Nâng cao chất lượng tuyên tuyền, giáo dục, nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 64 - 75)

3.2.2.1. Căn cứ đề xuất

Công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu sát cơ sở, chưa có chiều sâu, chưa thường xuyên, đặc biệt là đối với các các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ nhân dân tự quản.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

- Thành lập mạng lưới cộng tác viên từ BQL Khu BTB đến xã, ấp, tổ nhân dân tự quản và tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông về môi trường cho các cộng tác viên.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao thức về môi trường để lồng ghép vào buổi sinh hoạt lệ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cấp xã, ấp và tổ nhân dân tự quản.

3.2.2.3. Dự kiến kết quả

- Có được đội ngũ cộng tác viên có đủ kỹ năng và thường xuyên hoạt động trong các tổ chức đoàn thể và tổ nhân dân tự quản.

3.2.3. Phối hợp với Thanh tra Sở NNPTNT để thực thi Quy chế quản lý Khu

BTB Phú Quốc

3.2.3.1. Căn cứ đề xuất

Công tác thực thi pháp luật của BQL Khu BTB Phú Quốc còn yếu do thiếu về nhân lực, phương tiện, tài chính. Thanh tra Sở NNPTNT là lực lượng có quyền tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và trực tiếp xử phạt hành chính trong lĩnh vực nghề cá. Đây cũng là đơn vị trực thuộc Sở NNPTNT có đủ nguồn nhân lực và phương tiện hỗ trợ BQL Khu BTB Phú Quốc trong việc tổ chức thực thi Quy chế.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

- Xây dựng quy chế phối hợp thực thi Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc trình Giám đốc Sở NNPTNT phê duyệt.

- Lập và triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hoạt động vi phạm Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc.

3.2.3.3. Dự kiến kết quả

- Số vụ việc vi phạm Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc sẽ giảm.

- Hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các loài thuỷ sản được phục hồi và phát triển trong và xung quanh Khu BTB.

3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý

3.2.4.1. Căn cứ đề xuất

Hàng năm Giám đốc Sở NNPTNT phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh tăng biên chế để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Khu BTB Phú Quốc [16].

Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua SKT&XQKBTB phối hợp với NOAA xây dựng kế hoạch đào tạo năng lực quản lý các khu BTB Việt Nam đến năm 2020 trình Bộ trưởng Bộ NNPTNT phê duyệt [2].

Hiện tại cán bộ, nhân viên của BQL khu BTB Phú Quốc còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Khi có quyết định của UBND tỉnh cho phép thu phí tham quan di tích danh lam thắng cảnh Khu BTB Phú Quốc thì BQL được trích số tiền từ việc thu phí để hợp đồng thêm lao động.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

- Tăng thêm biên chế để bổ sung, kiện toàn bộ máy tổ chức của BQL Khu BTB Phú Quốc. Công tác tuyển dụng cán bộ đặc biệt chú trọng vào trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và có tâm huyết với nghề nghiệp.

- Gửi hoặc tổ chức cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác BTB tham gia học các lớp kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn như: lập kế hoạch quản lý, viết dự án; truyền thông; giám sát môi trường, đa dạng sinh học và kinh tế - xã hội, quản lý nghề cá trong Khu BTB; thực thi pháp luật trong khu BTB.

- Tạo điều kiện thuận lợi cán bộ nhân viên tham gia làm việc với các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu giỏi đến từ các viện, trường, NGOs và các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để tiếp nhận các công nghệ, kiến thức chuyên môn về BTB.

3.2.4.3. Dự kiến kết quả

Đội ngũ chuyên môn để về số lượng và đủ trình độ chuyên môn thực hiện các hoạt động quản lý và đánh giá các hiệu quả quản lý Khu BTB.

3.2.5. Phát triển cộng đồng ngư dân

3.2.5.1. Căn cứ đề xuất

Bộ NNPTNT có công văn số 1700/BNN-KTBVNL ngày 16/06/2009 về việc thực hiện đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ. Bộ NNPTNT đang dự thảo Hướng dẫn Quốc gia về đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ tại Việt Nam.

