Kinh tế xã hội Khu BTB Phú Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 31 - 75)

- Dân số và đặc điểm dân cư

Theo kết quả điều tra năm 2008 [10], Phú Quốc có 21.416 hộ, 92.200 nhân khẩu. Dân tộc Kinh chiếm 97,02%, dân tộc Hoa chiếm 2%, dân tộc Khơ Me chiếm 0,95% và dân tộc khác chiếm 0,03% tổng dân số của huyện. Dân số chia theo tôn giáo, Phật giáo có 31.773 người, Thiên Chúa giáo có 2.858 người, Tin Lành có 108 người, Cao Đài có 1.217 người, Hòa Hảo có 368 người và không có tôn giáo chiếm 55.875 người. Về giới tính, nữ có 46.135 người, chiếm 50,04% tổng dân số của huyện. Kết quả điều tra 135 hộ với 610 nhân khẩu sống trong và xung quanh Khu BTB, trình độ văn hóa ở cấp tiểu học có 305 người, cấp trung học cơ sở có 207 người, cấp trung học phổ thông có 40 người.

+Xã Hòn Thơm là xã đảo có tổng diện tích đất 7,5 km2, dân số có 746 hộ với có 3.024 người, nữ chiếm 49,9 %. Hiện trạng nhà ở của dân cư: nhà kiên cố: 5 căn, bán kiên cố: 344 căn, nhà tạm: 397 căn.

Đảo Hòn Thơm: Hòn Thơm là đảo lớn nhất trong xã Hòn Thơm. Đảo này nằm ở khu vực phía Nam của Hòn Rỏi. Có hai ngọn núi ở phía Bắc và phía Nam của đảo, phía Tây và phía Đông của đảo nối liền với một quả đồi thấp bằng một con đường. Có 02 làng ở trên đảo, Người dân trên đảo này thường chuyển nhà 2 lần trong một năm. Từ cuối tháng 3 đến tháng 8, họ sống ở phía Đông của đảo và chuyển sang phía Tây từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau để tránh gió. Tổng diện tích là 714 ha với dân số là 2.518 người,

trong 583 hộ. Khoảng 70% dân số ở độ tuổi lao động, chủ yếu là đàn ông. Thu nhập bình quân trên đầu người là 8.000.000 đồng/năm [18].

Hòn Rỏi: Hòn Rỏi là một trong những đảo của xã Hòn Thơm. Nằm giữa đảo Dừa và đảo Thơm. Có 77 hộ với dân số 382 người.

+Xã Hàm Ninh có tổng diện tích 6.305,22 ha, có 4 ấp. Dân số 1.425 hộ với 7.519 người, nữ chiếm 48 %. Dân cư sống tập trung thành những làng chài dọc ven bờ biển. Hiện trạng nhà ở dân cư: nhà kiên cố: 24 căn, nhà bán kiên cố: 641 căn, nhà tạm: 760 căn [10].

+Xã Bãi Thơm có diện tích 9.412 ha, có 4 ấp. Dân số có 1.258 hộ với 5.193 người, nữ chiếm 50,65%. Dân cư sống tập trung thành những làng chài dọc ven bờ biển. Hiện trạng nhà ở dân cư: nhà kiên cố: 33 căn, nhà bán kiên cố: 368 căn, nhà tạm: 857 căn [10].

- Sinh kế, thu nhập

KTTS là sinh kế chính của người dân sống trên đảo, đặc biệt là các xã nằm trong và xung quanh Khu BTB Phú Quốc. Qua nghiên cứu báo cáo của Chi cục KT&BVNLTS tỉnh Kiên Giang [4], năm 2009, có 3.260 chiếc, công suất 143.189 cv, bình quần 43,92 cv/chiếc, sản lượng khai thác 92.755 tấn. Phú Quốc có hơn 11 loại nghề KTTS đó là: lưới vây, lưới thưng, câu thu lạc, câu cá rạn, câu mực, lưới kéo, lưới ghẹ, lưới tôm, lưới rùng, bẫy bạch tuộc (làm bằng vỏ ốc vôi), thu mua vận chuyển. Nghề câu mực có số lượng nhiều nhất 1.480 chiếc (chiếm 45,5 %), kế đó là nghề lưới ghẹ có 997 chiếc ( 30,58%), thấp nhất là lưới rùng có 23 chiếc ( chiếm 0,7%).

Cơ cấu nghề KTTS huyện Phú Quốc

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600

Vây Thưng Câu thu lạc Câu cá rạn Câu mực Lưới kéo Lưới ghẹ Lưới tôm Lưới rùng Bẫy ốc Hậu cầu Nghề S l ư n g ( c h iế c )

Khu BTB thành lập, giai đoạn ban đầu nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân cư sống trên đảo Phú Quốc, nhất là các xã nằm trong và xung quanh Khu BTB như: xã Hòn Thơm, Hàm Ninh, Bãi Thơm.

