Người dân sống trong và xung quanh Khu BTB chủ yếu bằng nghề KTTS quy mô nhỏ, khai thác ven bờ, thiếu vốn chuyển đổi nghề, không có đất sản xuất. Kết quả điều tra 135 hộ với 610 nhân khẩu sống trong và xung quanh Khu BTB Phú Quốc có 446 người nằm trong độ tuổi lao động, trong đó: KTTS: 265 người ( chiếm 59,40% ), học sinh: 114 người (chiếm 25,56%), thương mại: 27 người (chiếm 6,05%), chăn nuôi: 3 người ( chiếm 0,67%), thất nghiệp: 37 người (chiếm 8,32%). Thu nhập bình quân 52 triệu đồng/hộ, trong đó khai thác thủy sản 46 triệu đồng ( chiếm 88,5%), còn lại từ các hoạt động khác. Trung bình, người dân đầu từ khoảng 25 triệu đồng cho 1 tàu thuyền KTTS có công suất từ 15 đến 20 cv, trong đó, vốn tự có: 20 triệu đồng, vay ngân hàng: 2 triệu đồng, vay ngoài: 3 triệu
đồng. Khi được hỏi về nhu cầu cải thiện sinh kế thì hầu hết các hộ dân KTTS đều mong muốn được hỗ trợ vốn và được đào tạo nghề mở rộng quy mô KTTS, chuyển sang làm các nghề nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, mua bán nhỏ, làm dịch vụ.
Kết quả tổng hợp 135 phiếu điều tra thông tin về quy mô, ngư trường của tàu thuyền KTTS trên địa bàn các xã Hòn Thơm, Hàm Ninh và Bãi Thơm cho chúng ta thấy hầu hết các tàu thuyền có công suất dưới 15 cv hoạt động cách bờ từ 0,1 – đến dưới 3 hải lý. Tàu thuyền nghề lưới kéo có công suất dưới 15 cv hoạt động cách bờ từ 1 đến 2 hải lý, từ 15 đến 24 cv hoạt động cách bờ từ 2 đến 3 hải lý; nghề lặn kết hợp với bao rạn hoạt động sát bờ.
Bảng 3.9. Tổng hợp nghề, số lượng theo công suất và ngư trường khai thác
TT Nghề Nhóm công suất (cv) Số lượng ( chiếc) Cách bờ đảo (km) Khai thác ghẹ Từ 0 - dưới 15 43 Từ 0,5 – dưới 3 1
Khai thác ghẹ Từ 15-24 34 Từ 3- 7
Bẫy ghẹ Từ 0 - dưới 15 2 Từ 0,2 – dưới 2 2
Bẫy ghẹ Từ 15-24 3 Từ 2-10
Câu mực Từ 0 - dưới 15 11 Từ 1- dưới 2 3
Câu mực Từ 15-24 2 Từ 2-3
Lưới cá Từ 0 - dưới 15 6 Từ 0,5- dưới 2 4 Lưới cá Từ 15-24 3 Từ 2 -10 Từ 0 - dưới 15 5 Từ 1- dưới 2 5 Bẫy bạch tuộc bằng vỏốc Từ 15-24 5 Từ 2 - 5 Từ 0 - dưới 15 12 Từ 0,1 –dưới 0,5 6 Lặn kết hợp với bao rạn Từ 15-24 5 Từ 0,5 – 3
Lưới kéo Từ 0 - dưới 15 1 Từ 1 – dưới 2 7
Do đặc điểm hoạt động đánh bắt của nghề lưới kéo và nghề lặn kết hợp với bao rạn không những chúng phá hủy môi trường hệ sinh thái san hô ( nghề lặn kết hợp với bao rạn) và hệ sinh thái cỏ biển (nghề lưới kéo) mà còn khai thác các loài thủy sản còn non trong Khu BTB Phú Quốc. Nghề lưới kéo, lưới ghẹ cũng thường xuyên khai thác được các loài động vật biển quý hiếm dugong, rùa biển. Ngoài ra các loài nghề bẫy bạch tuộc bằng vỏốc cũng khai thác khá nhiều bạch tuộc đang trong thời kỳ mang trứng, nghề lưới ghẹ cũng khai thác được ghẹ mang trứng, nghề bẫy ghẹ khai thác ghẹ có kích thước nhỏ bắt ghẹ có kích thước nhỏ hơn quy định.
