Khơng giống như các quy tắc khác, việc này khơng liên quan gì tới cái chết nhưng nó chỉ là phép lịch sự tối thiểu.

- Khi ăn cá hoặc đồ ăn có xương, bạn nên dùng tay cầm xương đặt xuống đĩa, xuống bàn ăn gần chỗ mình ngồi hoặc đặt vào tờ giấy ăn đã chuẩn bị từ trước.

- Tại Trung Quốc, người mời đi ăn sẽ thường trả tiền, việc tranh trả tiền được coi là thiếu tôn trọng và xúc phạm người mời bữa ăn đó.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG MÓN ĂN TIÊU BIỂU (Trang 30 - 32)