Tàu thuyền KTTSở xã Hòn Thơm, Hàm Ninh và Bãi Thơm chủ yếu là tàu có công suất dưới 21 cv, khai thac thủy sản bằng các nghề câu cá rạn, bẫy bạch tuộc, lưới ghẹ, lưới rùng, lưới thưng và lưới tôm. Số lượng tàu KTTS có công suất dưới 21cv của từng xã theo nghề thể hiện ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Cơ cấu nghề KTTS có công suất dưới 21 cv của 3 xã

Đơn vị tính: chiếc TT Nghề Xã Hòn Thơm Xã Hàm Ninh Xã Bãi Thơm Tổng

1 Câu cá rạn 3 1 2 6 2 Câu mực 104 25 75 204 3 Bẫy bạch tuộc 21 13 34 4 Lưới ghẹ 17 409 261 687 5 Lưới rùng 1 1 6 Lưới thưng 17 12 1 30 7 Lưới tôm 1 1 Tổng 141 468 354 963

Tình hình phát triển các nghề lặn, lưới bao rạn từ việc tự chuyển đổi nghề sau khi đã đăng ký, trang bị kiêm nghề đã làm cho việc quản lý nghề cá gặp nhiều khó khăn.

Ở xã Hòn Thơm, đánh cá qui mô nhỏ bao gồm đánh bắt ghẹ, câu mực, chụp mực rất phổ biến. Thông thường ngư dân địa phương thường sử dụng thuyền nhỏ có mái che hoặc động cơ nhỏ để đánh bắt xung quanh đảo bằng các nghề câu mực, lặn bắt thủy sản,

lưới bao rạn, lưới ghẹ, lưới thưng. Nuôi biển cũng là một trong những hoạt động kinh tế ở đảo Thơm. Hiện tại có 4 nông hộ ở đảo đang quản lý các lồng nuôi của mình. Họ thường mua cá từ những người đánh bắt và giữ lại như cá song, cá tráp, ghẹ, tôm, mực,… sau đó chuyển lên thị trấn An Thới hoặc thị trấn Dương Đông. Riêng ở Hòn Rỏi, cộng đồng dân cư tại Hòn Rỏi sống dựa vào nguồn lợi tự nhiên là chính bởi vì không có đủ đất làm nông nghiệp. Có 60 hộ sống bằng nghề lặn đánh bắt. Sản phẩm trai ngọc được bán cho trang trại nuôi trai ngọc gần làng. Theo ngư dân, nghề lặn đánh bắt phụ thuộc vào thời tiết, họ chỉ làm khoảng 120 ngày/năm. Thời gian còn lại họ khai thác các loài hải sản khác như nhuyễn thể. Hầu hết, những người này không có các ngư cụ cần thiết đánh bắt tại khu vực xa hơn. Thông thường, có 3 người sử dụng 1 con thuyền nhỏ có công suất 10-20 cv [18].

An ninh lương thực, thu nhập và đói nghèo: vì thiếu các nguồn lợi tự nhiên như đất cho nông nghiệp, người dân ở đảo Rỏi phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi biển. Tình trạng thiếu lương thực diễn ra trong suốt thời kỳ gió mùa (từ tháng 4 tới tháng 6) vì thời tiết xấu. Trong thời kỳ thiếu lương thực, người dân không có khoản thu. Thông thường, họ vay tiền từ người khác để trang trải cho các khoản chi tiêu. Vốn và lãi phải trả cho người cho vay khi ngư dân có tiền vào mùa đánh bắt tới. Thu nhập của ngư dân từ 1.500.000 tới 1.800.000 đồng/1tháng. Tuy nhiên họ dành tới 70-80% cho thức ăn và 20-30% cho các mục đích khác [18].

Xã Hàm Ninh

Cơ cấu kinh tế của xã là du lịch – thương mại, thuỷ hải sản, nông – lâm và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó: 65% hộ làm nghề đánh bắt, 20% hộ sản xuất nông nghiệp và 15% hộ làm nghề khác. 90% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Số hộ nghèo năm 2009 – 2010: 35 hộ [10].

