Thực trạng công tác quản lý KBTB Phú Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 52 - 61)

- Về hệ thống văn bản pháp luật

Khu BTB Phú Quốc [6],[20] chưa được công nhận là Khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Nhưng dự thảo Quy hoạch hệ thống khu BTB Việt Nam đến năm 2020 [2] đã đề xuất Khu BTB Phú Quốc là Khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Để đánh giá quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc, có thể so sánh phân loại, phân cấp quản lý, phân khu chức năng và quản lý các hoạt động được quy định tại Quy chế của UBND tỉnh so với quy định của Chính phủ.

Bảng 3.11. So sánh phân loại, phân cấp quản lý Khu BTB Phú Quốc với quy định của Chính phủ.

TT

Danh mục Loại khu

BTB Phân cấp quản lý

1

Quy chế quản lý các khu BTB theo Nghị định của Chính phủ

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

Ban quản lý Khu BTB là đơn vị trực thuộc Bộ NNPTNT hoặc UBND tỉnh

2

Quy chế quản lý của Khu BTB Phú Quốc theo Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

Ban quản lý Khu BTB là đơn vị trực thuộc Sở NNPTNT

Về phân loại Khu BTB thì rất đúng với quy định của Chính phủ. Tuy nhiên về phân cấp quản lý chưa phù phù hợp. Nếu được Thủ tướng ra quyết định thành lập thì Khu BTB Phú Quốc sẽ do Bộ NNPTNT quản lý. Thực tế, UBND tỉnh ra quyết định thành lập thì BQL Khu BTB Phú Quốc là đơn vị phải trực thuộc UBND tỉnh quản lý [5], không phải là một đơn vị của Sở NNPTNT.

Bảng 3.12. So sánh sự khác nhau trong phân khu chức năng và quản lý các hoạt động Khu BTB Phú Quốc với quy định của Chính phủ.

TT Danh mục

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Phân khu phục hồi sinh thái Vành đai 1 Quy chế quản lý các khu BTB theo Nghị định của Chính phủ - Diện tích tối thiểu bằng 20% tổng diện tích Khu BTB. - Nghiêm cấm các hoạt động xây dựng các công trình phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển.

- Cấm nuôi trồng thủy sản

- Cấm khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật; cấm xây dựng các công trình phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển. Có 2 Quy chế quản lý của Khu BTB Phú Quốc ện tích bằng 11% tổng diện tích Khu BTB; xây dựng dựng các công trình phụ vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin

- Cho phép người dân Phú Quốc nuôi cá bằng hình thức lồng bè, nuôi ghẹ, nuôi ốc Hương theo hướng dẫn của BQL Khu BTB. - Tạm thời cho phép khai thác

theo Quyết định của UBND Kiên Giang

liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

thủy sản bằng nghề lưới ghẹ, câu cá, câu mực và khai thác thủy sản bằng bẫy vỏ ốc; Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch và phục vụ dân sinh khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khu BTB Phú Quốc được phân thành 3 phân khu chức năng đúng theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên Khu BTB Phú Quốc không có vành đai bảo vệ.

- Tỷ lệ diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt/ tổng diện tích của Khu BTB Phú Quốc chỉ bằng gần nửa tỷ lệ diện tích tối thiểu so với quy định của Chính phủ.

- Các hoạt động xây dựng cơ bản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái quy định tại quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc là hoạt động có điều kiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính quy định này, UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho doanh nghiệp lập dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và du lịch trên các hòn đảo nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái Khu BTB biển Phú Quốc.

- Tại phân khu phục hồi sinh thái, Chính phủ cấm nuôi trồng thủy sản, khai thác sinh vật và phi sinh vật biển, nhưng trong quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc lại tạm thời cho phép người dân nuôi một số loài, khai thác thủy sản bằng một số nghề.

Tóm lại: Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc có một số điểm chưa đúng với quy

định của Chính phủ về diện tích phân khu bảo bệ nghiêm ngặt; không có vành đai bảo vệ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng cơ bản tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; nuôi và

khai thác thủy sản tại phân khu phục hồi sinh thái.

