Lao động tham gia KTTS vùng ven bờ phƣờng Thọ Quang

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ phường thọ quang, quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)

Số lao động chính tham gia khai thác hải sản trong mỗi hộ gia đình phƣờng Thọ Quang là từ 1 - 3 ngƣời và thƣờng là nam giới, tuổi từ 15 - 60. Qua bảng số liệu có thể thấy số lao động tham gia nghề giã cào chiếm tỉ lệ cao nhất 20,37%, tiếp đó là lƣới cƣớc và lờ mực. Theo ngƣ dân cho biết, số lao động trên mỗi tàu lƣới cƣớc có công suất 20 - 50CV thƣờng là 5 - 7 ngƣời. Mỗi tàu giã cào thƣờng chỉ cần từ 2 - 4 lao động nhƣng đây là nghề chính của nhiều hộ gia đình nên số lƣợng lao động tham gia nghề này khá nhiều. Với các tàu lờ mực có công suất 50 - 90CV, mỗi tàu thƣờng có từ 7 - 10 lao động. Một số thuyền lớn nghề vây và lƣới rê xa bờ, câu cũng thu hút khá nhiều lao động.

Các nghề mành, xúc ruốc thì chỉ chiếm một phần nhỏ lao động. Theo điều tra thì tỉ lệ lao động tham gia khai thác các nghề này chỉ xấp xỉ 5%. Thƣờng mỗi tàu lƣới mành, xúc ruốc chỉ cần 2 - 3 lao động và thƣờng là lao động trong cùng gia đình. Nghề cản khơi là nghề có tỉ lệ lao động ít nhất do phƣờng chƣa phát triển nghề cản khơi, ít tàu công suất lớn nên tỉ lệ lao động chỉ chiếm 3,09%. Tuy nhiên nếu phƣờng Thọ Quang đầu tƣ phát triển nghề khai thác xa bờ thì đây lại là nghề có thể thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động. Theo ngƣ dân thì mỗi tàu cản khơi thƣờng cần hơn 20 lao động.

Bảng 3.1 Lao động tham gia khai thác hải sản theo nghề

Nghề Số hộ điều tra Số lao động Tỉ lệ phần trăm (%)

Giã cào 17 33 20,37 Lƣới cƣớc 18 32 19,75 Cản khơi 3 5 3,09 Vây 8 16 9,88 Lờ mực 13 19 11,73 Lƣới rê 10 15 9,26 Lƣới quét 6 11 6,79 Câu 12 16 9,88 Xúc ruốc 5 8 4,94 Khác 3 7 4,32 Tổng 95 162 100

Theo cán bộ thủy sản, hiện nay phƣờng đang có chính sách khuyến khích ngƣ dân chuyển đổi các nghề giã cào, xúc ruốc, mành sang nghề khác vì các nghề này thƣờng hoạt động khá thƣờng xuyên trên vùng biển ven bờ, kể cả vào mùa sinh sản của một số loài, với kích thƣớc mắt lƣới nhỏ đã làm nguồn lợi suy giảm. Trong khi đó do hoạt động ven bờ với tàu công suất bé nên các nghề này cũng không thu hút đƣợc nhiều lao động. Thƣờng mỗi thúng máy hoặc tàu nhỏ khai thác ven bờ chỉ cần đến 2 - 3 lao động, sản lƣợng khai thác thấp nên đời sống ngƣ dân gặp nhiều khó khăn.

Trình độ dân trí lao động KTHS:

Hình 3.6: Trình độ dân trí lao động KTTS phƣờng Thọ Quang.

Trình độ dân trí của ngƣ dân KTTS ở phƣờng Thọ Quang tƣơng đối thấp. Qua điều tra ngƣ dân nhận thấy phần lớn lao động tham gia khai thác hải sản chỉ mới học tới tiểu học và trung học. Bên cạnh đó có tới gần 16% lao động không biết chữ, trong khi lao số lao động học tới lao động phổ thông chỉ chiếm chƣa tới 10%. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho ngƣ dân trong việc tiếp thu kỹ thuật mới, nhất là kỹ thuật khai thác xa bờ cũng nhƣ trong chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Ngƣời dân hoạt động khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Chỉ có 8,5% lao động đƣợc đào tạo qua lớp lái tàu và tham gia các lớp tập huấn chuyển đổi nghề.

Một phần của tài liệu hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ phường thọ quang, quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 30 - 32)