Điều tra thực trạng về hoạt động KTTS Khu BTB Phú Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 39 - 75)

- Nghề, công suất, đối tượng, ngư trường khai thác thuỷ sản.

- Vốn đầu tư, thu nhập, lao động và trình độ văn hoá của lao động trong hoạt động khai thác thuỷ sản.

- Nhu cầu chuyển đổi nghề và cải thiện sinh kế của ngư dân khai thác thuỷ sản.

2.2.3. Điều tra thực trạng hoạt động gây nguy cơ đe dọa ngun li Khu BTB

- Sự tăng, giảm độ phủ rạn san hô, thảm cỏ biển hiện tại so với năm 2006. - Năng suất khai thác thuỷ sản hiện tại so với năm 2006.

- Các hoạt động gây nguy cơ đe doạ đến nguồn lợi thuỷ sản.

2.2.4. Điều tra thực trạng công tác quản lý Khu BTB Phú Quốc

- Đánh giá Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc do UBND tỉnh ban hành so với Quy chế quản lý các khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế do Chính phủ ban hành.

- Số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên của BQL Khu BTB Phú Quốc.

- Công tác phối hợp của BQL với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý Khu BTB Phú Quốc.

- Công tác phát triển cộng đồng ngư dân của BQL Khu BTB Phú Quốc.

2.2.5. Giải pháp quản lý Khu BTB đến năm 2014

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Báo cáo các mô hình nghiên cứu về quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng trong nước và trên thế giới.

- Sử dụng số liệu về diện tích, phân bố diện tích, thành phần loài, giống san hô, độ phủ và đa dạng sinh học hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển của từng vị trí nghiên cứu trong báo cáo khoa học [8],[14] và căn cứ vào vị trí, phạm vi từng phân khu chức để xác định thực trạng nguồn lợi thuỷ sản trong từng phân khu chức năng của Khu BTB Phú Quốc

- Niên Giám thống kê của huyện Phú Quốc năm 2008 của Phòng Thống kê huyện Phú Quốc.

- Báo cáo thống kê năng lực KTTS huyện Phú Quốc năm 2009 của Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Kiên Giang. Đây là báo cáo dựa vào kết quả điều tra tàu thuyền làm thủ tục đăng ký, đăng kiểm để ngư dân được hưởng chính sách hỗ trợ theo quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ nên có độ tin cậy tương đối cao.

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và văn bản của UBND tỉnh Kiên Giang có liên quan đến BTB Việt Nam. Báo cáo hoạt động của BQL Khu BTB năm 2008 và năm 2009.

2.3.2. Phương pháp điều tra

Từ tháng 8 đến 12 /2009, bản thân đi điều tra trực tiếp 135 hộ dân KTTS sống ven biển ở các xã Hàm Ninh, Bãi Thơm và Hòn Thơm để thu thập thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế hộ, KTTS, nhu cầu chuyển đổi sinh kế, nguyên nhân sự tăng, giảm độ phủ thảm cỏ biển, rạn san hô, năng suất khai thác hiện tại so với năm 2006; 75 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tổ chức các tuyến du lịch để thu thập các thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Thông tin thu thập đảm bảo sự chính xác cao.

Bản thân người thực hiện đề tài luận văn là Phó Giám đốc BQL Khu BTB Phú Quốc nên am hiểu nhiều về năng lực quản lý của BQL và các hoạt động về khai thác và sử dụng tài nguyên của Khu BTB Phú Quốc.

2.3.3. Phương pháp thống kê

Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính toán các số lượng tàu, thuyền theo nhóm công suất, theo nghề; các chỉ số về điều kiện kinh tế xã hội; điều kiện tuyển dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

2.3.4. Phương pháp SWOT

Từ kết quả điều tra thực trạng, xác địnhcác điểm mạnh, điểm yếu (các yếu tố nội tại), cơ hội và thách thức (các yếu tố bên ngoài) đối với việc quản lý Khu BTB làm cơ sở đề xuất các giải pháp mang tính khả thi cao để thực hiện các mục tiêu quản lý. Mục đích của phương pháp này là phát huy điểm mạnh (S), tận dụng cơ hội (O) để hạn chế, cải thiện điểm yếu (W) và thách thức (T).