-Về đội ngũ thực thi công tác quản lý

BQL Khu BTB Phú Quốc được thành lập tại theo Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang [16]. BQL Khu BTB gồm ban

giám đốc ( 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), phòng tổ chức hành chính, phòng nghiệp vụ, phòng bảo vệ đa dạng sinh học và du lịch biển, đội tuần tra.

+ Về nhân lực: Về trình độ chuyên môn của nhân sự của Ban giám đốc của BQL Khu BTB tương đối thích hợp với nhiệm vụ được phân công. Ngoài Ban giám đốc, BQL còn có 3 phòng nghiệp vụ chuyên môn và đội tuần tra. Nhân lực của BQL Khu BTB [5] ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Thống kê nhân lực của BQL Khu BTB Phú Quốc

TT Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Đã qua các lớp tập huấn Nhiệm vụ 1 Nguyễn Hồng Cường KS. Khai thác thủy sản Xây dựng kế hoạch quản lý khu BTB Lãnh đạo, điều hành các hoạt động quản lý của BQL Khu BTB. Phụ trách công tác tổ chức, tàu tuần tra, xây dựng cơ bản

2 Lê Văn Tính KS. Khai

thác thủy sản Xây dựng kế hoạch quản lý khu BTB; Đánh giá dự án phát triển Kiêm phó giám đốc, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng kế hoạch quản lý, đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình quản lý có sự tham gia cho BQL Khu BTB

3 Hồ Văn Chiến KS. nuôi nuôi

trồng thủy sản Kỹ năng tiếp cận cộng đồng trong công tác truyền thông Phó giám đốc phụ trách về phát triển cộng đồng, truyền thông nâng cao nhận thức

4 Nguyễn Linh Ngọc Trung cấp nuôi trồng thủy sản Xây dựng kế hoạch quản lý khu BTB, lặn biển, giám sát đa dạng sinh học biển; Kỹ năng tiếp cận cộng đồng trong công tác truyền thông

Thủ quỹ kiêm làm công tác truyền thông nâng cao nhận thức.

5 Nguyễn Văn Thuấn Trung cấp chế biến thủy sản, thuyền trưởng tàu cá hạng 4 Thực thi pháp luật , lặn biển, giám sát đa dạng sinh học biển

Thuyền trưởng, tuần tra, phụ trách phòng tổ chức

6 Lý Vành Tha KS. Nuôi trồng thủy sản

Chưa tham gia Tuần tra

7 Hồ Văn Cảm Cử nhân tài

chính kế toán

Chưa tham gia Kế toán

8 Nguyễn Thị Phượng KS. Nuôi trồng thủy sản

Chưa tham gia Cán bộ phụ trách phát triển cộng đồng

BTB là một lĩnh vực rất mới mẽ và phức tạp, đòi hỏi những người tham gia làm công tác quản lý phải am hiểu về pháp luật, chính sách có liên quan đến BTB và các kỹ

năng khác như tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát triển cộng đồng, giám sát đa dạng sinh học...Ngoài ban giám đốc, chỉ có 5 cán bộ phụ trách, trong đó có 3 cán bộ được tập huấn chuyên môn, 2 cán bộ chưa được tham gia bất cứ lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý Khu BTB. Như vậy nhân lực quản lý Khu BTB vẫn còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và thiếu về số lượng cán bộ so với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

+ Mạng lưới quản lý: Trong thời gian qua, BQL Khu BTB Phú Quốc đã hình thành mạng lưới quản lý thông qua công tác phối hợp với các bên liên quan và cộng đồng.

Bảng 3.14. Thống kê các đơn vị, tổ chức phối hợp với BQL Khu BTB Phú Quốc

TT Tên đơn vi Nhiệm vụ

1 Hợp phần

SK&TXQKBTB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, công tác truyền thông nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho ngư dân. 2 Liên minh đất ngập nước Bảo tồn đất ngập nước thông qua xây dựng năng lực

quản lý của địa phương nhằm cải thiện sinh kế, an ninh lương thực cho người dân nghèo sống ven vùng đất ngập nước hệ sinh thái cỏ biển.

