3.3.1. Dân số tăng
Mức độ dân số tăng nhiều làm gia tăng cƣờng độ khai thác thủy sản để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng, đã ảnh hƣởng nhiều đến sự giảm sút sản lƣợng thủy sản tự nhiên.
Tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam hiện nay còn khá cao. Khi dân số tăng nhanh, nhu cầu để đáp ứng cho cuộc sống của con ngƣời cũng tăng. Một phần không thể thiếu là nhu cầu về thực phẩm để đảm bảo ít nhất là sự tồn tại của con ngƣời. Trong khi đó nuôi trồng thủy sản không đủ đáp ứng kịp nên nguồn lợi hải sản đang phải chịu một áp lực khai thác rất lớn.
Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của phƣờng Thọ Quang là 1,23%. Tuy đây không phải là một con số cao nhƣng dù sao việc dân số tăng cũng làm điều kiện sống trở nên ngày càng khó khăn hơn, nhất là đối với ngƣời dân vùng ven biển, khi
cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào nghề khai thác. Theo thống kê của phƣờng Thọ Quang thì số hộ nghèo của phƣờng tính đến cuối năm 2010 là 423 hộ. Trong đó phần lớn là các hộ khai thác hải sản ven biển. Tỉ lệ sinh con thứ ba năm 2010 của phƣờng là 23 hộ thì hơn nửa trong số đó cũng là các hộ tham gia khai thác hải sản. Việc đảm bảo đời sống cho những ngƣời hộ ngƣ dân này là rất khó khăn, đó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hƣởng tới nguồn lợi hải sản.
Hơn nữa Đà Nẵng lại là một thành phố du lịch nên lƣợng khách du lịch tới đây rất lớn, nhất là vào mùa hè, vì vậy nhu cầu hải sản lại càng tăng. Đó cũng là một nguyên nhân thúc đẩy cƣờng độ khai thác hải sản của phƣờng Thọ Quang.
3.3.2. Khai thác quá mức, không hợp lý
Ở phƣờng Thọ Quang các hình thức khai thác mang tính chất hủy diệt chiếm phần lớn trong các nghề khai thác, nhƣ: giã cào, lƣới rê, lƣới cƣớc, lƣới quét… Đặc biệt có tới hơn 50% các tàu khai thác ở đây là tàu có công suất <20cv và thúng máy, tình trạng sử dụng lƣới có kích thƣớc mắc lƣới nhỏ hơn quy định để khai thác thuỷ sản còn khá phổ biến đã tạo một áp lực không nhỏ lên nguồn lợi ven bờ. Kích cỡ của nhiều loài cá, tôm khai thác nhỏ hơn quy định nhiều lần.
Hiện nay ở vùng biển này việc khai thác hải sản trong mùa sinh sản của các loài thủy sản cũng đang diễn ra khá phổ biến. Đây chính là nguyên nhân đã làm suy giảm đàn cá, tôm bố mẹ ngoài tự nhiên để tái sản xuất bầy đàn. Hầu nhƣ các hoạt động khai thác hải sản diễn ra quanh năm. Hoạt động khai thác ven bờ của loại tàu lƣới kéo đã tàn phá nền đáy, nơi sinh tụ của rất nhiều loài sinh vật làm thức ăn cho cá.
3.3.3. Môi trƣờng ô nhiễm
Ô nhiễm do nƣớc từ các hoạt động ven bờ cũng làm ảnh hƣởng tới đời sống các sinh vật biển. Biển Đà Nẵng đang bị đe dọa nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, trong đó có bốn nguyên nhân chính: ô nhiễm bởi các con sông, dòng chảy (tập trung ở các sông Phú Lộc, Cu Đê), ô nhiễm bởi các hộp cống lớn (tuyến biển của Đà Nẵng có khoảng 19 - 21 cống nhƣ vậy) là những nơi tập trung các nguồn nƣớc nhiễm bẩn của thành phố để xử lý, trƣớc khi đổ ra biển, sự ô nhiễm có xu hƣớng tăng nhanh của Âu thuyền Thọ Quang (phía bờ Đông sông Hàn), các sự cố tràn dầu bất thƣờng trên biển Đà Nẵng. Hiện nay khu vực Âu thuyền Thọ Quang đang bị ô nhiễm do nƣớc thải từ hoạt động của khu công nghiệp chế biến thủy - hải sản. Môi trƣờng bị ô nhiễm không chỉ ảnh hƣởng đến ngƣời dân mà còn làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống của các loài tôm, cá… Nhiều loài cá chết ở vịnh Mân Quang và khu vực sông Cầu Trắng của thành phố Đà Nẵng xảy ra hiện tƣợng cá chết hàng loạt gây ảnh hƣởng tới cuộc sống của ngƣ dân ven biển.