Xã Bãi Thơm

Bãi Thơm có 2 ấp nằm trong quy hoạch là trung tâm xã Bãi Thơm và ấp Rạch Tràm thành khu tập trung phát triển du lịch sinh thái khu dân cư làng chài. Toàn xã có 70% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm, còn 30% thiếu việc làm. Năm 2009 xã còn 87 hộ nghèo, 29 hộ cận nghèo. Lao động địa phương chủ yếu là lao động phổ thông

chưa qua đào tạo, KTTS được xem là nghề chính. Lao động nghề cá chủ yếu là vẫn là lao động KTTS. Năm 2005: 11.063 người, năm 2006: 11.515 người, năm 2007: 11.238 người, năm 2008: 11.4558 người [10]. Lao động nghề cá phân theo đơn vị hành chính thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Lao động nghề cá phân theo đơn vị hành chính của huyện.

TT Đơn vị hành chính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Thị trấn Dương Đông 4.255 4.429 4.322 4.410 2 Thị trấn An Thới 2.948 3.068 2.995 3.155 3 Xã Cửa Cạn 332 346 337 348 4 Xã Cửa Dương 66 69 67 72 5 Xã Hàm Ninh 885 921 899 865 6 Xã Dương Tơ 332 346 337 322 7 Xã Bãi Thơm 870 906 884 878 8 Xã Gành Dầu 675 703 686 675 9 Xã Hòn Thơm 375 390 381 392 10 Xã Thổ Châu 325 338 330 341 Tổng 11.063 11.515 11.238 11.458 - Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế

+ Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế tại Hòn Thơm

Mạng lưới thông tin: Trên đảo có một bưu điện, mọi người cũng có thể sử dụng tivi, điện thoại cố định và điện thoại di động. Nhưng so với An Thới, các trang thiết bị này còn ít .

Cơ sở hạ tầng: Không có con đường bê tông nào ở làng này. Đường là những con đường đất nhỏ. Trong làng, có khoảng 75% là nhà tạm được làm từ gỗ, bẹ dừa Nypa, vải bạt, tre…. Ngoài ra, cũng có một số nhà bê tông. Hầu hết đất thuộc quyền sở hữu của 5 chủ đất sống trên đảo đã vài thế hệ nay. 3/4 dân số trên đảo định cư tạm thời, do vậy, họ phải thuê đất. Họ không có quyền sử dụng đất cho những mục đích khác như làm nhà vệ sinh hoặc đào xới. Nguồn nước ngọt được tìm thấy dưới đất thuộc về những chủ đất, những người này bơm nước lên và chứa trong những bể bê tông rồi bán lại. Mặc dù có máy phát điện do Chính phủ hỗ trợ, nhưng chỉ có 10% các hộ gia đình có đủ các vật liệu cần thiết để nối với mạng lưới điện, số còn lại dân phải mua điện với giá cao (8.000VND/kwh). Rác thải từ các hộ gia đình gần bãi biển được thải trực tiếp môi trường biển. Việc chôn, đốt rác rất ít.

Giáo dục và y tế: Có trường tiểu học và trung học cơ sở với 10 phòng và 15 lớp

học. Năm học 2008-2009 có 416 học sinh, trong đó tiểu học : 248 em, trung học cơ sở : 132 em. Theo các giáo viên, có khoảng 50% học sinh bỏ học ở lớp 8, lớp 9. 50% còn lại chuyển tới thị trấn An Thới để học cao hơn. Có 1 trạm y tế và 1 bác sỹ. Tuy nhiên các trang thiết bị không đủ, trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhân phải tới bệnh viện thị trấn An Thới hoặc bệnh viện ở thành phố Rạch Giá và Hồ Chí Minh để chữa trị.

+Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế tại Hòn Rỏi

Mạng lưới thông tin: Thiếu sự gắn kết giữa làng này với làng khác do không có trạm thông tin liên lạc và bưu điện. Ở khu vực này, mọi người không thể sử dụng điện thoại di động và không có điện thoại cố định. Trong những trường hợp cần thiết, họ chèo thuyền ra biển và sử dụng điện thoại di động trong vùng phủ sóng của đảo Hòn Thơm. Chỉ duy nhất có 3 hộ sử dụng radio và đây là cách duy nhất họ biết thông tin bên ngoài.

Cở sở hạ tầng và tài sản cố định: Không có đường bê tông trong làng, hầu hết các con đường đều nhỏ hẹp, vòng vèo dẫn lên đồi. Trong làng có 80% ngôi nhà tạm bợ được làm từ gỗ, dừa, vải bạt; Phần còn lại là nhà kiên cố được làm từ gạch và bê tông. Hầu hết người dân trên đảo sử dụng giếng khoan hoặc dùng nước mưa chứa trong lu. Từ tháng 3 đến tháng 4, nước ngọt luôn luôn thiếu hụt, họ mua nước ngọt từ Hòn Thơm. Trên đảo

không có điện, vào ban đêm họ sử dụng đèn dầu. Rác thải được thải trực tiếp ra môi trường biển.