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả điều tra thực trạng Khu BTB Phú Quốc

3.1.1. Thc trạng vngun li Khu BTB Phú Quc

- Nguồn lợi của hệ sinh thái rạn san hô

Kết quả phân tích và kiểm tra số liệu nguồn lợi hệ sinh thái rạn san hô vào năm 2006 [8] và Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc [20], nguồn lợi thủy sản hệ sinh thái san hô trong các phân khu chức năng Khu BTB được xác định: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Nguồn lợi san hô: Nguồn lợi san hô chỉ tập trung ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Rạn san hô nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 54,3 ha, độ phủ trung bình 42,33 %, có hơn 131 loài, 35 giống, 12 họ san hô cứng; còn ở phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 256,8 ha, độ phủ trung bình 40 %, có hơn 126 loài, 33 giống, 12 họ san hô cứng. Diện tích, độ phủ, loài, giống, họ san hô trong từng phân khu chức năng thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Diện tích, thành phần loài, độ phủ rạn san hô trong từng phân khu chức năng

TT Phân khu chức năng và địa điểm

Diện tích

( ha) Họ Giống Loài Độ phủ trung bình (%) 1 Phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt

54,3 42,43

Hòn Gầm Ghì 24,3 10 24 66 39,1

Hòn Xưởng 26,2 9 21 76 45,1

Hòn Móng Tay 3,8 12 35 131 43,1

2 Phân khu phục hồi sinh thái 256,8 40 Hòn Rỏi 30 9 24 44 27,8 Hòn Thơm 44 11 30 91 47,15 Hòn Vang 39 10 26 53 31,3 Hòn Mây Rút Ngoài 29,4 12 33 126 43,3 Hòn Mây Rút Trong 25,6 11 32 126 45,45 Hòn Kim Quy 9,1 10 26 89 51,25 Hòn Trang 5,5 9 25 76 27 Hòn Khô 4,2 7 17 64 28,6 Bãi cạn Hòn Kim Quy 52 8 20 66 29,6 Bãi cạn Hòn Mây Rút Ngoài 18 11 23 74 28,5 Tổng 311,1 14 49 252 41,21

+ Nguồn lợi cá rạn san hô: Nguồn lợi cá rạn san hô cũng chỉ có ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có hơn

78 loài, 41 giống, 18 họ cá rạn san hô, với mật độ từ 491 đến 727 con/100 m2 , trung bình 578 con/100m2; còn ở phân khu phục hồi sinh thái có hơn 86 loài, 41 giống, 17 họ cá rạn san hô với mật độ từ 109 đến 770 con/100m2, trung bình 322 con/100m2 thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thành phần loài và mật độ cá rạn san hô trong từng phân khu chức năng

TT Phân khu chức năng và

địa điểm Họ Giống Loài

Mật độ (con/100 m2) 1 Phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt

578

Hòn Gầm Ghì 18 41 78 491

Hòn Xưởng 17 41 74 515

Hòn Móng Tay 13 32 58 727

2 Phân khu phục hồi sinh thái 322 Hòn Rỏi 10 25 38 220 Hòn Thơm 16 39 78 374 Hòn Vang 15 31 51 145 Hòn Mây Rút Ngoài 17 40 74 478 Hòn Mây Rút Trong 17 41 86 770 Hòn Kim Quy 12 29 53 657 Hòn Trang 9 21 43 140 Hòn Khô 10 22 42 146

Bãi cạn Hòn Kim Quy 11 20 36 180

Bãi cạn Hòn Mây Rút

Ngoài 7 15 32

+Nguồn lợi thân mềm: Mật độ của một số loài thân thân mềm có giá trị theo từng nhóm sinh vật Charonia tritonis, Trochus spp, Tridacna maxima, Tridacna squamosa,

Tridacna crocea trên rạn san hôtrong từng phân khu chức năng thể hiện bảng 3.5.