Hợp phần SKT&XBKBTB và Chương trình WAP hỗ trợ Sở NNPTNT và BQL Khu BTB Phú Quốc cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và xung quanh Khu BTB Phú Quốc thông qua tăng cường năng lực quản lý bằng cách tiếp cập từ dưới lên ( down – top) [7].

Dự thảo đề án thu phí thăm quan Di tích thắng cảnh Khu BTB Phú Quốc do Sở NNPTNT lập trình UBND tỉnh phê duyệt đã đề nghị cho phép BQL sử dụng quỹ trích từ nguồn thu phí để làm công tác phát triển cộng đồng.

Đa số cộng đồng ngư dân sống chủ yếu dựa vào khai thác thủy sản ven bờ, nên đời sống kinh tế xã hội càng gặp nhiều khó khăn khi tỉnh thành lập Khu BTB.

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

- Thành lập các mô hình ĐQL nghề cá và quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng ở các xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Hòn Thơm.

-Tổ chức đào tạo nghề dịch vụ như bồi bàn, buồng phòng, nấu ăn nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch, làm dịch vụ du lịch;

- Đẩy mạnh việc cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư qua việc cung cấp nước sạch, xây dựng cầu vệ sinh cá nhân cho các hộ dân nghèo, thu gom và xử lý rác thải trên đảo.

- Hỗ trợ cho ngư dân nâng cấp phương tiện đi KTTS xa hơn, ngoài Khu BTB; chuyển đổi nghề lưới kéo, lưới rùng, lặn sang nghề KTTS có chọn lọc và thân thiện với môi trường hoặc các nghề khác; cải tiến một số ngư cụ KTTS đúng quy định của pháp luật.

3.2.5.3 .Dự kiến kết quả

- Huy động được cộng đồng tham gia vào quản lý Khu BTB Phú Quốc. - Chất lượng cuộc sống của cộng đồng ngư dân được nâng lên.

- Giảm tác động khai thác trong thuỷ sản trong Khu BTB.

3.2.6. Ứng dụng công nghệ mới vào quản lý đa dạng sinh học Khu BTB

3.2.6.1. Căn cứ đề xuất

Chương trình bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giải pháp ứng dụng công nghệ rạn nhân tạo được xem như là một trong những giải pháp thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2012 – 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đã chấp thuận danh mục đóng cọc bê tông và thả rạn nhân tạo trong vùng cỏ biển, san hô để bảo vệ nguồn lợi và phục hồi sinh thái, hệ thống phao neo đậu tàu [17].

Hoạt động KTTS bằng nghề lưới kéo đáy, lưới rùng trong hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.

3.2.6.2. Nội dung giải pháp

- Đóng cọc bê tông cốt thép để ngăn cản hoạt động KTTS bằng nghề lưới kéo đáy, lưới rùng trong hệ thái thảm cỏ biển.

- Lắp đặt hệ thống phao làm báo hiệu ranh giới phân khu vùng bảo vệ nghiệm ngặt, phao neo để buộc tàu thuyền du lịch bảo đảm mỹ quan, giảm tác động đến rạn san hô và an toàn phương tiện Khu BTB Phú Quốc.

3.2.6.3. Dự kiến kết quả

- Ngăn chặn được hoạt động khai thác thuỷ sản bằng lưới kéo, lưới rùng trong Khu BTB Phú Quốc.

