CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
3.1. Thực trạng về tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH MTV dịch vụ viễn thông
3.1.2. Cơ cấu về giới tính
Tỷ số giới tính (đo lường bằng số nam giới bình quân trên 100 nữ giới) của Việt Nam thay đổi đáng kể theo thời gian. Tỷ số giới tính của Việt Nam liên tục tăng từ 94,2 trong Tổng điều tra dân số 1989 lên 97,3 năm 2014. Có sự khác biệt khá lớn về tỷ số giới tính giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2014, trong khi tỷ số giới tính của khu vực nơng thơn là 98,8 thì con số này ở khu vực thành thị chỉ có 94,3. Di cư đã tác động rất lớn đến sự khác biệt về tỷ số giới tính giữa các vùng, do nữ giới có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới. Đơng Nam Bộ là vùng có tỷ số giới tính thấp nhất nước, chỉ có 95 nam giới trên 100 nữ giới. Vùng có tỷ số giới tính thấp thứ hai là Đồng bằng sông Hồng với 96,6
nam giới trên 100 nữ giới. Có sự khác nhau rõ rệt về tỷ số giới tính của 63 tỉnh, thành phố năm 2014.
Các tỉnh có thu nhập thấp như ở vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc đều có tỷ số giới tính cao hơn các tỉnh thuộc Miền Đơng Nam Bộ và Đồng bằng sơng Hồng. Tuy nhiên chỉ số giới tính ở trẻ em dưới 16 tuổi lại có xu thế ngược lại, tức là chỉ số giới tính cao hơn ở những tỉnh có thu nhập cao.1 Điều này phản ánh việc lựa chọn giới tính trước sinh có thể xảy ra ở những tỉnh có thu nhập cao hơn. Người dân ở các tỉnh này có điều kiện kinh tế cũng như dễ dàng tiếp cận tới các cơ sở y tế để thực hiện việc lựa chọn giới tính của thai nhi. Họ cũng có xu hướng đẻ ít hơn và vì vậy mong muốn có con trai trong các lần sinh là cao hơn.