Bảng 3.5. Mật độ của một số loài thân mềm có giá trị theo từng nhóm sinh vật tại các phân khu chức năng

Nhóm sinh vật ( cá thể/100m2) TT Phân khu chức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng và địa điểm Charonia

tritonis Trochus spp Tridacna maxima Tridacna squamosa Tridacna crocea Tổng cộng 1 Phân khu bảo vệ

nghiêm ngặt

Hòn Gầm Ghì 0 1 0 1 0 2

Hòn Xưởng 0 6 0 0 0 6

Hòn Móng Tay 0 0 0 1 0 1

2 Phân khu phục hồi sinh thái Hòn Thơm 0 6 0 2 0 7 Hòn Vang 0 2 0 1 0 3 Hòn Mây Rút ngoài 0 5 0 2 0 7 Hòn Mây Rút trong 0 4 0 1 0 5 Hòn Kim Quy 0 6 0 1 0 7

+ Nguồn lợi da gai:Độ giàu có mức loài ghi nhận được là 25 loài, trong đó Lớp hải sâm 18 loài (chiếm 72% tổng số loài), Lớp cầu gai 4 loài (16%) và Lớp sao biển 3 loài (12%). Độ giàu có mức loài đới cạn cao hơn đới sâu và lần lượt có giá trị là 20 và 16 loài. Nhiều loài chỉ xuất hiện ở đới cạn như Diadema savignyi, Echinothrix calamarix, Colochirus

crassus, Holothuria atra, Neothyonidium magnum, Stychopus chloronotus; và một số loài thì ngược lại, chỉ xuất hiện ở đới sâu như Bohadschia graeffei, Boadschia sp1., Stychopus variegatus .

+ Nguồn lợi rong biển: Có hơn 42 loài, 13 giống, 4 ngành rong biển. Trong đó, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có trên 14 loài, 12 giống, 4 ngành rong biển; phân khu phục hồi sinh thái có trên 42 loài, 24 giống, 4 ngành thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Số lượng ngành, giống, loài rong biển trong từng phân khu chức năng TT Phân khu chức năng và địa điểm Ngành Giống Loài

1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Hòn Gầm Ghì 4 9 10

Hòn Xưởng 4 9 11

Hòn Móng Tay 4 12 14

2 Phân khu phục hồi sinh thái

Hòn Thơm 4 24 42

Hòn Vang 4 9 11

Hòn Mây Rút Ngoài 4 13 16

Hòn Mây Rút Trong 4 10 13

- Nguồn lợi của hệ sinh thái thảm cỏ biển

Kết quả phân tích và kiểm tra số liệu nguồn lợi của hệ sinh thái cỏ biển vào năm 2006 [14] và Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc [20], nguồn lợi thủy sản hệ sinh thái san hô các phân khu chức năng trong Khu BTB được xác định như sau:

+Nguồn lợi cỏ biển: Thảm cỏ biển trong Khu BTB Phú Quốc có diện tích 11.050 ha với 9 loài, trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 2.195 ha với 7 loài, độ phủ từ 31 đến 75 %; phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 4.630 ha với 7 loài, độ phủ từ 11 đến 75 %; phân khu phát triển có diện tích 4.225 ha với 7 loài, độ phủ từ 31 đến 50 % thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Diện tích, loài, độ phủ cỏ biển trong từng phân khu chức năng TT Phân khu chức năng Loài Diện tích ( ha) Độ phủ (%) 1

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

7 loài ( cỏ Lá dừa, cỏ Kiệu tròn, cỏ Kiệu răng cưa, cỏ Xoan, cỏ Bò biển, cỏ Kim biển, cỏ Hẹ ba răng )