3.1.3. Thực trạng hoạt động gây nguy cơ đe dọa nguồn lợi trong Khu BTB
Khi hỏi tại sao các hệ sinh thái san hô, thảm cỏ biển đang có xu hướng bị suy thoái và các loài động vật biển dugong, rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng. Đa số người dân đều cho rằng do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động KTTS; khai thác du lịch biểnnhư thả neo tàu không đúng quy định, du lịch bơi lặn, đứng trên rạn san hô, hái san hô làm quà lưu niệm; và nguy hại hơn là vấn nạn khai thác san hô vì mục đích thương mại vẫn còn xảy ra ngay trong Khu BTB.
Bảng 3.10. Tổng hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loài động vật biển quý hiếm.
Số ý kiến tán thành hoạt động sẽảnh hưởng đến nguồn lợi (ý kiến)
TT Tên hoạt động Rạn san hô Thảm cỏ biển Dugong Rùa biển Thủy sản khác
1 Khai thác san hô 135 135 135
2 KTTS bằng nghề lưới kéo 135 135
3 KTTS bằng lưới rùng 135 50 68 100
4 KTTS bằng nghề lặn 120 2 135
5 KTTS bằng nghề lặn kết hợp với lưới bao rạn
130 90
7 Neo đậu tàu du lịch 112 10
8 Lặn ngắm san hô 19
9 Đứng lên rạn san hô 25
10 Vứt các bao, bọc nillon 86 35 18 9
11 Chất thải từ sinh hoạt 8 6 15
12 Chất thải từ cảng cá 9 12
13 Chất thải từ các cơ sở sơ chế thủy sản
7 5
3.1.4. Thực trạng công tác quản lý KBTB Phú Quốc
- Về hệ thống văn bản pháp luật
Khu BTB Phú Quốc [6],[20] chưa được công nhận là Khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Nhưng dự thảo Quy hoạch hệ thống khu BTB Việt Nam đến năm 2020 [2] đã đề xuất Khu BTB Phú Quốc là Khu BTB Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Để đánh giá quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc, có thể so sánh phân loại, phân cấp quản lý, phân khu chức năng và quản lý các hoạt động được quy định tại Quy chế của UBND tỉnh so với quy định của Chính phủ.
Bảng 3.11. So sánh phân loại, phân cấp quản lý Khu BTB Phú Quốc với quy định của Chính phủ.
TT
Danh mục Loại khu
BTB Phân cấp quản lý
1
Quy chế quản lý các khu BTB theo Nghị định của Chính phủ
Khu bảo tồn loài, sinh cảnh
Ban quản lý Khu BTB là đơn vị trực thuộc Bộ NNPTNT hoặc UBND tỉnh
2
Quy chế quản lý của Khu BTB Phú Quốc theo Quyết định của UBND tỉnh Kiên Giang
Khu bảo tồn loài, sinh cảnh
Ban quản lý Khu BTB là đơn vị trực thuộc Sở NNPTNT
Về phân loại Khu BTB thì rất đúng với quy định của Chính phủ. Tuy nhiên về phân cấp quản lý chưa phù phù hợp. Nếu được Thủ tướng ra quyết định thành lập thì Khu BTB Phú Quốc sẽ do Bộ NNPTNT quản lý. Thực tế, UBND tỉnh ra quyết định thành lập thì BQL Khu BTB Phú Quốc là đơn vị phải trực thuộc UBND tỉnh quản lý [5], không phải là một đơn vị của Sở NNPTNT.
Bảng 3.12. So sánh sự khác nhau trong phân khu chức năng và quản lý các hoạt động Khu BTB Phú Quốc với quy định của Chính phủ.
TT Danh mục
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Phân khu phục hồi sinh thái Vành đai 1 Quy chế quản lý các khu BTB theo Nghị định của Chính phủ - Diện tích tối thiểu bằng 20% tổng diện tích Khu BTB. - Nghiêm cấm các hoạt động xây dựng các công trình phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển.
- Cấm nuôi trồng thủy sản
- Cấm khai thác nguồn lợi sinh vật và phi sinh vật; cấm xây dựng các công trình phục vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển. Có 2 Quy chế quản lý của Khu BTB Phú Quốc ện tích bằng 11% tổng diện tích Khu BTB; xây dựng dựng các công trình phụ vụ du lịch, nghề cá, giao thông vận tải, thông tin
- Cho phép người dân Phú Quốc nuôi cá bằng hình thức lồng bè, nuôi ghẹ, nuôi ốc Hương theo hướng dẫn của BQL Khu BTB. - Tạm thời cho phép khai thác
theo Quyết định của UBND Kiên Giang
liên lạc, khai khoáng, kể cả các công trình ngầm dưới đáy biển phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
thủy sản bằng nghề lưới ghẹ, câu cá, câu mực và khai thác thủy sản bằng bẫy vỏ ốc; Xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ du lịch và phục vụ dân sinh khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khu BTB Phú Quốc được phân thành 3 phân khu chức năng đúng theo quy định của Chính phủ. Tuy nhiên Khu BTB Phú Quốc không có vành đai bảo vệ.