3 Bộ đội Biên phòng Phú Quốc

Tuần tra và thực thi pháp luật

4 BQL công trình công cộng Phú Quốc

Thu gom và vận chuyển rác xã Hòn Thơm

5 Viện Hải dương học Điều tra, đánh giá môi trường và đa dạng sinh học trong Khu BTB Phú Quốc.

6 Chính quyền và đoàn thể xã Hòn Thơm

Tuần tra, kiểm soát, xử lý các hoạt động ở trong Khu BTB ( ở phía Nam).

Công tác phối hợp của BQL Khu BTB Phú Quốc với các bên liên quan tương đối tốt, đặc biệt là phối hợp với các tổ chức quốc tế để nhận được sự hỗ trợ tài chính; Bộ đội Biên phòng để thực thi pháp luật. Tuy nhiên, BQL Khu BTB chưa có phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – là đơn vị chuyên trách tuần tra, kiểm soát,

ngăn chặn và xử lý các hành vi vị phạm KT&BVNLTS; và chưa phối hợp với chính quyền và đoàn thể xã Hàm Ninh, Bãi Thơm để quản lý Khu BTB ( phía Đông và Đông Bắc đảo Phú Quốc). Đây chính là hạn chế của BQL Khu BTB trong công tác phối hợp với các bên liên quan. Chính vì vậy, BQL Khu BTB chưa huy động tốt nguồn nhân lực để hỗ trợ cho công tác thực thi pháp luật và phát triển cộng đồng tham gia quản lý Khu BTB.

+ Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức: Kết quả nghiên cứu [1], [4, [12] chỉ ra rằng, từ khi thành lập Khu BTB Phú Quốc cho đến nay chỉ có tổ chức 1 khóa tập huấn về cơ bản kỹ năng truyền thông bảo vệ tài nguyên và môi trường biển với 25 học viên tham dự đến từ Sở NNPTNT, BQL Khu BTB Phú Quốc, 2 tổ tình nguyện viên truyền thông của 2 xã Hàm Ninh, Bãi Thơm huyện Phú Quốc. Mặc dù được tập huấn nhưng hầu hết các học viên còn hạn chế sự hiểu biết về tài nguyên và môi trường biển, thiếu tự tin nên chất lượng chuyển tải thông điệp đến người dân chưa đạt yêu cầu. Đã tổ chức 15 cuộc truyền thông miệng với hơn 1.500 lượt tham dự. Lắp đặt 10 pa nô tuyên truyền về BTB tại các nơi công cộng. Phát hành hơn 3.000 tờ rơi các loại về bảo tồn thảm cỏ biển, rạn san hô, dugong, rùa biển. Đối tượng truyền thông chủ yếu là cán bộ, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, ngư dân, học sinh. Tài liệu truyền thông chủ yếu là các văn bản pháp quy của Nhà nước, các tờ rơi, lắp đặt các pa nô nói về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phương pháp truyền thông chủ yếu là truyền miệng, thi vẽ tranh, ảnh. Tổ chức truyền thông chưa được thường xuyên, chưa phối hợp tốt với tổ nhân dân tự quản, hội nông, hội phụ nữ để lồng ghép truyền thông BTB vào nội dung sinh hoạt lệ của tổ, đoàn, hội.

+ Phát triển cộng đồng và cải thiện sinh kế

Qua gần 3 năm hoạt động phát triển cộng đồng và cải thiện sinh kế đã thu được một số kết quả sau đây:

Bảng 3.15. Thống kê các hoạt động phát triển cộng đồng và cải thiện sinh kế

TT Nội dung Khối lượng thực hiện Tình hình triển khai 1 Tham quan học tập quản lý

Khu BTB Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm

15 người của BQL Khu BTB, cán bộ huyện, xã và ngư dân.

