Mì bị Lan Châu

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG MÓN ĂN TIÊU BIỂU (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG ẨM THỰC CỦA TRUNG QUỐC

2.9. MÓN ĂN TIÊU BIỂU

2.9.3. Mì bị Lan Châu

- Đặc điểm: Mì bị Lan Châu là một món đặc sản nổi tiếng của Lan Châu, tỉnh

Cam Túc, Trung Quốc. Tương truyền thì món ăn do một vị đầu bếp người Hồi tên là Mã Bảo Tử nghĩ ra dưới thời vua Quang Tự. Sau khi xuất hiện, món ăn này đã nhanh chóng trở thành một trong những đặc sản trứ danh mà khách du lịch khi đến Lan Châu nhất định phải thử.

Mặc dù nhìn qua thì đây chỉ là một bát mì sợi với vài miếng thịt bị được xắt miếng to, thế nhưng để nấu được món đặc sản này, người đầu bếp sẽ phải sử dụng nhiều kĩ thuật khó và vơ cùng tỉ mỉ.

- Cách chế biến, trình bày và thưởng thức:

+ Chế biến :

Trung Quốc vốn nổi tiếng với mì kéo tay, với mì bị Lan Châu, bước kéo mì lại càng quan trọng. Tất cả các bước như kéo mì, nhào bột… đều phải làm thật tỉ mỉ và thật chuẩn thì mới có được sợi mì kéo mỏng nhỏ.

Khi sợi mì đã đạt đến độ dày nhất định, người đầu bếp sẽ cắt và thả chúng vào một nồi nước đang sôi ùng ục. Sau khi đảo và trụng mì trong nước, những sợi mì kéo toả ra hương thơm nhè nhẹ nhưng vô cùng hấp dẫn. Tiếp đó, người nấu nhẹ nhàng gắp mì đặt trong một chiếc tô lớn, chan phần nước dùng trong, ngọt thanh vào bát mì rồi bỏ thêm vào đó là những miếng thịt bò được thái to, sa tế cay và củ cải trắng…

+Trình bày và thưởng thức:

Một bát mì bị Lan Châu “đạt ch̉n” phải hội tụ đủ 5 yếu tố là nước dùng từ xương bò vừa trong vừa thanh, củ cải trắng ngòn ngọt, ớt đỏ cay nồng, rau cải xanh và sợi mỉ vàng óng dai dai. Tất cả các nguyên liệu này khi được kết hợp với nhau sẽ tạo thành một bát mì bị Lan Châu vơ cùng hấp dẫn. Đặc biệt, món mì này cịn được Hiệp hội ẩm thực Trung Quốc bình chọn là “Trung Hoa đệ nhất mỳ”.

Mặc dù mì bị Lan Châu sử dụng loại thịt bò được xắt miếng to, thế nhưng miếng bị lại khơng hề dai mà rất mềm và thơm. Bạn chỉ cần cắn một miếng thịt bị rồi gắp một sợi mì kéo mềm dai bỏ vào miệng, sau đó húp thêm một thìa nước dùng cay cay ngọt thanh thì sẽ cảm nhận hết được hương vị đậm đà đặc trưng của món đặc sản này.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP CUỐI KHÓA MÔN VĂN HÓA ẨM THỰC ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VĂN HÓA ẨM THỰC TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG MÓN ĂN TIÊU BIỂU (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)