- Tỷ lệ diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt/ tổng diện tích của Khu BTB Phú Quốc chỉ bằng gần nửa tỷ lệ diện tích tối thiểu so với quy định của Chính phủ.
- Các hoạt động xây dựng cơ bản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái quy định tại quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc là hoạt động có điều kiện khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính quy định này, UBND tỉnh đã có chủ trương giao cho doanh nghiệp lập dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và du lịch trên các hòn đảo nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái Khu BTB biển Phú Quốc.
- Tại phân khu phục hồi sinh thái, Chính phủ cấm nuôi trồng thủy sản, khai thác sinh vật và phi sinh vật biển, nhưng trong quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc lại tạm thời cho phép người dân nuôi một số loài, khai thác thủy sản bằng một số nghề.
Tóm lại: Quy chế quản lý Khu BTB Phú Quốc có một số điểm chưa đúng với quy
định của Chính phủ về diện tích phân khu bảo bệ nghiêm ngặt; không có vành đai bảo vệ;
xây dựng cơ bản tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái; nuôi và
khai thác thủy sản tại phân khu phục hồi sinh thái.
-Về đội ngũ thực thi công tác quản lý
BQL Khu BTB Phú Quốc được thành lập tại theo Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 15/02/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang [16]. BQL Khu BTB gồm ban
giám đốc ( 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), phòng tổ chức hành chính, phòng nghiệp vụ, phòng bảo vệ đa dạng sinh học và du lịch biển, đội tuần tra.
+ Về nhân lực: Về trình độ chuyên môn của nhân sự của Ban giám đốc của BQL Khu BTB tương đối thích hợp với nhiệm vụ được phân công. Ngoài Ban giám đốc, BQL còn có 3 phòng nghiệp vụ chuyên môn và đội tuần tra. Nhân lực của BQL Khu BTB [5] ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Thống kê nhân lực của BQL Khu BTB Phú Quốc
TT Họ và tên Bằng cấp chuyên môn Đã qua các lớp tập huấn Nhiệm vụ 1 Nguyễn Hồng Cường KS. Khai thác thủy sản Xây dựng kế hoạch quản lý khu BTB Lãnh đạo, điều hành các hoạt động quản lý của BQL Khu BTB. Phụ trách công tác tổ chức, tàu tuần tra, xây dựng cơ bản
2 Lê Văn Tính KS. Khai
thác thủy sản Xây dựng kế hoạch quản lý khu BTB; Đánh giá dự án phát triển Kiêm phó giám đốc, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng kế hoạch quản lý, đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình quản lý có sự tham gia cho BQL Khu BTB
3 Hồ Văn Chiến KS. nuôi nuôi
trồng thủy sản Kỹ năng tiếp cận cộng đồng trong công tác truyền thông Phó giám đốc phụ trách về phát triển cộng đồng, truyền thông nâng cao nhận thức
4 Nguyễn Linh Ngọc Trung cấp nuôi trồng thủy sản Xây dựng kế hoạch quản lý khu BTB, lặn biển, giám sát đa dạng sinh học biển; Kỹ năng tiếp cận cộng đồng trong công tác truyền thông
Thủ quỹ kiêm làm công tác truyền thông nâng cao nhận thức.
5 Nguyễn Văn Thuấn Trung cấp chế biến thủy sản, thuyền trưởng tàu cá hạng 4 Thực thi pháp luật , lặn biển, giám sát đa dạng sinh học biển
Thuyền trưởng, tuần tra, phụ trách phòng tổ chức
6 Lý Vành Tha KS. Nuôi trồng thủy sản
Chưa tham gia Tuần tra
7 Hồ Văn Cảm Cử nhân tài
chính kế toán
Chưa tham gia Kế toán
8 Nguyễn Thị Phượng KS. Nuôi trồng thủy sản
Chưa tham gia Cán bộ phụ trách phát triển cộng đồng
BTB là một lĩnh vực rất mới mẽ và phức tạp, đòi hỏi những người tham gia làm công tác quản lý phải am hiểu về pháp luật, chính sách có liên quan đến BTB và các kỹ
năng khác như tuyên truyền nâng cao nhận thức, phát triển cộng đồng, giám sát đa dạng sinh học...Ngoài ban giám đốc, chỉ có 5 cán bộ phụ trách, trong đó có 3 cán bộ được tập huấn chuyên môn, 2 cán bộ chưa được tham gia bất cứ lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý Khu BTB. Như vậy nhân lực quản lý Khu BTB vẫn còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và thiếu về số lượng cán bộ so với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
+ Mạng lưới quản lý: Trong thời gian qua, BQL Khu BTB Phú Quốc đã hình thành mạng lưới quản lý thông qua công tác phối hợp với các bên liên quan và cộng đồng.