3.3.4. Các chính sách quản lý, tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản chƣa đạt hiệu quả hiệu quả
Phƣờng Thọ Quang đã tổ chức tuyên truyền vận động bà con ngƣ dân chấp hành chủ trƣơng chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ bị cấm sang nghề không bị cấm đối với các phƣơng tiện dƣới 20CV, với nhiều hình thức: tập huấn, tọa đàm, phổ biến kiến thức nghề khai thác mới, thông qua hệ thống đài truyền thanh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngƣời dân.
Tuy nhiên cho đến nay, các hoạt động chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao. Các hình thức tập huấn không thu hút đƣợc nhiều ngƣ dân tham gia. Việc chuyển đổi nghề khai thác còn gặp nhiều khó khăn vì nếu muốn chuyển nghề ngƣ dân sẽ phải sắm các phƣơng tiện mới mà nguồn vốn vẫn tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn tự có của bản thân từng gia đình, trong khi đó cuộc sống của ngƣ dân ở đây còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ít nên việc chuyển đổi nghề sang nghề khai thác khác không có hiệu quả. Hơn nữa, các hình thức khai thác mà chính quyền địa phƣơng đƣa ra nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản mang tính khai thác chọn lọc, khai thác những
loài có kích thƣớc phù hợp với quy định của bộ thủy sản, song với ngƣời dân thì việc này sẽ làm giảm sản lƣợng khai thác của họ nên họ không muốn chuyển đổi. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ vốn cho ngƣ dân nâng cấp tàu thuyền cũng chƣa mang lại hiệu quả. Do nguồn vốn ít nên chỉ hỗ trợ đƣợc cho một số tàu, còn lại do ngƣ dân tự huy động vốn nên ít tàu đƣợc nâng cấp. Bên cạnh đó, các tàu đƣợc nâng cấp cũng gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng, thời tiết bất lợi…
3.3.5. Ý thức và hiểu biết về khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ngƣ dân còn thấp
Nhận thức của ngƣ dân phƣờng Thọ Quang về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn thấp. Theo kết quả điều tra thì hơn 42% ngƣời dân ở đây không biết các thông tin về việc cấm khai thác của một số loài hải sản trong mùa sinh sản, 56% biết nhƣng vẫn khai thác, chỉ có 2% là thực hiện và khuyến khích những ngƣời khác.
Không chỉ khai thác không hợp lý, ngƣời dân còn tận dụng tối đa các sản phẩm khai thác. Do ngƣời dân sử dụng các lƣới khai thác có mắt lƣới nhỏ nên các đối tƣợng khai thác gồm cả các loài rất nhỏ, chƣa đạt kích cỡ khai thác cho phép. Các đối tƣợng đƣợc tận dụng làm mắm.
Có thể thấy các hiểu biết về khai thác hợp lý cũng nhƣ các ý thức về khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản của ngƣời dân còn quá thấp. Đây chính là nguyên nhân làm nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng.
Từ thông tin thu thập đƣợc từ các nghề, có tới hơn 30% ngƣ dân cho biết họ không biết các hình thức khai thác của họ là các hình thức mang tính chất hủy diệt, 70% số còn lại biết nhƣng vẫn khai thác vì đây là nghề chính của họ.
3.3.6. Ngƣ trƣờng bị thu hẹp
Hiện nay ngƣ trƣờng đang ngày càng bị thu hẹp do số lƣợng tàu thuyền lớn. Theo điều tra cán bộ phƣờng Thọ Quang, hiện nay có rất nhiều tàu từ Quảng Nam ra khai thác tại vùng biển này. Hơn nữa hiện nay vấn đề tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa giữa nƣớc ta và Trung Quốc nên ngƣ trƣờng khai thác của ngƣ dân vùng biển Đà Nẵng bị tàu cá Trung Quốc tranh giành. Ngƣ dân cho biết
nhiều tàu Trung Quốc tràn sang vùng biển nƣớc ta đánh bắt hải sản, xua đuổi tàu ngƣ dân đi sang nơi khác.