Giáo dục và trang thiết bị y tế : Có 1 trường cấp một với 49 học sinh, 5 giáo viên

đến từ thị trấn An Thới hay các xã khác. Có tới 90% học sinh bỏ học khi hết lớp 4 hoặc lớp 5, còn lại 10% sẽ theo học tiếp cấp cao hơn ở Hòn Thơm và thị trấn An Thới. Vấn đề lớn ở đây là hiện tượng tái mù chữ, vì các học sinh chỉ học đến lớp 3 hay 4, nên dần dần họ không thể đọc hay viết. Cho tới bây giờ, không có chương trình hay dự án giáo dục cấp tiểu học được thực hiện ở Hòn Rỏi. Trên đảo cũng không có trung tâm y tế. Người dân mua thuốc và sử dụng thuốc khi họ bị ốm nhẹ, một số trường hợp khác vẫn sử dụng các loại thuốc truyền thống, nếu nghiêm trọng hơn họ sẽ tới bệnh viện An Thới.

+Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế tại Bãi Thơm

Cơ sở hạ tầng: Xã Bãi Thơm cách thị trấn Dương Đông khoảng 35 km, đường xá đi

lại rất khó khăn, chưa có đường nhựa, một số tuyến đường được phủ đất đỏ và đá, nhất là vào mùa mưa đường liên ấp đi lại rất khó khăn: Lầy lội, trơn trượt, có khi phải phải qua suối, qua rừng bị ngập lụt, gập ghềnh. Chưa có mạng lưới điện trung thế và hạ thế. Hiện nay chỉ có 3 ấp Bãi Thơm, Rạch Tràm, Đá Chồng có trụ sở bưu điện. Nước sinh hoạt vẫn lấy từ nguồn nước giếng đào, nhiều hộ sử dụng chung 1 giếng. Tình trạng sử dụng đèn dầu để thắp sáng và không có ti vi cập nhật thông tin, giải trí còn phổ biến ở nhiều hộ làng chài.

Giáo dục và trang thiết bị y tế: Có 1 trường trung học cơ sở, 5 trường tiểu học.

Năm học 2008-2009 có 639 học sinh, trong đó tiểu học: 382 em, trung học cơ sở : 257 em. Có 1 trạm và các tổ y tế với 1 bác sĩ và 7 y sĩ, việc khám chữa bệnh cho dân chưa được quan tâm đúng mức, chỉ khám và điều trị những bệnh thông thường.

+Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế tại Hàm Ninh

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sinh hoạt đời sống cộng đồng tương đối

tốt. Trung tâm xã cách thị trấn Dương Đông (là Trung tâm của đảo Phú Quốc) khoảng 13 km, giao thông đi lại từ trung tâm xã đến các ấp và các xã lân cận được thông suốt, có một số lộ được phủ nhựa, đổ đất đỏ. Mạng lưới điện trung thế, hạ thế và điện thoại liên lạc đảm bảo cho việc thông tin liên lạc và kinh doanh sản xuất. Nguồn nước sinh hoạt lấy

từ nguồn nước giếng khoan. Tiểu thủ công nghiệp có 4 cơ sở (2 cơ sở hàn tiện và 2 cơ sở sản xuất nước đá); vận tải có 14 phương tiện (thuỷ có 10 phương tiện, bộ có 4 phương tiện); Bưu điện có 4 điểm và có 318 điện thoại bàn; Dịch vụ du lịch có 4 nhà hàng, 8 cơ sở kinh doanh hàng mỹ nghệ; có 5 khách sạn và nhà nghỉ; Ngoài ra còn có 2 cảng biển du lịch, có 2 điểm tín dụng tài chính – ngân hàng. Ở một số cụm dân cư trong làng chài đường xá đi lại còn khó khăn, có nơi lối đi nhỏ hẹp và vòng vèo, nhà ở còn đang ở trong tình trạng thô sơ, nước dùng cho sinh hoạt vẫn còn tình trạng chia lại của người khác.

Giáo dục và trang thiết bị y tế: Có 1 điểm trường trung học cơ sở với 696 học sinh,

5 điểm trường tiểu học với 447 học sinh. Đội ngũ giáo viên đang công tác tại các trường là 60 người. Có 1 trạm và 3 tổ y tế với 1 bác sĩ và 7 y sĩ, chỉ khám và điều trị những bệnh thông thường, còn những bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên vấn đề khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thông qua các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh được tổ chức thực hiện tốt và người dân rất quan tâm.

Cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế của các xã Hàm Ninh, Bãi Thơm và Hòn Thơm chưa được đầu tư đúng mức, cơ sở vật chất còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu của người dân địa phương đặt ra, nhất là xã Hòn Thơm nên đời tinh thần của người dân còn thấp, cần phải được cải thiện.

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 31 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)