- Rạn san hô không bị phá huỷ bởi hoạt động thả neo đậu tàu du lịch. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Quy chế quản lý Khu BTB.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

- Nguồn lợi hệ sinh thái:

+Hệ sinh thái san hô trong Khu BTB Phú Quốc có diện tích 311,1 ha với 252 loài, 252 giống, 14 họ. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 54, 3 ha, độ phủ trung bình 42,33 %, có hơn 131 loài, 35 giống, 12 họ san hô cứng và hơn 78 loài, 41 giống, 18 họ cá rạn san hô, với mật độ từ 491 đến 727 con/100 m2; còn ở phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 256,8 ha, độ phủ trung bình 40 %, có hơn 126 loài, 33 giống, 12 họ san hô cứng và 86 loài, 41 giống, 17 họ cá rạn san hô với mật độ từ 109 đến 770 con/100m2. Ngoài ra Khu BTB có các loài thân mềm, da gai, rong biển rất đa dạng và phong phú về thành phần loài.

+Hệ sinh thái thảm cỏ biển trong Khu BTB Phú Quốc có diện tích 11.050 ha với 9 loài. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 2.195 ha với 7 loài, độ phủ từ 31 đến 75 %, phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 4.630 ha với 7 loài, độ phủ từ 11 đến 75 %, phân khu phát triển có diện tích 4.225 với 7 loài, độ phủ từ. 31 đến 50 %. Đã xác định được 91 loài thuộc 50 giống cá; 52 loài và 10 nhóm động vật phù du; 184 loài thực vật phù du thuộc 70 chi và 4 lớp; và 113 loài thuộc 4 ngành rong biển

, Tuy nhiên hệ sinh thái san hô và thảm cỏ biển bị giảm về độ phủ từ 1- 10%, có nơi giảm trên 10 % và năng suất khai thác tại đây cũng giảm trên 10% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ hệ sinh thái san hô và nguồn lợi thủy sản của hệ đang bị suy giảm và đang có nguy cơ bị đe dọa.

- Hoạt động nghề khai thác cá biển ở Khu BTB bằng các nghề lưới kéo, lưới rùng, lặn kết hợp với bao rạn, sử dụng chất độc và khai thác san hô vì mục đích thương mại đang là những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Các hoạt động khai thác du lịch, neo đậu tàu du lịch trong Khu BTB, phát triển cơ sở hạ tầng, chất thải sinh hoạt khu dân cư, cảng cá, tàu cá, cơ sở chế biến trong phân khu bảo vệ nghiệm ngặt, phục hồi sinh thái sẽ là nguy cơ tiềm tàng đối với hệ sinh thái và các loài thủy sản.

- Ngư dân sống trong và xung quanh Khu BTB phần lớn còn nghèo, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn mở rộng sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp.

- Nguồn nhân lực của BQL Khu BTB còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn. Thiếu cơ sở hạ tầng, phương tiện và thiết bị phục vụ cho công tác quản lý Khu BTB.

- Còn hạn chế xây dựng mạng lưới liên kết với cơ sở để quản lý Khu BTB.

- Chưa có hệ thống giám sát, đánh giá môi trường và tài nguyên, kinh tế - xã hội và quản lý nghề cá trong Khu BTB Phú Quốc.

- Chưa ứng dụng công nghệ mới vào quản lý nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ngăn chặn tàu thuyền hành nghề lưới kéo đáy, lưới rùng hoạt động Khu BTB Phú Quốc.

- Thiếu tài chính bền vững để duy trì hoạt động quản lý Khu BTB Phú Quốc.

Khuyến nghị

Các số liệu về môi trường, đa dạng sinh các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, kinh tế - xã hội trong Khu BTB quá lâu ( từ năm 2006) nên cần có điều tra, khảo sát đa dạng sinh học các hệ sinh thái trong Khu BTB Phú Quốc để làm số liệu nền.

Cần phải có nghiên cứu sâu về nghề cá trong Khu BTB Phú Quốc để đề xuất các giải pháp quản lý thích ứng.

Tăng cường chính sách hỗ trợ cho nghề KTTS ven bờ bằng các nghề lặn, bao rạn, lưới rùng, lồng bẫy…để cải tiến ngư cụ, nâng cấp phương tiện đánh bắt ra xa hơn, góp phần bảo tồn và phục hồi sinh thái và các loài thủy sản.