Bảng 3.14. Thống kê các đơn vị, tổ chức phối hợp với BQL Khu BTB Phú Quốc
TT Tên đơn vi Nhiệm vụ
1 Hợp phần
SK&TXQKBTB
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, công tác truyền thông nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho ngư dân. 2 Liên minh đất ngập nước Bảo tồn đất ngập nước thông qua xây dựng năng lực
quản lý của địa phương nhằm cải thiện sinh kế, an ninh lương thực cho người dân nghèo sống ven vùng đất ngập nước hệ sinh thái cỏ biển.
3 Bộ đội Biên phòng Phú Quốc
Tuần tra và thực thi pháp luật
4 BQL công trình công cộng Phú Quốc
Thu gom và vận chuyển rác xã Hòn Thơm
5 Viện Hải dương học Điều tra, đánh giá môi trường và đa dạng sinh học trong Khu BTB Phú Quốc.
6 Chính quyền và đoàn thể xã Hòn Thơm
Tuần tra, kiểm soát, xử lý các hoạt động ở trong Khu BTB ( ở phía Nam).
Công tác phối hợp của BQL Khu BTB Phú Quốc với các bên liên quan tương đối tốt, đặc biệt là phối hợp với các tổ chức quốc tế để nhận được sự hỗ trợ tài chính; Bộ đội Biên phòng để thực thi pháp luật. Tuy nhiên, BQL Khu BTB chưa có phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – là đơn vị chuyên trách tuần tra, kiểm soát,
ngăn chặn và xử lý các hành vi vị phạm KT&BVNLTS; và chưa phối hợp với chính quyền và đoàn thể xã Hàm Ninh, Bãi Thơm để quản lý Khu BTB ( phía Đông và Đông Bắc đảo Phú Quốc). Đây chính là hạn chế của BQL Khu BTB trong công tác phối hợp với các bên liên quan. Chính vì vậy, BQL Khu BTB chưa huy động tốt nguồn nhân lực để hỗ trợ cho công tác thực thi pháp luật và phát triển cộng đồng tham gia quản lý Khu BTB.
+ Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức: Kết quả nghiên cứu [1], [4, [12] chỉ ra rằng, từ khi thành lập Khu BTB Phú Quốc cho đến nay chỉ có tổ chức 1 khóa tập huấn về cơ bản kỹ năng truyền thông bảo vệ tài nguyên và môi trường biển với 25 học viên tham dự đến từ Sở NNPTNT, BQL Khu BTB Phú Quốc, 2 tổ tình nguyện viên truyền thông của 2 xã Hàm Ninh, Bãi Thơm huyện Phú Quốc. Mặc dù được tập huấn nhưng hầu hết các học viên còn hạn chế sự hiểu biết về tài nguyên và môi trường biển, thiếu tự tin nên chất lượng chuyển tải thông điệp đến người dân chưa đạt yêu cầu. Đã tổ chức 15 cuộc truyền thông miệng với hơn 1.500 lượt tham dự. Lắp đặt 10 pa nô tuyên truyền về BTB tại các nơi công cộng. Phát hành hơn 3.000 tờ rơi các loại về bảo tồn thảm cỏ biển, rạn san hô, dugong, rùa biển. Đối tượng truyền thông chủ yếu là cán bộ, doanh nghiệp dịch vụ du lịch, ngư dân, học sinh. Tài liệu truyền thông chủ yếu là các văn bản pháp quy của Nhà nước, các tờ rơi, lắp đặt các pa nô nói về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phương pháp truyền thông chủ yếu là truyền miệng, thi vẽ tranh, ảnh. Tổ chức truyền thông chưa được thường xuyên, chưa phối hợp tốt với tổ nhân dân tự quản, hội nông, hội phụ nữ để lồng ghép truyền thông BTB vào nội dung sinh hoạt lệ của tổ, đoàn, hội.