Đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô trong Khu BTB Phú Quốc

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 27 - 28)

Phía Nam của Khu BTB [8] có tính đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô như sau: Rạn san hô là một trong những quần cư quan trọng ở vùng nước nông ven bờ của quần đảo Phú Quốc. Các rạn san hô phân bố chủ yếu xung quanh các đảo thuộc cụm đảo

phía Nam quần đảo An Thới. Địa hình đáy và điều kiện môi trường chi phối nên rạn san hô phân bố vùng ven các đảo chủ yếu thuộc vào kiểu dạng rạn riềm không điển hình (non- fringing reefs) chiều rộng tương đối hẹp nơi rộng nhất khoảng 30 – 150m ở độ sâu tối đa 12m và san hô phát triển chủ yếu trên nền đá tảng.

Khu hệ san hô tạo rạn trong Khu BTB Phú Quốc lên đến 252 loài thuộc 49 giống và 14 họ. Các kết quả cho thấy có 18 giống san hô ưu thế thường gặp ở Khu BTB Phú Quốc, các giống Porites, Acropora, Montipora, Pavona, Echinopora, Diploastrea được ghi nhận là khá phổ biến và thường thấy xuất hiện.

Đã ghi nhận được 152 loài thuộc 71 giống và 31 họ cá rạn san hô tại Khu BTB Phú Quốc. Các họ cá có số lượng loài phong phú bao gồm cá Thia Pomacentridae: 30 loài, tiếp đến là họ cá Bàng Chài Labridae: 21 loài, họ cá Mú Serranidae: 13 loài, họ cá Mó Scaridae: 11 loài, họ cá Sơn Apogonidae: 9 loài, họ cá Dìa Siganidae và họ cá Đổng Nemipteridae mỗi họ có 8 loài, họ cá Hồng Lutjanidae: 7 loài, họ cá Miền Caesionidae: 6 loài và một số họ cá khác mỗi họ ghi nhận được không quá 4 loài.

Đã xác định được 47 loài và 1 loài chưa xác định được tên của ngành thân mềm (Molluscs) thuộc 3 lớp: lớp Chân bụng Gastropoda có 25 loài, chiếm hơn một nữa tổng số loài ghi nhận được; lớp Song Kinh Polyplacophora có 1 loài và lớp Hai mảnh vỏ Bivalvia có 22 loài.

Thành phần loài quần xã Ngành động vật Da gai tại vùng rạn san hô Phú Quốc bước đầu đã xác định được 25 loài thuộc 3 lớp.

Rong biển sống trên các rạn san hô ở quần đảo Phú Quốc rất nghèo nàn. Xác định được 53 loài rong biển kích thước lớn sống trong rạn san hô, thuộc 32 Chi và 4 ngành. Ngành Rong Lam (Cyanophyta) có 6 loài, ngành Rong Lục (Chlorophyta) có 10 loài, ngành Rong Nâu (Phaeophyta) có 9 loài và ngành Rong Đỏ (Rhodophyta) chiếm số lượng nhiều nhất với 28 loài.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014 (Trang 27 - 28)