Hiện nay do các hoạt động du lịch và nuôi trồng thủy sản ở đây đang có xu hƣớng tăng cũng là nguyên nhân thu hẹp ngƣ trƣờng khai thác của ngƣ dân.
3.4. Các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của chính quyền địa phƣơng và các hạn chế trong chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản của phƣờng phƣơng và các hạn chế trong chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản của phƣờng 3.4.1. Các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của chính quyền địa phƣơng
Chuyển đổi nghề khai thác ven bờ cho ngƣ dân ven biển có phƣơng tiện khai thác dƣới 20CV. Hỗ trợ vay vốn ƣu đãi để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ngƣ dân chuyển đổi, nâng cấp, cải hoán phƣơng tiện để khai thác ở vùng xa bờ, giảm áp lực cho nguồn lợi ven bờ.
Thực hiện công tác đăng kiểm, giấy phép khai thác đƣợc thông báo đến từng chủ phƣơng tiện, thông báo liên tục trên đài truyền thanh của địa phƣơng, đồng thời cử cán bộ đến từng nhà vận động và trợ giúp ngƣời dân trong công tác đăng ký giấy phép khai thác. Cấp giấy phép cho các tàu khai thác.
Tiếp tục thành lập thêm 3 tổ khai thác thủy sản để ngƣ dân giúp đỡ nhau trong khai thác.
Phối hợp với Hội nông dân tăng cƣờng công tác quản lý hoạt động nghề cá trên địa bàn. Thông qua nhiều hình thức hoạt động nhằm tạo không khí thi đua phấn khởi và động viên bà con ngƣ dân hăng hái tham gia lao động sản xuất.
Chuyển đổi ngành nghề cho ngƣ dân nhằm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi ven bờ. Tạo công ăn việc làm cho phụ nữ để kiếm thêm thu nhập nâng cao cuộc sống gia đình.
Tổ chức các đợt tập huấn về các nghề khai thác mới cho ngƣ dân. Đối với các hộ nuôi trồng đƣợc chuyển gia kỹ thuật, hỗ trợ về giống. Tổ chức các lớp tập huấn lái tàu cho ngƣ dân.
3.4.2. Hạn chế trong chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Việc đầu tƣ cải hoán nâng cấp, chuyển đổi nghề còn hạn chế do năng lực và nguồn vốn yếu, thiếu mạnh dạn. Bên cạnh đó các hỗ trợ về vốn chƣa đƣợc kiểm soát nên chƣa đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tƣợng.
2. Nhiều tổ khai thác còn hoạt động chƣa hiệu quả. Một số tổ thành lập và chỉ hoạt động một thời gian thì tan rã do không có hiệu quả. Chính quyền không nắm rõ các thông tin về các tổ khai thác để kịp thời có các biện pháp quản lý và giúp đỡ các tổ trong quá trình hoạt động.
3. Việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho các ngƣ hộ còn gặp nhiều khó khăn do tay nghề không có, nhiều lao động biển tuổi đời tƣơng đối cao, nên gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động vào các doanh nghiệp.
4. Việc chuyển đổi ngành nghề khai thác cho lao động khai thác hải sản của phƣờng gặp khá nhiều khó khăn do trình độ dân trí của lao động đi biển thấp nên rất khó khăn khi tiếp cận nghề mới cũng nhƣ các ứng dụng công nghệ khoa học mới nên thƣờng lúng túng trong chuyển đổi nghề. Nhiều họ sau khi chuyển đổi nghề một thời gian không có hiệu quả nên đã chuyển về làm nghề cũ.
5. Công tác đăng ký, đăng kiểm của các tàu cũng chƣa tốt, năm 2011 phƣờng có tới 472 tàu hoạt động khai thác hải sản trên biển nhƣng chỉ có 224 tàu đăng ký, các tàu gia hạn đăng ký thì thƣờng xuyên bị trễ hạn, việc xử lý các tàu khai thác vi phạm chƣa hiệu quả.. Đây là một khó khăn lớn cho công tác quản lý các tàu khai thác hải sản trong khi vùng biển Đà Nẵng còn có rất nhiều tàu thuyền khai thác của các địa phƣơng khác tới khai thác.
