Lẩu Tứ Xuyên

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG MÓN ĂN TIÊU BIỂU (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC CỦA TRUNG QUỐC

2.9. MÓN ĂN TIÊU BIỂU

2.9.2. Lẩu Tứ Xuyên

- Đặc điểm: Lẩu Tứ Xuyên còn được gọi là Ma La Huo Guo. Đây chính là một

món ăn tối phổ biến của người Trung Quốc. Khi ăn, người ta sẽ ngồi xung quanh một nồi lẩu cay nồng, tỏa khòi nghi ngút và thưởng thức bằng cách nhúng nguyên liệu vào nồi nước dùng. Lẩu Tứ Xuyên xuất hiện lần đầu tiên vào những năm Đạo Quang đời Thanh (giai đoạn từ 1821 - 1851). Theo nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm của các nhà ẩm thực học thì nơi đánh dấu sự ra đời của lẩu Tứ Xuyên là bên bờ sông Trường Giang. Cụ thể là Bãi Tiểu Mễ của Tử Thành Lô Châu.

Từ món ăn giản dị bên bờ sông Trường Giang ấy, lẩu Tứ Xuyên Trung Quốc ra đời và ngày càng được nhiều tầng lớp yêu thích, trở nên phổ biến đến mức sau này, không chỉ người lao động mà các quan chức, doanh nhân hay phóng viên đều lấy việc ăn lẩu làm một thú vui tao nhã và sang trọng.

- Cách chế biến, trình bày và thưởng thức: + Cách chế biến :

Một nồi lẩu Tứ Xuyên Trung Quốc đúng chuẩn phải được hầm từ xương heo, xương gà hầm cho ngọt nước, nhất là khơng thể thiếu xương bị được nướng lên với than hồng nhằm làm dậy lên mùi thơm đặc trưng. Nước súp phải được hầm liên tục

trong nhiều giờ liền. Hơn nữa, các nguyên liệu phải được cho lên chảo xào thật đều tay, cho đến khi tỏa mùi thơm cay nức mũi.

Bên cạnh đó, nước lẩu cũng không thể thiếu các loại ớt, hạt tiêu và giấm nhưng điểm độc đáo là các gia vị cay trong món này phải có ngn gốc từ Tứ Xun ln nhé. Ngồi ra, một nồi lẩu cay đậm đà thơm ngon còn có sự tham gia của các loại hương liệu thiên nhiên khác như vỏ quế, hạt thì là, rồi thảo quả, đinh hương và sả. Tất cả tập hợp lại và hòa vào nhau, làm nên vị thơm đặc trưng, cay nồng, đậm đà của phần nước dùng.

Sau khi có nồi nước lẩu ngon đúng điệu rồi thì khơng thể bỏ quên những thành phần dùng để nhúng lẩu. Người Tứ Xuyên thích dùng thịt bò miếng và các phụ phẩm khác đặc trưng của địa phương cho và nồi lẩu. Cịn du khách thì có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích ăn uống của mình, cho thêm vào món lẩu những loại thịt, rau và đậu hũ khác nhau nhé.

+ Trình bày và thưởng thức:

Nhiều nhà hàng phục vụ món lẩu nổi tiếng cay nồng này với 9 ngăn hay 2 ngăn riêng mà phổ biến nhất vẫn là 2 phần nước lẩu với một bên cay nóng, một bên thì khơng cay. Cách trình bày này giúp thực khách thoải mái lựa chọn theo sở thích của mình. Và điều đặc biệt ở món này, chính là thực khách sẽ tự chọn những loại nguyên liệu mà mình thích để thưởng thức.

Kế đến là những nguyên liệu nhúng lẩu với thịt bò, gà, lưỡi vịt, các loại viên, rau xanh,...để nhúng với nước lẩu.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG MÓN ĂN TIÊU BIỂU (Trang 34 - 36)