2.195 31 – 75%

2 Phân khu phục hồi sinh thái

7 loài ( cỏ Lá dừa, cỏ Kiệu tròn, cỏ Kiệu răng cưa, cỏ Xoan, cỏ Bò biển, cỏ Hẹ ba răng và cỏ Xoan nhỏ )

4.630 11- 75% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Phân khu phát triển

7 loài ( cỏ Lá dừa, cỏ Kiệu tròn, cỏ Kiệu răng cưa, cỏ Xoan, cỏ Bò biển, cỏ Hẹ ba răng và cỏ Lăng biển )

4.225 31-50%

+Nguồn lợi cá:

Đã xác định được 91 loài thuộc 50 giống có trong thảm cỏ biển thuộc Khu BTB Phú Quốc. Cá Hồng Lutjanidae có 9 loài chiếm 9,89% tổng số loài được phát hiện; cá Mú Serranidae 7 loài, chiếm 7,69%; các cá Ngựa Syngnathidae, cá Sơn Apogonidae, cá Lượng Nemipteridae, cá Dìa Siganidae có 6 loài, chiếm 6,59%; các cá khác như cá Phèn Mullidae và cá Bàng Chài Labridae, mỗi loại có 4 loài, chiếm 4,4%; các cá còn lại chỉ có từ1-3 loài .

Số lượng các loài phổ biến bắt gặp trên các thảm cỏ biển Khu BTB Phú Quốc là 15 loài tập trung chủ yếu vào nhóm cá ăn cỏ và nhóm cá ăn tạp như Cephelopholis boenack,

Epinephelus coides, E. tauvina, E. amblycephalus ( cá mú Serranidae), Pelates

quadrilineatus ( cá căng Teraponidae), Lutjanus fulviflammas, L. johnii ( cá hồng

Lutjanidae), Pentapodus setosus, P. vitta, Scolopsis lineata ( cá lượng Nemipteridae),

Siganus canaliculatus S. guttatus, S. javus, S. fuscescens ( cá dìa Siganidae), Upeneus

cắt xuất hiện hàng đàn cá con thuộc loài cá căng Pelates quadrilineatus bơi lội, kiếm ăn xung quanh các bụi cỏ với số lượng cá thể lên tới hàng trăm con.

+Động vật phù du:

Quần xã động vật phù du vùng nước trên các thảm cỏ biển Khu BTB Phú Quốc khá đa dạng, đã xác định được 52 loài và 10 nhóm khác (chưa xác định đến loài). Đây chính là tiềm năng đa dạng sinh học lớn tại vùng biển này. Thành phần động vật phù du thuộc 4 nhóm sinh thái là nhóm loài biển khơi nhiệt đới, nhóm loài biển ven bờ nhiệt đới và nhóm phân bố rộng và nhóm loài sống đáy. Nhóm loài ven bờ nhiệt đới chiếm tỷ lệ cao nhất về cả số loài cũng như số lượng cá thể.

Sự đa dạng của quần xã động vật phù du cao nhất ở trọn phân khu bảo vệ nghiêm ngặt với 12 -14 loài. Tuy nhiên sự đa dạng chung của quần xã động vật phù du vùng nước trong Khu BTB Phú Quốc không cao so với các vùng biển khác như vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

+ Thực vật phù du và rong biển:

Về thực vật phù du (TVPD), tổng số có 184 loài TVPD thuộc 70 chi và 4 lớp đã được ghi nhận. Trong đó, lớp tảo silíc bao gồm 43 chi, 103 loài (55,98%); tiếp theo là lớp tảo Giáp bao gồm 23 chi, 76 loài (chiếm 41,3%); lớp tảo Lam Cyanophyceae có 2 chi và 3 loài (1.63%) và thấp nhất thuộc về lớp tảo Lục Chlorophyceae chỉ có 2 loài (1.09%).