6. Các công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở địa phƣơng chƣa đạt hiệu quả. Các quy định về khai thác hải sản chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi xuống cho ngƣời dân. Hơn nữa do tính chất nghề biển thƣờng xuyên đi biển nên các hình thức tuyên truyền qua hệ thống thông tin loa phát thanh của phƣờng chƣa có hiệu quả.
7. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đang làm ảnh hƣởng rất nhiều đến các hoạt động nuôi trồng và khai thác hải sản của phƣờng. Nhất là vùng âu thuyền
Thọ Quang, nƣớc thải từ khu chế biến thủy sản và chợ đầu mối đã làm ảnh hƣởng rất nhiều đến cuộc sống của ngƣời dân xung quanh và ảnh hƣởng tới nguồn lợi ven bờ vùng này, làm nhiều loài tôm cá chết.
8. Các lớp tập huấn chƣa mang lại hiệu quả cao và đối tƣợng tham gia còn hạn chế. Hơn nữa khả năng áp dụng vào thực tế của ngƣời dân chƣa có.
9. Ý thức thực hiện của ngƣ dân trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển còn kém.
3.4.3. Một số biện pháp góp phần khai thác hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ lợi thủy sản vùng ven bờ
Để góp phần quản lý một cách hiệu quả nghề KTTS và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ cần có các biện pháp quản lý và kỹ thuật cụ thể dựa trên tình hình phát triển nghề khai thác thủy sản phƣờng Thọ Quang. Trong đó có sự kết hợp giữa các bên liên quan, bao gồm: Cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và ngƣời dân. Dựa trên những kết quả nghiên cứu trên tôi xin đề xuất một số biện pháp nhƣ sau:
3.4.3.1. Quản lý
Đối với cơ quan quản lý Trƣớc mắt
Tổ chức thực hiện việc đăng ký, đăng kiểm tàu cá và cấp giấy phép khai thác thuỷ sản đối với tàu cá công suất nhỏ tại địa phƣơng. Tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản, đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý những vi phạm trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản.
Thúc đẩy các tổ khai thác hoạt động hiệu quả. Thành lập thêm các tổ sản xuất để giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro và phân công tuần tra bảo vệ ngƣ trƣờng. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi cho ngƣ dân thông qua các lớp tập huấn, chƣơng trình văn hóa, văn nghệ, các buổi sinh hoạt các tổ.
Quy định cụ thể vùng đƣợc phép khai thác thủy sản đối với từng loại tàu cá, phụ thuộc vào công suất máy chính của tàu. Quản lý chặt các tàu khai thác nhỏ khai thác vùng ven bờ.
Có các chính sách hỗ trợ vốn, cho vay ƣu đãi cho ngƣ dân để đầu tƣ vào các phƣơng tiện sản xuất cũng nhƣ chi phí đi biển. Đối với tàu khai thác ven bờ kém hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cho lao động.
Phát triển các đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, hỗ trợ công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng giá trị sản phẩm.
Lâu dài
Tăng cƣờng phổ cập kiến thức về bảo vệ môi trƣờng và nguồn lợi thuỷ sản. Để có hiệu quả tốt các hoạt động cần theo một chƣơng trình đồng bộ thống nhất, bằng các hình thức phổ biến sinh động, tuyên truyền sâu rộng thƣờng xuyên kể cả trong hệ thống giáo dục. Nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản tạo ra một nếp sống văn hoá thân thiện với môi trƣờng vùng ven biển.
Phát triển hợp lý nuôi trồng thủy sản để giảm áp lực lên KTTS. Quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản, khu vực phát triển du lịch và khu vực khai thác hải sản để quản lý dễ dàng và tránh gây xung đột giữa các ngành nghề.
Cơ cấu lại các nghề khai thác theo hƣớng chọn lọc và phù hợp với sức tải của nguồn lợi. Phát triển các tàu thuyền khai thác xa bờ trên cơ sở khuyến khích các nghề tiến bộ, hạn chế các nghề có tính hủy diệt.
Quản lý việc xả thải nƣớc của các cơ sở chế biến thủy sản của khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang cũng nhƣ các hoạt động có xả thải ra môi trƣờng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trƣờng biển.
Đối với doanh nghiệp Trƣớc mắt
Quản lý tốt chất lƣợng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm để nâng cao
giá trị sản phẩm cũng nhƣ dễ dàng tiếp cận với các thị trƣờng lớn, tạo đầu