Các chính sách quản lý, tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ phường thọ quang, quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 46)

hiệu quả

Phƣờng Thọ Quang đã tổ chức tuyên truyền vận động bà con ngƣ dân chấp hành chủ trƣơng chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ bị cấm sang nghề không bị cấm đối với các phƣơng tiện dƣới 20CV, với nhiều hình thức: tập huấn, tọa đàm, phổ biến kiến thức nghề khai thác mới, thông qua hệ thống đài truyền thanh tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngƣời dân.

Tuy nhiên cho đến nay, các hoạt động chƣa thực sự mang lại hiệu quả cao. Các hình thức tập huấn không thu hút đƣợc nhiều ngƣ dân tham gia. Việc chuyển đổi nghề khai thác còn gặp nhiều khó khăn vì nếu muốn chuyển nghề ngƣ dân sẽ phải sắm các phƣơng tiện mới mà nguồn vốn vẫn tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn tự có của bản thân từng gia đình, trong khi đó cuộc sống của ngƣ dân ở đây còn nhiều khó khăn, nguồn vốn ít nên việc chuyển đổi nghề sang nghề khai thác khác không có hiệu quả. Hơn nữa, các hình thức khai thác mà chính quyền địa phƣơng đƣa ra nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản mang tính khai thác chọn lọc, khai thác những

loài có kích thƣớc phù hợp với quy định của bộ thủy sản, song với ngƣời dân thì việc này sẽ làm giảm sản lƣợng khai thác của họ nên họ không muốn chuyển đổi. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ vốn cho ngƣ dân nâng cấp tàu thuyền cũng chƣa mang lại hiệu quả. Do nguồn vốn ít nên chỉ hỗ trợ đƣợc cho một số tàu, còn lại do ngƣ dân tự huy động vốn nên ít tàu đƣợc nâng cấp. Bên cạnh đó, các tàu đƣợc nâng cấp cũng gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng, thời tiết bất lợi…

3.3.5. Ý thức và hiểu biết về khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của ngƣ dân còn thấp

Nhận thức của ngƣ dân phƣờng Thọ Quang về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn thấp. Theo kết quả điều tra thì hơn 42% ngƣời dân ở đây không biết các thông tin về việc cấm khai thác của một số loài hải sản trong mùa sinh sản, 56% biết nhƣng vẫn khai thác, chỉ có 2% là thực hiện và khuyến khích những ngƣời khác.

Không chỉ khai thác không hợp lý, ngƣời dân còn tận dụng tối đa các sản phẩm khai thác. Do ngƣời dân sử dụng các lƣới khai thác có mắt lƣới nhỏ nên các đối tƣợng khai thác gồm cả các loài rất nhỏ, chƣa đạt kích cỡ khai thác cho phép. Các đối tƣợng đƣợc tận dụng làm mắm.

Có thể thấy các hiểu biết về khai thác hợp lý cũng nhƣ các ý thức về khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản của ngƣời dân còn quá thấp. Đây chính là nguyên nhân làm nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng.

Từ thông tin thu thập đƣợc từ các nghề, có tới hơn 30% ngƣ dân cho biết họ không biết các hình thức khai thác của họ là các hình thức mang tính chất hủy diệt, 70% số còn lại biết nhƣng vẫn khai thác vì đây là nghề chính của họ.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ phường thọ quang, quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 45 - 46)