Lồng ghép BTB trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế của huyện Phú Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế

hoạch năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, Kiên Giang.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005. Dự án hỗ trợ mạng lưới khu BTB Việt

Nam, Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (

2005 – 2010).

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Bản thảo Quy hoạch hệ thống các khu

BTB Việt Nam đến năm 2020.

4. Chi cục KT&BVNLTS Kiên Giang, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế

hoạch năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.

5. Chính Phủ (2005), Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08/03/2005 Quy định chỉ tiết và thi hành một số điều của Luật Thủy sản.

6. Chính phủ (2008), Nghị định số 57/2008/NĐ-CP ngày 05/02/2008 ban hành Quy chế quản lý các Khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

7. Liên minh đất ngập nước ( 2007). Tài liệu dự án Xây dựng năng lực địa phương cho

công tác quản lý bền vững đất ngập nước ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt

Nam.

8. Nguyễn Văn Long, 2006. Báo cáo Đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô vùng biển

Phú Quốc, Viện Hải dương học.

9. Lê Thị Nhứt, 2004. Điều tra, khảo sát hiện trạng rạn san hô, thảm cỏ biển và ghi nhận

sự xuất hiện của một số loài động vật biển quí hiếm( dugong, cá heo, rùa biển) ở vùng

biển Kiên Giang, đề xuất biện pháp quản lý, Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học, Sở Thủy

sản Kiên Giang ( nay là Sở NNPTNT Kiên Giang).

10. Phòng thống kê huyện Phú Quốc, Niên giám thống kê năm 2008, Kiên Giang.

11. Nguyễn Đức Sĩ, 2008. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, Bài giảng cao học Khai thác thủy sản -Trường Đại học Nha Trang.

12. Sở NNPTNT Kiên Giang, 2009. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.

13. Bùi Quang Thỉnh, 2005. Nghiên cứu đánh giá mô hình đồng quản lý khu BTB Rạn

Trào xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Thư viện Trường Đại học Nha

Trang.

14. Nguyễn Văn Tiến, 2006. Báo cáo Đa dạng sinh học hệ sinh thái cỏ biển vùng biển

Phú Quốc, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hà Nội.

15. Võ Sĩ Tuấn (2006). Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

16. UBND tỉnh Kiên Giang (2007), Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 về việc thành lập BQL Khu BTB Phú Quốc.

17. UBND tỉnh Kiên Giang (2009), Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 14/07/2009 Phê duyệt kế hoạch quản lý Khu BTB Phú Quốc.

18. UBND tỉnh Kiên Giang (2006), Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 về việc phê duyệt Đề án thiết lập Khu BTB Phú Quốc.

19. UBND tỉnh Kiên Giang (2007), Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 03/01/2007 về việc thành lập Khu BTB Phú Quốc.

20. UBND tỉnh Kiên Giang (2007), Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 12/07/2007 Ban hành Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc.

PHỤ LỤC

Mẫu 1. Điều tra KT-XH hộ trong và xung quanh Khu BTB

Họ và tên người được phỏng vấn:……….

Địa chỉ ( ấp, xã):……… Ngày phỏng vấn:……… 1.Xác định các thông tin chung 1.1.Thông tin về hộ Năm sinh TT Họ và tên Nam Nữ Trình độ văn hóa Nghề nghiệp chính 1 2 … …

1.2. Thông tin về điều kiện kinh tế hộ

-Tình trạng nhà ở: Tạm ; cấp 4  ; nhà kiên cố 

- Thu nhập của hộ: Tổng thu nhập hàng năm: ………….triệu đồng. Trong đó: + Khai thác thủy sản: ……….triệu đồng

+ Các hoạt động khác:……….triệu đồng - Tổng chi tiêu hàng năm:……….triệu đồng

2. Thông tin chung về khai thác thủy sản

- Nghề khai thác:………..Công suất máy:…………..cv -Số lao động: …… .người, trong đó lao động là người gia đình: ……..người - Ngư trường khai thác ( cách bờ đảo bao nhiêu km):………..km

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 64 - 75)