Chi Protoperidinium có số loài phong phú nhất với 20 loài, tiếp theo là các chi

Chaetoceros, Coscinodiscus, Nitzschia, Alexandrium Prorocentrum cùng có 8 loài. Số

lượng loài của các chi còn lại dao động từ 1 đến 7 loài. Tổng số lượng loài TVPD có mặt ở Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cao nhất với 131 loài.

Về rong biển, đã phát hiện 113 loài thuộc 4 ngành rong biển (Cyanophyta,

Rhodophyta, PhaeophytaChlorophyta), 63 giống và 34 họ ở 11 thảm cỏ biển Phú

Quốc. Ngành rong đỏ Rhodophyta có số loài nhiều nhất: 66 loài, chiếm 58,42% tổng số loài. Ngành rong lam Cyanophyta có số loài ít nhất với 9 loài (7.96 %). Những chi rong biển thường gặp là Dictyota, Padina, Cladophora, Jania, Caulerpa, Ceramium,

Polysiphonium, Colpomenia, Laurencia, Gracilaria, Hypnea.Phân khu bảo vệ nghiêm

ngặt 43 loài, phân khu phục hồi sinh thái: 8 loài. Trong số 113 loài có tới 25 loài rong biển kinh tế, như Hypnea pannosa, H. valentiae, H. esperi, H. alopecuroides, H. nidulans, H. cenomyce, H. spinella, Laurencia papillosa, L. cartilaginea, Acanthophora spicifera,

Hydropuntia edulis, H. fisheri, Gracilaria tenuistipitata, G. mammilaris, G. arcuata, G. firma, Gelidiella acerosa, Turbinaria decurrens, Sargassum polycystum, S. siliquosum,

Caulerpa taxifolia, C.racemosa.

Kết quả tổng hợp 17 phiếu điều tra đại diện cho các các ngư dân hành nghề lặn kết hợp với bao rạn trong năm 2009, cho thấy độ phủ thảm cỏ biển, rạn san hô đều giảm, năng suất khai thác trong và xung quanh hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển trong Khu BTB cũng giảm trên 10% so với năm 2006. Cụ thể thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tổng hợp ý kiến ngư dân hành nghề lặn kết họp với bao rạn về sự suy giảm nguồn lợi hệ sinh thái so với năm 2006.

Ý kiến đánh giá ( ý kiến)

TT Danh mục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giảm 1 – 5% Giảm 6 – 10% Giảm trên 10% 1 Hệ sinh thái san hô

Độ phủ sản hô 8 7 2

Năng suất khai thác 17

2 Hệ sinh thái thảm cỏ biển

Độ phủ 5 10 2

Năng suất khai thác 17

3.1.2. Thc trạng về hoạt động khai thác trong Khu BTB Phú Quc

Người dân sống trong và xung quanh Khu BTB chủ yếu bằng nghề KTTS quy mô nhỏ, khai thác ven bờ, thiếu vốn chuyển đổi nghề, không có đất sản xuất. Kết quả điều tra 135 hộ với 610 nhân khẩu sống trong và xung quanh Khu BTB Phú Quốc có 446 người nằm trong độ tuổi lao động, trong đó: KTTS: 265 người ( chiếm 59,40% ), học sinh: 114 người (chiếm 25,56%), thương mại: 27 người (chiếm 6,05%), chăn nuôi: 3 người ( chiếm 0,67%), thất nghiệp: 37 người (chiếm 8,32%). Thu nhập bình quân 52 triệu đồng/hộ, trong đó khai thác thủy sản 46 triệu đồng ( chiếm 88,5%), còn lại từ các hoạt động khác. Trung bình, người dân đầu từ khoảng 25 triệu đồng cho 1 tàu thuyền KTTS có công suất từ 15 đến 20 cv, trong đó, vốn tự có: 20 triệu đồng, vay ngân hàng: 2 triệu đồng, vay ngoài: 3 triệu

đồng. Khi được hỏi về nhu cầu cải thiện sinh kế thì hầu hết các hộ dân KTTS đều mong

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 39 - 75)