Chưa áp dụng

2 Tham quan tâm học tập các mô hình ĐQL nghề cá ở Phá Tam Giang – Thừa Thiên Huế, sông Thu Bồn – Quảng Nam 20 người thuộc của Sở NNPTNT,cán bộ huyện, xã và ngư dân Thiết lập 1 mô hình quản lý vùng bảo tồn sản hô có sự tham gia của cộng đồng

3 Hỗ trợ xây dựng giếng nước 2 cây Cộng đồng đã sử dụng 4 Hỗ trợ đào tạo dịch vụ du lịch 8 người Đã có việc làm tại các

doanh nghiệp

5 Tập huấn nuôi trồng thủy sản 205 người 5 gia đình được hỗ trợ thực hiện mô hình 6 Tham gia xây dựng vào quy

chế, kế hoạch, mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng

1 quy chế quản lý, 1 kế hoạch quản lý.

Được các cấp thẩm quyền phê duyệt và đang tổ chức triển khai thực hiện.

Công tác phát triển cộng đồng và hỗ trợ sinh kế được BQL Khu BTB quan tâm. Tuy nhiên chưa tương tương xứng với tiềm năng sử dụng lao động của các doanh nghiệp tại Phú Quốc.

Kết quả tổng hợp 75 phiếu điều tra, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Phú Quốc thể hiện ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Tổng hợp nhu cầu lao động của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ

TT Lĩnh vực nghề nghiệp Số lượng doanh nghiệp yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Cán bộ quản lý và hướng dẫn viên 22 2 Tiếp tân 36 3 Kỹ thuật viên 35 4 Kế toán 8 5 Đầu bếp 24 6 Buồng, phòng 46 7 Bảo vệ 2

Các doanh nghiệp thương mại dịch vụ có nhu cầu lao động rất lớn, nhất là ở lĩnh vực buồng, phòng, tiếp tân, kỹ thuật viên, đầu bếp, hướng dẫn viên. Điều này rất thuận lợi cho việc đào tạo nghề để cải thiện sinh kế cho người dân.

Điều kiện tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Phú Quốc thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Tổng hợp điều kiện tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp

TT Điều kiện tuyển chọn Số lượng doanh nghiệp yêu cầu

1 Người dân địa phương 69

2 Đã qua đào chuyên môn nghiệp vụ 63

3 Trình độ văn hóa cấp phổ thông trung học 41

4 Trình độ văn hóa phổ thông cơ sở 10

5 Không xem trọng về trình độ văn hóa 24

Điều kiện tuyển lao động của các doanh nghiệp không quá khắc khe, ưu tiên cho người dân tại địa phương, lao động đã được đào tạo và không xem trọng về trình độ văn hóa khi doanh nghiệp tuyển dụng.

+ Thực thi pháp luật: Trong năm 2009, BQL Khu BTB phối hợp với Bộ đội biên phòng bắt và xử lý được một vụ vi phạm khai thác và vận chuyển san hô, 1 vụ xẻ thịt

dugong, 1 vụ nuôi rùa biển trái phép, 1 vụ vận chuyển chất nổ, còn các vụ việc vi phạm KTTS khác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ nhắc nhở, giáo dục [1]. Việc tuần tra, kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn lợi chưa được thường xuyên do trước năm 2009 chưa có phương tiện tuần tra, kinh phí rất hạn chế, lực lượng cán bộ là công tác thực thi pháp luật của BQL Khu BTB chỉ có 2 người, chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục đối tượng vi phạm. Mặc dù có nhiều vụ việc vi phạm pháp luật thủy sản như KTTS bằng các phương pháp hủy diệt như sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, lưới kéo, lưới rùng, lưới bao rạn, khai thác dugong, rùa biển, san hô và neo đậu tàu không theo quy định, nhưng BQL không có thẩm quyền xử lý các vụ việc vi phạm Quy chế quản lý KBTB mà chuyển cho các cơ quan, đơn vị chức năng khác xử lý.

Ngoài ra BQL chưa tổ chức quan trắc định kỳ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình trạng đa dạng sinh học và chất lượng môi trường trong phạm vi Khu BTB

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 52 - 61)